Mục đích sử dụng mạng internet

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 65)

5. Kết cấu luận văn

2.2.4.3. Mục đích sử dụng mạng internet

Việc tìm hiểu mục đích vào mạng internet thực chất là tìm hiểu động cơ của hành vi vào mạng. Động cơ có thể đƣợc hiểu là một hoặc một nhóm các lý do dẫn tới một hành vi cụ thể. Nói cách khác, tìm hiểu về động cơ tức là tìm cách trả lời câu hỏi “tại sao” một hành vi lại đƣợc thực hiện.

Động cơ có mối liên quan chặt chẽ với nhu cầu. Mỗi nhu cầu bao giờ cũng gắn với đối tƣợng của nó. Khi nhu cầu gặp đối tƣợng có khả năng đáp ứng nó thì nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con ngƣời thực hiện hành vi. Ngoài nhu cầu là yếu tố cơ bản liên quan tới việc hình thành động cơ thì quá trình này chịu sự chi phối của các yếu tố khác nhƣ hứng thú, lý tƣởng, niềm tin, thế giới quan, khả năng v.v.. [50, 172]

Nhƣ vậy, việc tìm hiểu động cơ sử dụng mạng internet trƣớc tiên cho biết lý do vào mạng. Nó cũng phản ánh nhu cầu của từng nhóm công chúng. Vì câu trả lời trong bảng hỏi đƣợc đƣa ra khi hành vi đã đƣợc thực hiện, nên nó còn phản ánh cả khả năng đáp ứng nhu cầu công chúng của mạng internet.

Ở câu 20 của bảng hỏi, mức lựa chọn “hoàn toàn đồng ý” ở mỗi mục đích cho thấy mức độ ƣu tiên cao nhất của ngƣời sử dụng, thể hiện động cơ rõ nét hơn mức lựa chọn "đồng ý". Tuy nhiên, do đa số ngƣời sử dụng có

hơn một lý do để vào mạng (vì mạng internet có thể cung cấp nhiều tiện ích đa dạng), do đó mức lựa chọn “đồng ý” cũng cho thấy mục đích sử dụng nói chung của ngƣời dùng mạng internet.

Nếu xét ở mức ƣu tiên cao nhất (mức "hoàn toàn đồng ý"), ba mục đích hàng đầu cho việc vào mạng internet là "để theo dõi tin tức thời sự" (20%), "để gửi và nhận thƣ điện tử" (19%) và để chat với bạn bè ngƣời thân (17%). Hai mục đích đƣợc ƣu tiên tiếp theo là "để phục vụ học tập, nghiên cứu" (14%) và để "mở mang kiến thức nói chung" (14%). Nhƣ vậy, mạng internet đƣợc coi là công cụ hữu hiệu để theo dõi tin tức, vì mục đích này còn vƣợt qua các tính năng từng đƣợc cho là đặc trƣng nhất của mạng internet là nhận email và chat.

Điểm rất đáng chú ý là khi mở rộng mức độ ƣu tiên (gộp chung hai mức “hoàn toàn đồng ý” và “đồng ý”) thì thứ tự của các mục đích có sự thay đổi: đứng đầu là “Để mở mang kiến thức nói chung” (90%), “Để theo dõi tin tức thời sự” (80%), “Để gửi và nhận thƣ điện tử” (73%), “Để phục vụ việc học tập, nghiên cứu” (68%) và “Để chat với bạn bè, ngƣời thân” (63%). (xem Bảng 2.8)

Việc phân nhóm theo giới tính cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa nam giới và nữ giới về mục đích sử dụng internet, ngoại trừ ở mục đích : “bắt buộc phải vào để làm việc” thì nam giới có xu hƣớng nổi trội hơn hẳn ; nguyên nhân có thể là vì nhân sự trong ngành công nghệ thông tin nói chung có tỉ lệ nam giới cao hơn.

B 8Bảng 2.8. Mục đích vào mạng internet của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội trên 15 tuổi

Mục đích sử dụng mạng internet Đồng ý Không có ý kiến

Không đồng ý

Để mở mang kiến thức nói chung % 245 90.1 15 5.5 12 4.4 Để theo dõi tin tức thời sự

% 218 80.1 26 9.6 28 10.3 Để gửi và nhận thƣ điện tử % 198 72.8 14 5.1 60 22.1 Để phục vụ việc học tập, nghiên cứu

% 185 68.0 34 12.5 53 19.5 Để chat với bạn bè, ngƣời thân

% 170 62.5 20 7.4 82 30.1 Để theo dõi các tin thức nhƣ chứng khoán,

nhà đất, xe cộ, thời tiết v.v. % 127 46.7 48 17.6 97 35.7 Bắt buộc phải vào để làm việc

% 97 35.7 29 10.6 146 53.7 Để chơi game trên mạng

% 93 34.1 26 9.6 153 56.3 Để giao lƣu với ngƣời khác trên các

diễn đàn, blog v.v. % 77 28.3 67 24.6 128 47.1 Vì không biết làm gì khác % 53 19.5 30 11.0 189 69.5 Nguồn : Cuộc điều tra tháng 7/2007

