Chân dung những người chỉ đọc báo in

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 101)

5. Kết cấu luận văn

2.4.2. Chân dung những người chỉ đọc báo in

Việc tìm hiểu chân dung xã hội của một nhóm công chúng cụ thể nhằm tìm ra những đặc điểm chung của các thành viên trong nhóm, chỉ ra sự khác biệt với những nhóm công chúng khác. Chân dung xã hội của một nhóm công chúng đƣợc phác hoạ bằng cách chỉ ra những đặc trƣng cơ bản về giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, tôn giáo v.v. hay sự giống nhau về nhu cầu, sở thích, hoàn cảnh sống v.v..

Chân dung xã hội của các nhóm công chúng hay nhóm ngƣời tiêu dùng nếu đƣợc phác họa chính xác có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn phƣơng pháp tiếp cận thích hợp cho từng nhóm, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Trong điều tra của chúng tôi, những ngƣời chỉ đọc báo in mà không đọc báo điện tử chiếm 41% dung lƣợng mẫu cƣ dân nội thành Hà Nội trên 15 tuổi. Điều này có nghĩa là đối với một nhóm lớn cƣ dân, báo in vẫn là phƣơng tiện thu nhận tin tức quan trọng hơn.

Một lý do chính khiến những ngƣời này không đọc báo điện tử là vì họ chưa từng vào mạng internet (chiếm 84% số ngƣời chỉ đọc báo in). Chỉ có 16% đã từng vào mạng internet nhƣng vẫn không đọc báo điện tử.

Do nam giới sử dụng internet nhiều hơn nữ giới nên tỉ lệ nữ chỉ đọc báo in mà không đọc báo điện cao hơn nam giới (46% so với 37%).

Về tuổi tác, ngƣời càng lớn tuổi càng có xu hƣớng ƣa chuộng báo in. Trong khi có tới 76% số ngƣời trên 65 tuổi chỉ đọc báo in thì tỉ lệ này ở nhóm 15 – 24 là 8% và ở nhóm 24-35 tuổi là 25%. Về nghề nghiệp, không có gì ngạc nhiên khi nhóm nghỉ hƣu có tỉ lệ chỉ đọc báo in cao nhất (72%), tiếp đó là nhóm buôn bán tƣ thƣơng có 62%, trong khi tỉ lệ này lại rất thấp ở nhóm làm việc cho các doanh nghiệp (11%).

Về trình độ học vấn, nhóm có trình độ học vấn thấp có xu hƣớng chỉ đọc báo in. Tỉ lệ này ở nhóm tiểu học – trung học cơ sở là 65%, trong khi ở nhóm đại học là 24% và sau đại học là 19%. Ngƣời có trình độ học vấn cao có xu hƣớng đọc cả hai loại báo, hoặc chỉ đọc báo điện tử.

So với nhóm đọc cả báo in lẫn báo điện tử thì những ngƣời chỉ đọc báo in là những ngƣời có xu hƣớng thích đọc báo an ninh hơn báo tin tức. Có 33% số ngƣời chỉ đọc báo in cũng là những ngƣời chỉ đọc dòng báo an ninh. Trong khi tỉ lệ này ở nhóm đọc cả báo in lẫn báo điện tử là 22%.

Về lý do chỉ đọc báo in, một nhân viên bảo vệ cơ quan 48 tuổi (nam giới), ngày trƣớc thƣờng đọc báo An ninh thủ đôTiền phong ở nơi làm việc, giờ chỉ đặt báo Công an nhân dân nói:

Ưu điểm của nó (báo in) là có thể cầm mọi nơi, khi nào rỗi thì đọc được ngay, chứ còn báo điện tử thì thứ nhất là phải có máy móc này, thứ hai là lúc làm việc (bảo vệ) không thể chen vào đọc được này, thứ ba là nó tốn điện nữa

Ƣu điểm “dễ cầm” của báo in đƣợc khá nhiều ngƣời đồng tình. Một chị 25 tuổi, làm nghề kế toán, đọc cả báo in lẫn báo điện tử nói:

Mình không có thời gian để mua báo (in) nên mới đọc báo mạng chứ còn vẫn thích báo in hơn đấy! Đọc bài dài trên báo in đỡ ngại hơn, chứ đọc trên báo điện tử thì mỏi mắt lắm. Với lại cầm tờ báo in trên tay vẫn cảm giác thích hơn thế nào ấy.

(Xem Phụ lục 5, Trƣờng hợp 7). Nhƣ vậy, nhìn chung, mấy nét phác họa chân dung nhóm chỉ đọc báo in là ít sử dụng internet, nhiều nữ hơn nam, nhiều tuổi, học vấn trung bình và ƣa thích nội dung vụ án. Những ngƣời thuộc nhóm này thƣờng làm những công việc không dùng tới máy tính hoặc không ngồi trong văn phòng, vì thế, việc đọc báo điện tử trở nên rất bất tiện vì phải có máy tính vài kết nối mạng internet.

Một phần của tài liệu Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007 (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)