Nhận định của công chúng về sự khác biệt giữa báo in và báo điện tử

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 105)

5. Kết cấu luận văn

2.5.Nhận định của công chúng về sự khác biệt giữa báo in và báo điện tử

tin nhiều hơn. Báo in người ta làm từ sáng thì gần trưa mới đọc chứ mạng lên thì lúc nào cũng có!

(Xem Phụ lục 5, Trƣờng hợp 4) Kết quả phân tích những so sánh giữa hai loại hình báo chí của nhóm chỉ đọc báo điện tử (câu 30 của bảng hỏi) cũng cho thấy lý do ƣa chuộng báo điện tử nơi nhóm độc giả này. Đại đa số những ngƣời thuộc nhóm này cho rằng đọc báo điện tử thuận tiện hơn so với báo in với 92% chọn mức “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý”. Trong khi tỉ lệ này ở nhóm đọc cả hai loại hình báo chí chỉ là 59%. Những ngƣời chỉ đọc báo điện tử cũng là những ngƣời cảm thấy báo điện tử đáng tin cậy nhất. Có tới 46% chọn mức “không đồng ý” và “hoàn toàn không đồng ý” với nhận định “Tin tức trên báo in có độ tin cậy cao hơn trên báo điện tử”, trong khi tỉ lệ này ở nhóm đọc cả hai loại hình báo chí là 25%. Cách đánh giá rất tích cực của nhóm ngƣời này báo điện tử giải thích tại sao họ chỉ đọc loại hình báo chí này chứ không đọc báo in.

Nhƣ vậy, kết quả điều tra cho chúng ta thấy sự khác biệt rất rõ rệt, nếu không nói là tƣơng phản giữa chân dung nhóm công chúng chỉ đọc báo in và nhóm chỉ đọc báo điện tử. Điều này cho thấy sự phân khúc độc giả khá rõ ràng giữa hai loại báo, tƣơng ứng với những tiện ích và đặc thù của mỗi loại hình báo chí.

2.5. Nhận định của công chúng về sự khác biệt giữa báo in và báo điện tử tử

Trong cuộc điều tra này, nhận định của công chúng về loại hình báo in và báo điện tử đƣợc thể hiện qua mức độ đồng tình với các mệnh đề so sánh nêu sẵn giữa hai loại báo(Xem Phụ lục 4)

Kết quả cho thấy, báo in có ưu thế về chất lượng nội dung, trong khi báo điện tử lại nổi trội về tính năng và độ nóng (Xem Bảng 2.32.)

30Bảng 2.32. Kết quả so sánh báo in và báo điện tử của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội trên 15 tuổi (chỉ tính trên những người có đọc cả báo in lẫn báo điện tử).

Báo điện tử So với báo in

Đặc điểm về nội dung

Độ cập nhật của tin tức Hơn nhiều

Tính giật gân của tin tức Hơn một chút

Tính hấp dẫn của tin tức Hơn một chút

Chiều sâu của tin tức Kém nhiều

Độ tin cậy của tin tức Kém nhiều

Đặc điểm về tính năng

Độ phong phú của tin tức Hơn nhiều

Tính năng thảo luận Hơn nhiều

Tính năng lƣu trữ

Kém một chút

Khỏi mất tiền mua báo Hơn một chút

Tính thuận tiện khi tìm đọc tin tức Hơn nhiều

Khó đọc vì phải vào mạng Hơn nhiều

Ghi chú: Mức độ “nhiều” được dùng khi khoảng cách giữa lựa chọn “đồng ý” và “không đồng ý” khi so sánh hai phương tiện lớn hơn 20%, và “một chút” được dùng khi khoảng cách này nhỏ hơn 20%. Nguồn : Cuộc điều tra tháng 7/2007

Sự khác biệt này giải thích cho nhiều điểm khác biệt về đặc điểm của công chúng báo in và công chúng báo điện tử. Nó quy định các kiểu lựa chọn kênh truyền thông khác nhau của từng nhóm công chúng phụ thuộc vào nhu cầu, đặc điểm của mỗi nhóm.

Nhìn chung, báo in được cho là có chiều sâu hơn, đáng tin cậy hơn, dễ lƣu trữ hơn và dễ đọc hơn (vì không cần phải biết sử dụng mạng) so với báo điện tử. Trong khi đó, báo điện tử đƣợc coi là phong phú hơn, thuận tiện hơn khi đọc tin tức, dễ thảo luận, độ cập nhật cao, đồng thời cũng đƣợc cho là “giật gân” và hấp dẫn hơn báo in.

