Kiến nghị với Nhà nước và các tổ chức hữu quan

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 68)

3.3.1. Đối với Chính phủ và các bộ ngành

- Đối với Chính phủ:

Trước tiên cần hoàn thiện quản lý nhà nước về thị trường và thương mại. Chính sách thương mại không ổn định gây khó khăn cho các ngân hàng trong quá trình thực hiện TTQT. Danh sách các mặt hàng cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu còn không rõ ràng lại thường xuyên bị thay đổi gây khó khăn cho ngân hàng. Có những mặt hàng năm nay cho phép nhập khẩu nhưng năm sau lại không cho phép nhập khẩu.Vì vậy, định hướng kế hoạch xuất nhập khẩu của Chính phủ là vấn đề quan trọng, mang tính quyết định đối với chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu qua con đường tiểu ngạch, đặc biệt là ở khu vực biên giới còn trong tình trạng buông lỏng quản lý, thiếu các chính sách quản lý hiệu quả, hầu hết việc thanh toán đều sử dụng tiền mặt mà không qua hệ thống ngân hàng, điều này làm giảm khả năng quản lý của nhà nước cũng như làm giảm vai trò của các NHTM trong việc phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động TTQT.

- Đối với Bộ Công thương:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng khuyến khích xuất khẩu và quản lý chặt chẽ nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hải quan, thuế quan...Trong thời gian qua, các văn bản quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan thường xuyên thay đổi khiến các doanh nghiệp bị động trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến công tác xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, ổn định chính sách thương mại là một giải pháp hết sức quan trọng giúp phát triển hoạt động TTQT.

Thứ hai, thực hiện sửa đổi, tháo gỡ những khó khăn trong luật đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn để thu hút nguồn vốn đầu tư. Cải cách chính sách bảo hộ lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng trong nước.

Thứ ba, cần có chính sách để hướng các doanh nghiệp đầu tư hợp lý vào ngành xuất khẩu có trọng điểm và ưu tiên đầu tư vốn, công nghệ, lao động cho những ngành có khả năng xuất khẩu. Chú trọng đầu tư vào các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản nhằm tăng tỷ trọng hàng chế biến trong kim ngạch xuất khẩu.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHNN Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành hoạt động của hệ thống ngân hàng, tạo sự ổn định về tài chính, làm nền tảng cho sự phát triển của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế trong nước và Thế giới có nhiều biến động như hiện nay thì bất kỳ sự chỉ đạo nào của NHNN cũng có tác động mạnh mẽ đến thị trường. Do đó, để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng đạt hiệu quả cao hơn nữa, NHNN cần:

- Tạo sự ổn định về tỷ giá và lãi suất cho thị trường, tránh những điều chỉnh bất ngờ với biên độ lớn. Trong thời gian qua, ở thị trường Việt Nam diễn biến lãi suất diễn ra tương đối phức tạp. Các NHTM đều huy động vượt trần quy định của NHNN. Các doanh nghiệp có nhu cầu vay chính đáng phục vụ sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu nhưng cũng rất khó để được vay, hoặc có vay nhưng lãi suất cũng rất cao, cao hơn rất nhiều so với mức mà doanh nghiệp có thể sản xuất để sinh lời. Việc doanh nghiệp vay tiền của NHTM với lãi suất cao như vậy chả khác gì việc doanh nghiệp chỉ nai lưng ra làm giả nợ cho ngân hàng mà không có được lợi nhuận.

Vì vậy tình trạng các doanh nghiệp ngưng trệ sản xuất, vi phạm hợp đồng thương mại hay không ký kết thêm các hoạt động ngoại thương diễn ra tương đối nhiều. Hơn nữa, sự chênh lệch lãi suất giữa VND và USD lại quá lớn, dẫn đến tình trạng tín dụng USD có sự tăng trưởng quá lớn so với tín dụng VND. Bên cạnh đó, có những thời điểm, tỷ giá USD và VND xuống quá thấp, NHNN lại không có

những can thiệp để mua vào, tăng dự trữ ngoại hối để có thể can thiệp vào những thời điểm mà thị trường khan hiếm USD như thời điểm cuối năm.

NHNN cần phải cung cấp thông tin về việc điều chỉnh tỷ giá một cách nhanh chóng, nhằm tránh những hậu quả, thiệt hại đáng tiếc trong hoạt động ngoại thương bằng cách thông báo đến các ngân hàng thương mại thông qua mạng lưới máy vi tính nối tại NHNN. Giúp NHTM nắm bắt thông tin kịp thời, theo sát những biến động trên thị trường.

- Củng cố thêm nữa hệ thống thông tin và cung cấp thông tin, nhất là thông tin từ phía các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, giúp Ngân hàng tránh khỏi sự thiếu thông tin, giảm thiểu những rủi ro Ngân hàng có thể gặp phải khi gặp những khách hàng có ý định gian lận trong làm ăn. Muốn vậy, NHNN cần tăng cường hoạt động của Trung tâm phòng ngừa rủi ro, đôn đốc các ngân hàng thực hiện chế độ cung cấp thông tin khách hàng theo quy chế và tổ chức hoạt động thông tin tín dụng do Thống đốc NHNN ban hành đồng thời giúp các ngân hàng cập nhập thông tin khi có biến động của khách hàng.

