5. Kết cấu luận văn
3.4. Báo in và báo điện tử có nhiều khác biệt về giới độc giả
Báo điện tử và báo in có lịch sử phát triển hoàn toàn khác biệt. Lý do này cùng với nhiều khác biệt về đặc trƣng mỗi loại hình dẫn tới sự khác biệt trong giới độc giả của báo in và báo điện tử.
Trƣớc hết, hành vi đọc báo điện tử có sự liên hệ hết sức chặt chẽ với biến tuổi tác và trình độ học vấn. Đặc điểm này có thể hiện ở báo in những không rõ nét nhƣ báo điện tử.
Về tuổi tác, ở hành vi đọc báo in có mối tƣơng quan tỉ lệ thuận. Ngƣời lớn tuổi đọc báo in nhiều hơn nhƣng ngƣời trẻ tuổi không từ bỏ báo in mà chỉ đọc với tần suất thấp hơn (nhóm tuổi dƣới 35 tuy có tỉ lệ đọc báo in hàng ngày thấp hơn, nhƣng lại có tỉ lệ đọc báo in hàng tuần cao hơn hẳn). Trong khi đó, mức độ ảnh hƣởng của tuổi tác đến hành vi đọc báo điện tử rõ rệt hơn nhiều, thể hiện qua mối tƣơng quan tỉ lệ nghịch một cách chặt chẽ giữa tuổi tác với cả tỉ lệ đọc lẫn tần suất đọc. Nhóm tuổi 15 – 34 rất thƣờng đọc báo điện tử với tuần suất đọc đậm đặc hơn hẳn. (xem Bảng 2.13.)
Trình độ học vấn cũng liên quan chặt chẽ tới hành vi đọc báo điện tử. Mức độ và tần suất đọc báo điện tử tăng đều đặn tƣơng ứng với độ tăng mỗi cấp học, đặc biệt cao hơn hẳn ở những ngƣời có trình độ đại học và sau đại học (xem Bảng 2.15.). Trong khi đó, ở báo in, biến trình độ học không có ảnh hƣởng rõ rệt đối với tỉ lệ và tần suất đọc.
Điều này cho thấy sự khác biệt khá rõ giữa báo in vào báo điện tử dƣới góc độ trình độ tiếp nhận cũng nhƣ lịch sử phát triển. Báo in đã trở nên quen thuộc với cƣ dân đô thị sau cả một thế kỷ tồn tại, vì thế, ai cũng có thể tìm đƣợc một tờ báo in phù hợp với trình độ của mình. Trong khi đó, báo điện tử chỉ vừa mới xuất hiện, lại cần tới những kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng máy tính và mạng internet, vì thế, nó trƣớc tiên phổ biến đối với nhóm có trình độ học vấn cao. Trong tƣơng lai, khi máy tính và mạng internet trở nên phổ cập hơn, chắc chắn việc đọc báo điện tử sẽ trở nên gần gũi hơn với những ngƣời có trình độ học vấn thấp.
Những khác biệt về nhóm nghề nghiệp của độc giả hai loại báo này cũng khá rõ nét. Nhóm làm việc tại các doanh nghiệp và nhóm học sinh - sinh viên có cơ hội tiếp xúc với máy tính nhiều hơn và tuổi đời trẻ hơn có
xu hƣớng đọc báo điện tử nhiều hơn hẳn so với nhóm công chức nhà nƣớc và buôn bán tƣ thƣơng. (xem Bảng 2.14.)
Ngoài ra, chúng ta cũng thấy tồn tại sự khác biệt rất rõ rệt, nếu không nói là trái ngƣợc giữa chân dung những ngƣời chỉ đọc báo in và những ngƣời chỉ đọc báo điện tử. Nếu nhƣ chân dung nhóm chỉ đọc báo in có thể đƣợc phác thảo bằng mấy nét: không dùng internet, đông nữ giới, lớn tuổi, ƣa đọc mảng an ninh thì nhóm chỉ đọc báo điện tử lại có đặc trƣng là: ƣa chuộng internet, đông nam giới, trẻ tuổi, ƣa đọc mảng tin tức.
Những sự khác biệt nêu trên cho phép chúng ta nghĩ tới đặc trƣng của một nhóm công chúng khá đặc thù, sớm tiếp cận mạng internet và báo điện tử. Nếu nhìn nhận mạng internet nói chung và báo điện tử nói riêng là một phát minh mới đang xâm nhập vào đời sống xã hội thì kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy chúng đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát tán. Theo lý thuyết khuếch tán cái mới (diffusion of innovation theory) của học giả ngƣời Mỹ Everett Rogers thì một ý tƣởng hay phát minh mới thƣờng trải qua quá trình khuếch tán vào xã hội với nhiều giai đoạn tuân theo biểu đồ chữ s (xem Hình 3.1.)
Theo lý thuyết của Rogers thì nhóm sớm tiếp nhận báo điện tử ở Hà Nội sẽ là những ngƣời trẻ tuổi, trình độ học vấn cao và sử dụng mạng thƣờng xuyên. Tỉ lệ đọc báo điện tử hàng ngày và hàng tuần của cƣ dân Hà Nội đạt trên 40%, nên xét trên biểu đồ chữ s thì vẫn chƣa qua đỉnh và hiện vẫn ở giai đoạn khuếch tán với tốc độ nhanh. Những phác thảo về nhóm chỉ đọc báo in có thể cũng là cho thấy phần nào chân dung của nhóm những ngƣời chậm tiếp nhận công nghệ mới, và sẽ chấp nhận sử dụng mạng internet vào giai đoạn muộn của quá trình khuếch tán. Bởi lẽ Hà Nội là một trong những đô thị lớn nhất của đất nƣớc nên chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định sự xâm nhập của báo điện tử ở các vùng miền khác sẽ có khoảng chậm hơn nhất định, đặc biệt là ở khu vực nông thôn thì khoảng cách này sẽ khá lớn. [51]
Tất nhiên, lý thuyết của Rogers chỉ là một nỗ lực mô hình hoá một quá trình xã hội hết sức phức tạp với nhiều chiều kích khác nhau cùng tác động đến sự khuếch tán của cái mới, vì thế, khó tránh khỏi việc đơn giản hoá quá trình này. Tuy nhiên, nó cũng là một gợi ý để chúng ta mƣờng tƣợng về xâm nhận đời sống xã hội của báo điện tử nói riêng và mạng internet nói chung.