Kết quả điều tra cho thấy ƣu thế nổi bật của báo in vẫn là độ sâu và độ tin cậy. Về chiều sâu, nếu nhƣ bài viết 1000 chữ chỉ chiếm diện tích vừa phải trên báo in thì nó lại là một bài viết quá dài cho báo điện tử. Đối với nhiều toà soạn báo điện tử, bài viết quá 800 chữ đã cần phải xem xét kỹ về độ dài khi biên tập. Do màn hình máy tính có độ rung liên tục cùng với những cơ hội chọn lựa phong phú hơn hẳn báo in nên độc giả của báo điện tử dễ bị mỏi mắt hơn và cũng ít kiên nhẫn hơn.

Xét về độ tin cậy, báo in gắn với “giấy trắng mực đen”, vì thế dễ tạo cảm giác chắc chắn và có chứng cớ. Tuy nhiên, xét về mặt nguyên tắc làm báo, mọi loại hình báo chí đều phải đáp ứng đƣợc một tiêu chí cao nhất là tính tin cậy và tính khách quan. Rất có thể, cách thức biên tập và xử lý thông tin ở các toà soạn điện tử trƣớc tiên hƣớng tới độ nóng nên phải phần nào “hy sinh” độ tin cậy. Chƣa kể đến chuyện nội dung của bài báo điện tử có thể sửa lại, thay đổi và rút xuống nếu cần, trong khi điều này ở báo in là gần nhƣ không thể sau khi báo đã ra sạp.

Một nam kỹ sƣ thuỷ lợi 30 tuổi thƣờng xuyên đọc cả báo in lẫn báo điện tử đối thoại với điều tra viên:

- “Tại sao anh đọc cả báo điện tử lẫn báo in dù tin tức hai bên thường trùng nhau?

- À! Cái thứ nhất là báo điện tử cập nhật nhanh hơn này, và được nhiều trang hơn, 24/24 giờ đều có tin cả. Còn báo giấy thực ra mình

chỉ mua được một tờ nào đấy thôi đúng không? Một tờ nào đấy mà mình thích, thế thôi! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thế ưu điểm của báo in thì sao ạ?

- Xem (báo in) một thời điểm nào đó khi được phát hành nên thông tin cô đọng hơn. Đọc báo in mình được suy ngẫm. Về hình thức thì báo điện tử chắc chắn là hơn rồi đúng không? Mạng miếc nó phải hơn chứ, nhưng báo in thực ra là tin tức nó sâu sắc hơn. Trên báo điện tử chỉ là một mẩu tin. Nó chỉ cập nhật thông tin thôi chứ không đề cập vấn đề một cách sâu sắc!

- Nếu phải chọn đọc một trong hai loại hình thì anh chọn báo in hay báo điện tử?

- Báo in. Mình vẫn thích báo in hơn.”

(Xem Phụ lục 5, Trƣờng hợp 6) Kết quả điều tra cho thấy độ nóng của thông tin có lẽ là ƣu thế nổi trội nhất về mặt nội dung của báo điện tử so với báo in. Với câu hỏi “Khi cần theo dõi một thông tin “nóng” mà ông bà quan tâm, ông bà thường tìm đọc báo in hay các trang báo điện tử”, chỉ có 20% chọn đọc báo in trong khi có tới 49% chọn đọc báo điện tử, còn có 30% không cứ là loại hình báo chí nào (tính trên số ngƣời đọc cả hai loại hình báo chí).

Để tìm hiểu ý kiến của ngƣời trực tiếp tham gia làm báo, sau khi có kết quả điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu nhà báo T.Q.H., thƣ ký tòa soạn một tờ báo điện tử. Nhà báo này bày tỏ:

“Theo tôi, mảng tin giải trí, văn hóa, xã hội của báo điện tử dễ khiến độc giả đánh giá là “giật gân” và “thiếu chiều sâu” vì thông tin về mảng này trên báo in thường được cắt gọt kỹ hơn, diện tích cũng ít

hơn, trong khi trên báo điện tử thì khá tràn lan nhằm tăng lượng bạn đọc. Tuy nhiên, điều này không đúng với các nội dung khác. Các tin tức thời sự, các bài viết về chính trị, kinh tế, quốc tế v.v. trên báo điện tử nhìn chung chia sẻ cùng một tiêu chí với báo in và ít rơi vào khuynh hướng (tạm gọi) là “giật gân”. Ngoài ra, thông tin trên báo điện tử cập nhật 24/24, đòi hỏi việc biên tập phải nhanh chóng hơn. Nó cũng cho phép hiệu chỉnh liên tục nếu có sai sót nên độc giả có cảm giác báo điện tử đưa tin không tin cậy bằng báo in”.

Nhƣ vậy, dƣới góc độ của một ngƣời làm báo, ý kiến của nhà báo T.Q.H. đã giúp lý giải phần nào nhận định của công chúng về ƣu thế, hạn chế của báo in và báo điện tử. Cũng theo quan điểm của nhà báo T.Q.H. thì điều này nên đƣợc coi là sự khác biệt giữa hai loại hình báo chí hơn là ƣu điểm hay nhƣợc điểm của mỗi loại.

