Những nội dung thường được theo dõi trên báo in và

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 51)

5. Kết cấu luận văn

2.2.2.Những nội dung thường được theo dõi trên báo in và

Nghiên cứu nội dung thông điệp đƣợc công chúng theo dõi trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ ra đặc điểm của từng nhóm công chúng. Quá trình truyền thông về cơ bản là sự trao đổi các thông điệp giữa ngƣời gửi và ngƣời nhận thông qua các kênh truyền thông. Vì thế, bên cạnh việc nghiên cứu các kênh truyền thông thì nội dung của các thông điệp cũng cần đƣợc tìm hiểu để làm rõ ý nghĩa, mục đích của mỗi quá trình truyền thông cũng nhƣ nhu cầu của những đối tƣợng tham gia vào quá trình đó.

Mỗi đối tƣợng khi tiếp xúc với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, tuỳ theo đặc điểm cá nhân và nhóm xã hội mà họ tham gia, thƣờng chia thông tin ra thành ba loại chính, đó là thông tin rất quan trọng, thông tin có thể quan trọng và thông tin không quan trọng. Tƣơng ứng với từng loại thông tin là các hành vi bắt buộc đọc (xem/nghe), có thể đọc (xem/nghe) và không đọc (xem/nghe). Thông thƣờng, các thông điệp đƣợc công chúng theo dõi phụ thuộc vào đặc điểm của từng nhóm, nhƣ đặc điểm giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập v.v..

Trong quá trình thử nghiệm bảng hỏi, chúng tôi nhận thấy công chúng thƣờng có chung một thói quen lựa chọn nội dung để đọc mà không quá phụ thuộc vào việc phƣơng tiện truyền thông đại chúng là báo in hay báo điện tử. Lý do là vì giao tiếp đại chúng qua báo in và báo điện tử đều phải thông qua hành vi đọc báo. Do đó, chúng tôi không tách riêng câu hỏi cho báo in hay báo điện tử mà ghép thành một câu hỏi chung cho hành vi đọc.

Kết quả cho thấy, ở mức độ rất thường đọc, các nội dung đƣợc cƣ dân nội thành Hà Nội ƣa thích xếp theo tỉ lệ từ trên xuống nhƣ sau (xem câu 33 của bảng hỏi):

Rất thường đọc

1. Thời sự trong nƣớc 40%

2. Các vụ án 38%

3. Thời sự quốc tế 30%

4. Văn hoá giải trí 24%

5. Xã hội 22%

6. Thể thao 22%

7. Giáo dục 16%

8. Thời tiết 18%

10. Thời trang 16%

11. Hôn nhân gia đình 14%

(tiếp theo trang bên)

12. Giá cả 14%

13. Y tế 12%

14. Rao vặt quảng cáo 11%

15. Mua sắm, dịch vụ 10%

16. Công nghệ 9%

Nếu gộp cả hai mức độ rất thường đọc và thường đọc, các nội dung đƣợc cƣ dân nội thành Hà Nội ƣa thích xếp theo tỉ lệ từ trên xuống nhƣ sau:

Rất thường đọc & thường đọc

1. Thời sự trong nƣớc 70%

2. Các vụ án 60%

3. Thời sự quốc tế 60%

4. Xã hội 60%

5. Văn hoá giải trí 57%

6. Giáo dục 48%

7. Thời tiết 42%

8. Kinh tế 42% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Thể thao 41%

10.Hôn nhân gia đình 37%

11.Giá cả 37%

12.Y tế 36%

13.Thời trang 35%

14.Mua sắm, dịch vụ 32%

15.Rao vặt quảng cáo 25%

Kết quả trên cho thấy nhóm nội dung thƣờng đƣợc đọc nhất gồm có thời sự trong nƣớc, các vụ án và thời sự quốc tế. Nhóm này là lựa chọn số một và có tính chất khá ổn định vì có tỉ lệ đọc cao nhất ở cả hai mức rất thường đọcthường đọc.

Nhóm nội dung đứng thứ hai có mức độ ổn định thấp hơn, bao gồm các thông điệp về văn hoá giải trí, xã hội, thể thao, giáo dục. Riêng thông tin về thể thao, mặc dù có tỉ lệ ngƣời rất thƣờng đọc nằm trong nhóm khá cao so với các nội dung khác (22%) nhƣng cũng có nhóm ngƣời không đọc cũng cao hơn hẳn (chiếm tới 32% số ngƣời đƣợc hỏi, trong khi tỉ lệ này chỉ trên dƣới 10% ở các nhóm thông tin văn hoá giải trí, xã hội, giáo dục). Điều này dễ giải thích vì đọc/xem thể thao là một sở thích mang tính chuyên biệt.

Độc giả nam giới có xu hƣớng tìm đọc các thông điệp về thời sự trong nƣớc, thời sự quốc tế, thể thao, kinh tế hơn nữ giới. Trong khi đó, nữ giới có xu hƣớng ƣu tiên hơn cho các nội dung y tế, thời trang, hôn nhân gia đình, mua sắm dịch vụ, thời tiết, giá cả. Điều này cho thấy mối tƣơng tác giữa đặc điểm giới với hành vi theo dõi truyền thông đại chúng. Nó cũng phản ánh nhu cầu khác nhau của mỗi giới. Những nội dung đƣợc nữ giới ƣu tiên phản ánh sự khác biệt về vai trò (nữ giới thƣờng lo chăm sóc gia đình nên quan tâm tới các thông điệp về y tế, giá cả, thời tiết), đồng thời cho thấy nhu cầu thông tin của nữ giới cũng khác biệt với nam giới (nữ giới ƣa chuộng các thông điệp về mua sắm, thời trang và hôn nhân gia đình hơn nam giới).

Ngƣời có tuổi càng cao càng có xu hƣớng ƣu tiên nội dung thời sự trong nƣớc, thời sự quốc tế, giáo dục, y tế trong khi ngƣời trẻ tuổi lại ƣu tiên hơn đối với các thông điệp về văn hoá giải trí, công nghệ, thời trang.

Điều này phản ánh sự thay đổi về nhu cầu thông tin của các nhóm tuổi.

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 51)