Công chúng

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 34)

5. Kết cấu luận văn

1.2.3.Công chúng

Công chúng là khái niệm dùng để chỉ đối tƣợng tác động của truyền thông đại chúng. Họ là độc giả, khán giả hay thính giả của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Nhƣ vậy, công chúng chính là đối tƣợng tiếp nhận.

- Họ thuộc mọi tầng lớp xã hội, bất kể địa vị, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn v.v.. Vì thế, họ có đặc trƣng dị biệt với nhau.

- Nói đến công chúng của truyền thông đại chúng là nói đến cá nhân nặc danh. Khi hƣớng đến đại chúng, chúng ta không thể biết cụ thể ai là ai, cũng có nghĩa là truyền thông đại chúng có thể đến với bất cứ ai, chứ không riêng một cá nhân nào.

- Các thành viên của đại chúng thƣờng cô lập nhau xét về mặt không gian. Điều đó khiến họ ít tƣơng tác, tức là giữa họ có thể không có mối quan hệ gì.

- Công chúng của truyền thông đại chúng hầu nhƣ không có tổ chức, hoặn nếu có thì cũng rất lỏng lẻo, vì thể họ rất khó tiến hành chung những hành động xã hội.

Các đặc điểm trên cho thấy công chúng của truyền thông đại chúng không bao giờ là một nhóm ngƣời thuần nhất. Trái lại, đây là một thực thể rất phức tạp, với những đặc trƣng tƣơng đồng và dị biệt phong phú. Chính vì thế, việc nghiên cứu công chúng đòi hỏi ngƣời nghiên cứu phải có cái nhìn tổng hợp, đặt đối tƣợng nghiên cứu trong môi trƣờng xã hội – văn hoá tƣơng ứng và có thái độ khách quan khi xem xét các mối quan hệ xã hội phức tạp của đối tƣợng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 34)