Kết quả điều tra cũng cho thấy báo điện tử đƣợc đánh giá là nổi trội hơn hẳn báo in ở các tính năng của mạng. Điều này lý giải vì sao công chúng cho rằng báo điện tử phong phú hơn, thuận tiện hơn và dễ thảo luận hơn. Độ phong phú của báo điện tử có đƣợc nhờ khả năng liên kết ngang không hạn chế qua các siêu liên kết của mạng internet (hyperlink), trong khi đó, dung lƣợng của tờ báo in chỉ hữu hạn trong phạm vi khổ giấy. Khả năng thảo luận, phản hồi của báo điện tử có đƣợc nhờ tính năng tƣơng tác (interactivity) – một ƣu thế nổi bật của mạng internet. Chƣa kể, các nội dung trên báo điện tử còn dễ dàng đƣợc nối dài bằng các phƣơng tiện của mạng xã hội (social network) nhƣ Yahoo! Messenger và hệ thống blog, trong khi cơ chế lây lan thông tin của báo in chủ yếu chỉ nhờ giao tiếp liên cá nhân (bàn bạc, thảo luận trực tiếp).

Tính thuận tiện khi tìm đọc tin tức của báo điện tử cũng đƣợc nhiều độc giả đánh giá cao hơn báo in. Một nữ giáo viên ngoại ngữ 27 tuổi nói:

“Đọc báo điện tử á? Đầu tiên tôi xem qua list (danh sách) các bài ý, tôi thích thì tôi click (bấm) vào thông tin, không liên quan đến tôi lắm thì tôi không đọc. Báo mạng thì tôi có thể lướt nhiều tờ chứ báo in thì chỉ mua được mỗi một tờ thôi. Đấy, thường thì tôi lướt mạng cũng nhanh, khoảng 30 phút mà vẫn đọc được nhiều thông tin hơn. Tôi thấy nó cập nhật thông tin nhanh nhất, báo in nó có định kỳ nên không nhanh bằng báo mạng”.

(Xem Phụ lục 5, Trƣờng hợp 10). Tuy vậy, việc bắt buộc phải vào mạng internet mới đọc đƣợc tin tức cũng bị coi là một rào cản làm giảm độ thuận tiện của báo điện tử. Có đến 60% đồng ý rằng đọc báo in dễ hơn đọc báo điện tử vì nó không cần dùng tới mạng internet, trong khi chỉ có 25% không đồng ý với quan điểm này.

Dƣới góc độ nghề nghiệp, nhà báo T.Q.H. cho biết:

Báo điện tử cho phép cập nhật nhanh, lại có tính tương tác và tính đa phương tiện nên có khả năng đưa thông tin đa chiều, thể hiện được tính dân chủ vốn là ưu thế lớn của các loại hình thông tin trên mạng. Điều này dễ khiến độc giả hiểu lầm là thiếu nhất quán, hay thiếu tin cậy. Tuy nhiên, tôi lại nghĩ đó là lợi thế của báo điện tử vì tính đa chiều cho phép mọi công dân được lên tiếng. Đồng thời, khi tiếp cận với lối đưa tin tức đa chiều thì việc đánh giá tin tức cũng cần có những tiêu chí mới. Trong nhiều trường hợp, độc giả của báo điện tử trở thành một nguồn lực quan trọng, tham gia vào nội dung của tờ báo. Nhờ có tính năng tương tác cao nên độc giả của báo điện tử

chuyển từ vị trí bị động sang chủ động. Tuy nhiên, tôi cho rằng ưu thế này vẫn chưa được các tờ báo điện tử ở Việt Nam tận dụng”.

Một ví dụ gần đây nhất về tính thời sự và tính tƣơng tác của báo điện tử là vụ việc sập đà giáo cầu Cần Thơ sáng 26/9/2007. Khi vụ việc xảy ra (khoảng 8h sáng) thì các tờ báo in đã phát hành xong, đài truyền hình lại không có chƣơng trình trực tiếp nên báo điện tử gần nhƣ là phƣơng tiện đƣa tin nhanh chóng nhất và cập nhật liên tục trên trang nhất. Hai tờ báo đầu tiên đƣa tin là tờ Tuổi trẻ onlineVnexpress, với tin trang chủ xuất hiện khoảng hơn 1h sau khi xảy ra sự cố, tiếp đó các tờ Vietnamnet, Dân trí, Thanh niên online, Tiền phong onine đều nhanh chóng đƣa tin lên trang chủ với những thông tin khá đa chiều và đôi khi chƣa thống nhất vì thông tin ban đầu vẫn đang nhiễu. Tuy nhiên, trong ngày hôm đó, các tờ báo cập nhật theo phút và hiệu chỉnh tin tức liên tục. Đến khoảng 15h cùng ngày, các tờ báo điện tử đã có thông tin cơ bản về vụ sập cầu, đã tiến hành phỏng vấn một số quan chức của Bộ Giao thông vận tải, phỏng vấn các nạn nhân, ghi chép thông tin từ hiện trƣờng và từ bệnh viện, cập nhật danh sách ngƣời tử nạn. Ngoài ra, những bức ảnh mới nhất, các đoạn video cũng đƣợc đƣa lên mạng một cách nhanh chóng. Trong đó, có những bức ảnh do độc giả của các tờ báo điện tử gửi cho tòa soạn. Thƣ độc giả cũng liên tục đƣợc gửi về tòa soạn và đƣợc lựa chọn để đăng tải ngay.

