5. Kết cấu luận văn
1.1.2.2. Một số nghiên cứu về báo điện tử trên thế giới
Từ khi ra đời, mạng internet đã lập tức trở thành đối tƣợng nghiên cứu của những nhà nghiên cứu truyền thông. Trong số hàng loạt vấn đề liên quan đến truyền thông internet, vấn đề tin tức trên mạng internet trong mối
tƣơng quan với các loại hình tin tức truyền thống (báo in, truyền hình, phát thanh) rất đƣợc quan tâm nghiên cứu.
Dƣới góc độ nghiên cứu truyền thông (báo điện tử còn có thể đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ nghề làm báo), nhiều nghiên cứu quy mô lớn, nhỏ khác nhau đã đƣợc tiến hành nhằm tìm hiểu những vấn đề mà truyền thông internet đặt ra.
Trong hƣớng nghiên cứu công chúng, những câu hỏi chính đã đƣợc những nhà nghiên cứu truyền thông trên thế giới tìm hiểu có liên quan đến luận văn này là:
- Tin tức trên internet có làm sụt giảm lƣợng độc giả đọc tin tức trên các loại hình truyền thông khác?
- Công chúng của báo điện tử có những đặc điểm gì?
- Quan niệm của công chúng về độ tin cậy của báo điện tử so với các loại hình truyền thông khác.
Ngoài ra, các vấn đề lớn liên quan đến truyền thông internet cũng đƣợc nhiều nghiên cứu quan tâm là việc tìm hiểu nội dung thông điệp trên mạng internet và hiệu quả của tin tức trên internet trong việc định hình dƣ luận xã hội, đặt trong mối tƣơng quan với các loại hình truyền thông truyền thống.
Về mặt phƣơng pháp, hầu hết các dự án nghiên cứu về truyền thông internet đều sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu thực chứng nhƣ điều tra bảng hỏi (sử dụng chủ yếu khi nghiên cứu công chúng), phân tích nội dung (sử dụng chủ yếu khi nghiên cứu thông điệp), phỏng vấn (tiến hành trƣớc và sau khi sử dụng các biện pháp định lƣợng ở quy mô rộng).
Có thể nói cơ quan nghiên cứu tiến hành nhiều nghiên cứu lịch đại nhất về mạng internet nói chung và tin tức trên internet nói riêng là Viện nghiên cứu báo chí và con ngƣời PEW của Mỹ. Một nghiên cứu lớn của PEW có tên “Dự án nghiên cứu internet và cuộc sống ngƣời Mỹ” (PEW Internet & American Life Project) chủ yếu sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi theo lịch đại trên phạm vi toàn nƣớc Mỹ đã liên tục đƣa ra những báo cáo về công chúng internet ở Mỹ cũng nhƣ khả năng tiếp cận, sử dụng và mức độ hài lòng của họ đối với tin tức trên mạng internet. Nghiên cứu mới nhất (năm 2006) của PEW chỉ ra những đặc điểm sau:
- Lƣợng ngƣời sử dụng mạng internet liên tục tăng với tốc độ đáng ngạc nhiên.
- Tốc độ phát triển của việc sử dụng thông tin trên mạng internet tỉ lệ thuận với số ngƣời dân có đƣờng truyền băng thông rộng.
- Tỉ lệ những ngƣời có đƣờng truyền tốc độ cao ở nhà tiêu thụ tin tức trên mạng internet cao hơn những ngƣời sủ dụng đƣờng truyền dial – up
- 40% số ngƣời có đƣờng truyền băng thông rộng coi tin tức trên mạng internet là nguồn tin quan trọng.
- Việc sử dụng mạng internet nói chung tỉ lệ nghịch với độ tuổi của công chúng Mỹ.
