Cách thức đọc báo in và báo điện tử

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 92)

5. Kết cấu luận văn

2.3.5. Cách thức đọc báo in và báo điện tử

Cách thức đọc cũng là một trong những chỉ báo quan trọng trong việc tìm hiểu hành vi đọc của công chúng. Sự thay đổi trong cách thức đọc, ngoài việc phản ánh sự thay đổi về cách thức tiếp nhận thông điệp, còn là dấu hiệu quan trọng giúp các nhà truyền thông điều chỉnh cách thức truyền thông điệp tới công chúng của họ.

Gần đây, nhiều nhà báo nổi tiếng trên thế giới đƣa ra khuyến nghị về cách viết cho những ngƣời đọc lƣớt. Lý do đƣợc nêu ra là công chúng hiện nay có xu hƣớng đọc báo nhanh hơn trƣớc và chỉ đọc những tin bài nào thật sự bắt mắt. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới cách thức truyền thông điệp tới độc giả. Các nhà thiết kế báo in/báo điện tử đều tìm cách trình bày, biên

tập tít báo, nội dung bài báo, ảnh trên báo sao cho thuận lợi nhất đối với ngƣời đọc bận rộn.

Cách thức đọc báo đặc biệt có ý nghĩa trong việc xử lý nội dung và hình thức một bài báo điện tử vì công chúng của báo điện tử ít kiên nhẫn hơn công chúng báo in, đồng thời lại có nhiều lựa chọn hơn. Mỗi bài báo điện tử thƣờng chỉ xuất hiện dƣới dạng một liên kết (link), cũng chính là tít bài viết. Phần nội dung chỉ xuất hiện sau khi độc giả quyết định chọn đọc tin đó và bấm (click) vào tít bài. Vì thế, việc đặt tít bài viết cho báo điện tử nhìn chung đòi hỏi khả năng gây ấn tƣợng mạnh hơn báo in để thu hút những độc giả đọc lƣớt.

Không chỉ với báo điện tử mà ngày nay công chúng báo in cũng có xu hƣớng thích đọc lƣớt hơn trƣớc để tiết kiệm thời gian. Vì thế, việc trình bày báo in hiện nay thƣờng chú trọng tới kích thƣớc của tít và kích thƣớc của ảnh làm điểm nhấn níu mắt độc giả xem lƣớt. Ngoài ra, cách bố trí tin bài trên một trang báo cũng phải đảm bảo thứ tự ƣu tiên hợp lý để độc giả thoạt nhìn toàn trang có thể thấy ngay mức độ quan trọng của mỗi tin bài. [54]

Việc biên tập các bài viết, đặc biệt là bài viết cho báo điện tử đòi hỏi biên tập viên phải biết giảm lƣợng chữ trong toàn bài cũng nhƣ trong từng đoạn văn. Ngoài ra, các yếu tố phụ nhƣ biểu bảng, hộp thông tin, bản đồ, sơ đồ, chú thích ảnh, tít phụ v.v. ngày càng đƣợc chú trọng để giúp độc giả tiếp cận thông tin một cách thuận tiện và nhanh chóng.

Trong cuộc điều tra của chúng tôi, câu hỏi “Ông bà thường đọc báo in như thế nào?” cho thấy có 40% độc giả nội thành Hà Nội có thói quen đọc hết cả tờ báo in, 32% chỉ luôn đọc một số mục quan tâm và 28% coi lƣớt qua và dừng lại đọc khi gặp tin nào hấp dẫn. Kết quả này cho thấy ngƣời

Hà Nội vẫn đọc báo in khá chậm rãi bởi số ngƣời đọc lƣớt chiếm tỉ lệ thấp nhất.

Phân nhóm theo tần suất đọc báo cho thấy những ngƣời đọc báo in hàng ngày cũng là những ngƣời đọc báo kỹ nhất với 43% đọc hết cả tờ báo so với 29% ở nhóm đọc báo in vài lần một tháng. Nữ giới có tỉ lệ đọc hết cả tờ báo cao hơn nam giới (44% so với 36%), trong khi nam giới thƣờng đọc lƣớt hơn (32% so với 24%).