Việc phân nhóm theo tuổi tác cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa độ tuổi với một số mục đích vào mạng. Cụ thể là, tuổi càng trẻ, ngƣời sử dụng càng có xu hƣớng ƣu tiên internet cho việc gửi và nhận thƣ điện tử ; chat với bạn bè - ngƣời thân; giao lƣu trên diễn đàn, blog ; học tập ; chơi

game ; xem thông tin chứng khoán - nhà đất - xe cộ. Ví dụ, tỉ lệ lựa chọn mục đích gửi và nhận thƣ điện tử ở nhóm tuổi 15-24 là 82% so với 50% ở nhóm tuổi trên 65. Nói cách khác, ngƣời trẻ tuổi có xu hƣớng tận dụng khả năng giao lƣu – liên kết của mạng internet. Trong khi đó, ở các mục đích còn lại là mở mang kiến thức, theo dõi tin tức thời sự, vì công việc, vì không biết làm gì khác thì không có sự liên quan rõ rệt với tuổi tác.

Nhƣ vậy, lý do sử dụng mạng internet của những ngƣời trẻ tuổi khá khác biệt so với nhóm lớn tuổi. Ngƣời trẻ tuổi có xu hƣớng sử dụng mạng internet để tham gia vào các giao tiếp cá nhân (email, chat) và giao tiếp nhóm (diễn đàn, blog, game online) mạnh mẽ hơn hẳn nhóm ngƣời lớn tuổi. Trong khi đó, việc tham gia vào các giao tiếp đại chúng thông qua mạng internet thì không chịu ảnh hƣởng của biến tuổi tác.

Điều này một lần nữa cho thấy mạng internet đã đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu giao tiếp – giải trí của giới trẻ đô thị. Đây là một nhu cầu có thật và không dễ giải quyết trong điều kiện đô thị chật hẹp. Nhờ có những tiện ích đặc thù, mạng internet đem đến những cơ hội giao lƣu mà ít phƣơng tiện nào có đƣợc. Tuy nhiên, không gian mạng là một không gian ảo, trong đó, các giao tiếp thƣờng mang tính nặc danh (chủ yếu thông qua "nick"). Đặc biệt, nhu cầu giao lƣu – giải trí càng đƣợc kích thích với nhóm bạn trẻ thƣờng có thói quen vào mạng tại các quán internet giá rẻ bởi tại đây, họ dễ dàng vƣợt ra khỏi sự kiểm soát của gia đình và nhà trƣờng. Vì thế, gia đình, nhà trƣờng, và xã hội cần tạo ra các hoạt động giải trí lành mạnh khác, đặc biệt là các hoạt động thể chất để giới trẻ có thêm các cơ hội lựa chọn, tránh tình trạng "nghiện" chat và nghiện chơi game online có thể gây ảnh hƣởng tiêu cực tới sự phát triển nhân cách của ngƣời trẻ tuổi. [18], [12], [14], [41]

Việc phân nhóm theo trình độ học vấn lại cho thấy trình độ học vấn càng cao thì ngƣời sử dụng càng có xu hƣớng thích vào mạng để đọc tin tức (85% ở trình độ đại học so với 33% ở trình độ tiểu học - trung học cơ sở). Xu hƣớng tƣơng tự cũng xảy ra với mục đích học tập nghiên cứu (78% ở trình độ đại học so với 37% ở trình độ trung học phổ thông). Nhƣ vậy, ngƣời có trình độ học vấn càng cao càng có xu hƣớng tham gia mạnh mẽ hơn vào giao tiếp đại chúng cũng nhƣ tận dụng chức năng tìm kiếm thông tin của mạng internet.

Việc tìm hiểu động cơ sử dụng mạng internet cho thấy một sự chuyển đổi từ việc coi mạng internet là một phƣơng tiện liên lạc đơn thuần (để gửi mail và chat) sang một phƣơng tiện hữu hiệu để tìm kiếm thông tin (mở mang kiến thức, theo dõi thời sự và học tập). Điều này trƣớc hết phản ánh sự thay đổi về nhu cầu của công chúng. Khi mạng internet mới xuất hiện, nhu cầu liên lạc cá nhân (email và chat) mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, tiện ích liên lạc chỉ là một trong nhiều ứng dụng của mạng internet. Khi nhu cầu liên lạc đƣợc mạng internet đáp ứng khá dễ dàng thì nó không còn là nhu cầu mạnh mẽ nữa và ở đây, xuất hiện sự chuyển dịch sang nhu cầu tìm kiếm thông tin. Bản thân nhu cầu tìm kiến thông tin tồn tại trƣớc khi có sự xuất hiện của mạng internet nhƣng do mạng internet có khả năng đáp ứng rất tốt nhu cầu này (nhờ vào khả năng lƣu trữ vô hạn và sự trợ giúp của các công cụ tìm kiếm) nên nhu cầu này trở thành động cơ quan trọng thúc đẩy hành vi sử dụng mạng của công chúng.

Ngoài ra, chúng ta cũng thấy đƣợc sự liên quan giữa tuổi tác và trình độ học vấn của ngƣời sử dụng với một số mục đích cụ thể. Điều này cho thấy sự khác biệt về nhu cầu của từng nhóm đối tƣợng.

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 65)