- Công chúng sẵn lòng đăng ký đọc tin những không sẵn lòng trả tiền. [80]
Trả lời câu hỏi liệu mạng internet có liên quan tới việc sụt giảm lƣợng công chúng của báo in, truyền hình và phát thanh hay không, đáng chú ý có nghiên cứu của nhóm tác giả Guide H. Stempel III, Thomas Hargrove và Joseph P. Bernt dựa trên một cuộc điều tra bảng hỏi trên phạm
vi toàn nƣớc Mỹ vào cuối năm 1999. Đây là thời điểm công nghệ internet bắt đầu khuếch tán mạnh mẽ vào dân cƣ Mỹ (lƣợng ngƣời có mạng internet tăng từ 5 triệu lên 50 triệu ngƣời trong vòng 4 năm từ 1995 đến 1999). Điều thú vị là trong khi kết quả nghiên cứu tiếp tục cho thấy sự giảm sút lƣợng độc giả của những truyền hình, phát thanh và báo in thì nó cũng đồng thời cho thấy mạng internet không phải là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Những người có xu hướng sử dụng mạng internet để đọc tin tức cũng chính là những người thường xuyên đọc báo in và nghe radio. Đây là kết luận khá quan trọng, bởi lẽ, lâu nay ngƣời ta vẫn cho rằng sự ra đời của mạng Internet sẽ là lời cáo chung cho báo in truyền thống. Nghiên cứu này cũng khẳng định có sự liên quan rõ rệt giữa trình độ học vấn với việc đọc tin tức trên cả báo giấy lẫn trên mạng internet, nhƣng không rõ rệt với truyền hình. Những ngƣời tiến hành nghiên cứu cho rằng sự sụt giảm lƣợng công chúng của các loại hình truyền thông truyền thống đƣợc ghi nhận trong nhiều năm gần đây có thể do sự sụt giảm uy tín của báo chí nói chung. [73] Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu PEW năm 1999 trên phạm vi toàn nƣớc Mỹ cũng đƣa ra những kết luận khá trùng khớp với nghiên cứu này. [81]
Trong khi đó, một nghiên cứu do nhóm học giả ngƣời Hà Lan gồm Klaus Schoenbach, Ester de Waal và Edmund Lauf tiến hành bằng phƣơng pháp điều tra bảng hỏi với 1000 ngƣời Hà Lan (công bố kết quả năm 2005) cho thấy báo in có khả năng mở rộng diện quan tâm của ngƣời đọc đối với những vấn đề xã hội, do đặc thù của báo in là cung cấp thông tin trong một chỉnh thể trọn vẹn (một tờ báo). Trái lại, số lần truy cập báo điện tử phản ánh việc tìm kiếm tin tức nóng (alarm medium), trong khi, thời lƣợng sử dụng báo điện tử lại làm tăng thêm độ sâu của thông tin tìm kiếm chứ không làm mở rộng diện quan tâm của ngƣời đọc đối với những vấn đề xã
hội. Số liệu điều tra thu đƣợc còn phản ánh rõ ràng sự khác biệt về trình độ học vấn trong việc đọc báo in và đọc báo điện tử, trong đó, ngƣời có trình độ học vấn càng cao thì càng có xu hƣớng sử dụng báo điện tử để tìm kiếm tin tức về các vấn đề xã hội, trong khi đó, nhân tố này không ảnh hƣởng rõ rệt đến việc đọc báo in. [68]
Về quan niệm của công chúng đối với độ tin cậy của báo điện tử , một nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Andrew J, Flanagin và Miriam J. Metzger tiến hành bằng phƣơng pháp điều tra bảng hỏi với 1041 ngƣời (trên phạm vi miền Tây nƣớc Mỹ, năm 1999) cho thấy công chúng đánh giá tin tức trên mạng internet là có độ tin cậy tƣơng đƣơng với truyền hình, phát thanh và tạp chí, nhƣng không bằng báo in. [53]
Trong khi đó, cũng nghiên cứu về độ tin cậy của báo điện tử, nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Rasha A. Abdulla, Bruce Garrison, Micheal B. Salwen, Paul D. Driscoll và Denise Casey tại trƣờng đại học Miami (Mỹ) tiến hành năm 2002 trên 536 ngƣời Mỹ (phạm vi toàn quốc) chỉ ra rằng không có sự khác biệt rõ rệt trong quan niệm của công chúng về độ tin cậy của báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình. Điểm đáng chú ý là tin tức trên mạng internet thường bị cho mang tính thiên lệch (biased) rõ nét hơn tin tức trên các phương tiện truyền thông khác trong khi báo in đƣợc tin cậy vì tính cân đối và công bằng, nhƣng yếu tố “nóng” lại bị xếp sau cùng [67, 147]
Nhƣ vậy, trên thế giới, trong khoảng thời gian 10 năm gần đây, đã có không ít nghiên cứu liên quan tới nội dung luận văn này. Những nghiên cứu rất có giá trị ở chỗ nó giúp phác ra xu hƣớng phát triển chung của thế giới, cũng nhƣ định hƣớng nghiên cứu cho luận văn.