B 26Bảng 2.27. Cách thức đọc báo in của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội trên 15 tuổi (tính trên những người đọc báo in)

Cách thức đọc báo in Số lƣơng (ngƣời) Tỉ lệ (%) Đọc hết cả tờ báo 157 39.4

Chỉ luôn coi một số mục quan tâm 129 32.4

Chỉ coi lƣớt qua và dừng lại đọc

khi gặp tin nào hấp dẫn 112 28.1

Tổng 398 100.0

Nguồn : Cuộc điều tra tháng 7/2007

Những kết quả trên cho thấy một trong các ƣu điểm của báo in là cho phép công chúng đọc kỹ và đọc chậm mà không thấy khó chịu và mất kiên nhẫn. Đây là nét khá khác biệt giữa báo in với báo điện tử.

Đối với báo điện tử, cách thức đọc của công chúng cũng là mối quan tâm hàng đầu. Có ít nhất 2 đặc trƣng của báo điện tử khiến cho độc giả trở nên kém kiên nhẫn hơn so với báo in. Thứ nhất, các ký tự trên báo điện tử có độ rung liên tục trên màn hình nên nhanh chóng khiến ngƣời đọc mỏi

mắt. Thứ hai, báo điện tử thu hút độc giả bằng các liên kết độc lập trên trang báo nên số lựa chọn trên trang chủ cho độc giả bấm vào nhiều hơn gấp bội so với báo in, đó là chƣa kể đến dung lƣợng không hạn chế của các tờ báo điện tử cho phép độc giả thoải mái lựa chọn tin tức. Do đó, độc giả của báo điện tử có xu hƣớng dễ “bỏ cuộc” nếu tốc độ truy cập quá chậm, trang báo trình bày khó hiểu hoặc tít bài và nội dung quá dài dòng.

B 27Bảng 2.28. Cách thức đọc báo điện tử của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội trên 15 tuổi (tính trên những người đọc báo điện tử)

Cách thức đọc báo điện tử Số lƣơng (ngƣời) Tỉ lệ (%) Chủ yếu chỉ đọc một trang mình thích nhất 75 31.1

Đọc nhiều trang báo điện tử

cùng một lúc 53 22.0

Lƣớt qua nhiều trang và chỉ

đọc các tin hấp dẫn 105 43.6

Không chủ ý mà thƣờng do

tình cờ mới vào đọc 6 2.5

Ý kiến khác 2 .8

Tổng 241 100.0

Nguồn : Cuộc điều tra tháng 7/2007

Kết quả điều tra về cách thức đọc báo điện tử của độc giả nội thành Hà Nội cho thấy số ngƣời xem lƣớt các trang và chỉ đọc các tin hấp dẫn chiếm

tỉ lệ cao nhất 44%, hơn hẳn tỉ lệ ngƣời đọc lƣớt đối với báo in. Điều này phù hợp với đặc thù của từng loại báo. 31% chủ yếu chỉ đọc một trang báo mà mình ƣa thích nhất. Tỉ lệ đọc nhiều trang báo điện tử cùng một lúc là 22%. Những ngƣời “không chủ ý mà chỉ do tình cờ mới vào đọc” chỉ chiếm 2.5%.

Phân nhóm theo tần suất đọc báo điện tử cho thấy những ngƣời đọc báo điện tử thƣờng xuyên có xu hƣớng đọc nhiều trang một lúc. Tỉ lệ này ở nhóm đọc báo điện tử hàng ngày là 27% so với 17% ở nhóm đọc vài lần một tuần và 8% ở nhóm đọc vài lần một tháng. Kết quả cũng cho thấy những ngƣời đọc báo điện tử ở mức độ vừa phải (mỗi tuần vài lần) có xu hƣớng đọc một trang báo ƣa thích (36% so với 30% ở nhóm đọc hàng ngày và 29% ở nhóm đọc mỗi tháng vài lần).

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 92)