Trong sự kiện này, báo điện tử đã thực sự chứng tỏ đƣợc các ƣu thế nổi trội nhƣ tốc độ đƣa tin, tính đa chiều của thông tin và tính tƣơng tác với độc giả. Phải một ngày sau khi xảy ra vụ việc thì các tờ báo in mới chứng tỏ đƣợc ƣu thế của mình bằng các bài phân tích, phỏng vấn, chất vấn sâu, mang tính chuyên đề. Có thể nói, cả báo in và báo điện tử đã cùng tham gia một cách tích cực để thông tin về thảm họa này đến với công chúng nhanh nhất, chính xác nhất và đa chiều nhất.

Tóm lại, báo in và báo điện tử điều có những ƣu thế riêng thể hiện rất rõ qua nhận định của công chúng về từng loại hình báo chí. Mỗi loại hình cần phát huy tối đa các thế mạnh của mình để đóng góp tích cực nhất vào chất lƣợng chung của cả nền báo chí. Trong khi báo điện tử cần tận dụng các tính năng đặc trƣng của không gian mạng nhƣ tính tƣơng tác, tính phản hồi thì báo in cần tiếp tục duy trì tính tin cậy và chiều sâu của mình. Ngoài ra, mỗi loại hình báo chí cần theo dõi những biến đổi về nhu cầu của mỗi nhóm công chúng để có những thay đổi phù hợp nhằm đáp ứng công chúng với hiệu quả thông tin cao nhất.

2.6. Tiểu kết

Nhƣ vậy, Chƣơng II đã trình bày kết quả của cuộc điều tra tháng 7/2007 kết hợp phỏng vấn sâu trên cƣ dân nội thành Hà Nội.

Kết quả điều tra đã miêu tả một số đặc điểm chung về việc theo dõi các phƣơng tiện truyền thông đại chúng của cƣ dân Hà Nội nhƣ mức độ theo dõi tin tức, các nhóm nội dung đƣợc ƣa chuộng, thói quen bàn luận về tin tức.

Cuộc điều tra cũng chỉ ra mức độ trang bị máy tính và mạng internet của cƣ dân nội thành Hà Nội. Các kết quả về mục đích sử dụng mạng cho thấy có sự chuyển đổi từ việc dùng mạng internet nhƣ một phƣơng tiện liên lạc đơn thuần sang một phƣơng tiện tìm kiếm thông tin.

Phần chính của Chƣơng II đi vào trình bày mối tƣơng quan giữa hành vi đọc báo in và báo điện tử của công chúng Hà Nội cũng nhƣ nhận định của công chúng về mỗi loại hình này. Kết quả cho thấy mỗi loại hình có ƣu thế riêng, đều có lƣợng độc giả khá khả quan. Xu hƣớng cạnh tranh giữa hai loại hình là xu hƣớng cùng tồn tại và phát huy ƣu thế của mỗi loại chứ không phải cạnh tranh loại trừ.

Những kết luận và kiến nghị rút ra từ kết quả điều tra sẽ đƣợc trình bày trong Chƣơng III của luận văn.

CHƢƠNG III

MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH BÁO IN VÀ BÁO ĐIỆN TỬ

Trong Chƣơng II, chúng tôi đã khảo sát mối tƣơng quan giữa hành vi đọc báo in và báo điện tử của cƣ dân nội thành Hà Nội. Những kết quả thu đƣợc đã làm rõ những tƣơng đồng và khác biệt về cách thức, mức độ theo dõi hai loại hình báo chí này của công chúng Hà Nội. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã trình bày những nhận xét mang tính chất so sánh của công chúng về hai loại hình này, từ đó, chỉ ra những ƣu thế của mỗi loại hình.

Trong Chƣơng III, trên cơ sở những câu hỏi nghiên cứu của luận văn, cùng với những kết quả khảo sát thu đƣợc, chúng tôi đƣa ra một vài kết luận về sự cạnh tranh độc giả giữa báo in và báo điện tử, đồng thời đƣa ra

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 105)