- NHNN cần phát huy vai trò lãnh đạo của mình đối với các NHTM Việt nam trong quan hệ giao dịch với các bạn hàng quốc tế. Trong quan hệ quốc tế, uy tín là một yếu tố vô cùng quan trọng. Ngoại trừ các NHTM nhà nước, nhìn chung các NHTM Việt Nam chưa xây dựng được sự tin tưởng của các ngân hàng nước ngoài cũng như chưa có được uy tín trên thị trường tài chính quốc tế. Để tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam mở rộng hoạt động TTQT thì NHNN cần phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo cho các NHTM trong quan hệ quốc tế.

- Cần ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể đối với các loại hình TTQT. Hiện nay, hoạt động TTQT bằng L/C được điều chỉnh bởi UCP 600 do ICC ban hành, tuy nhiên văn bản này lại không có những hướng dẫn chi tiết về các loại hình tín dụng đặc biệt như thư tín dụng giáp lưng, thư tín dụng tuần hoàn và thư tín dụng đối ứng. Các loại hình này ngày càng được áp dụng nhiều hơn tuy nhiên mỗi ngân hàng tại Việt Nam lại có những quy định riêng và xác định mức mức phí khác nhau. Do vậy, NHNN nên ban hành một văn bản hướng dẫn chung về việc áp dụng UCP 600 vào thực tiễn TTQT của Việt Nam, trong đó đặc biệt cần nêu rõ các vấn đề mà UCP đưa ra còn chung chung trong UCP như vấn đề về ngày tháng, nội dung

của bản thân các chứng từ để có một hành lang tập quán thống nhất của Việt Nam, tránh việc ngay bản thân các ngân hàng Việt Nam cũng có những cách hiểu và áp dụng rất khác nhau một số điều trong UCP.

- Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

3.3.3. Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Hiện nay, có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế, xong kiến thức về TTQT cũng như thương mại quốc tế còn rất kém, đặc biệt các công ty quy mô nhỏ. Vì vậy, nhiều khi trong hợp đồng ngoại thương có những điều khoản rất bất lợi cho khách hàng, dù đã được ngân hàng phát hành tư vấn nên bỏ điều khoản đó nhưng do bên đối tác nước ngoài ép đưa vào L/C, khách hàng Việt Nam vẫn chấp nhận. Hay khi ngân hàng thông báo không đòi được phí từ phía bên xuất khẩu, quay sang đòi ngân hàng phát hành Việt Nam, thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn trả mà không hề có phản hồi gì đối với đối tác nước ngoài.

Ngay cả khi nhận được thông báo chứng từ sai sót từ phía ngân hàng nước ngoài, khách hàng vẫn hiển nhiên chấp nhận sai sót và thanh toán mà không hề hiểu rõ những sai sót đó là gì, liên quan đến những vấn đề gì về hàng hóa hay sẽ khó khăn gì trong thủ tục hải quan. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp hiểu rõ và thường xuyên cập nhập UCP, cũng như các tập quán thương mại quốc tế là điều cần thiết. Doanh nghiệp cần chú trọng trong khâu đào tạo trình độ cán bộ làm công tác xuất – nhập khẩu. Nâng cao hiểu biết để ứng phó kịp thời với những biến cố có thể xảy ra trong giao dịch, tránh tình trạng doanh nghiệp bị thua lỗ, hoặc chịu sự thiệt hơn. Sàng lọc kỹ trong việc lựa chọn đối tác làm ăn, nhất là trong hoạt động ngoại thương, doanh nghiệp Việt Nam luôn phải làm việc với đối tác nước ngoài, rủi ro sẽ cao hơn. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩ thông tin về đối tác mình sắp làm ăn, bề dày hoạt động, thành tích hoạt động, sự phản hồi về thái độ làm việc từ các bạn hàng khác cho đối tác mà doanh nghiệp đang lựa chọn . Có như vậy, mới giảm nguy cơ bị thua lỗ trong những thương vụ ngoại thương. Hơn nữa, hoạt động thương mại quốc tế còn liên quan đến vấn đề tỷ giá, đây được coi là vấn đề khó đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên thường xuyên cử cán bộ đi học hỏi nghiệp vụ

các lớp chuyên ngành, nếu cần nên mời các chuyên viên giỏi, có kinh nghiệm ở các ngân hàng về giảng dạy.

KẾT LUẬN

Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế WTO, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển, làm tiền đề cho hoạt động TTQT phát triển. Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex (PG Bank) một trong những ngân hàng mới tham gia vào hoạt động TTQT. Việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động TTQT của PG Bank trở thành một vấn đề cấp thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay.

Qua hơn 5 năm hoạt động, PG Bank đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như doanh số hoạt động TTQT không ngừng tăng trưởng qua các năm, tạo được lợi nhuận lớn cho Ngân hàng; Chất lượng dịch vụ TTQT không ngừng được cải thiện; Uy tín của PG Bank ngày càng được nâng cao trên thị trường; Hạn mức tín dụng, cũng như các ngân hàng đại lý của PG Bank tăng lên qua từng năm.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế trong hoạt động TTQT như công tác đào tạo cán bộ còn chưa kịp với yêu cầu và nhiệm vụ; Thời gian thực hiện giao dịch còn dài; Hệ thống ngân hàng đại lý còn ít với hạn mức tín dụng được cấp tại các ngân hàng còn thấp; Sự mất cân đối giữa hoạt động thanh toán xuất – nhập khẩu còn diễn ra trong nhiều năm với biên độ lớn; Thủ tục của Ngân hàng còn mang nặng tính hành chính; Ngân hàng còn chậm trễ trong việc cập nhật thông tin.

Nguyên nhân của những mặt hạn chế trên xuất phát từ hai phía chủ quan và khách quan. Đối với nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân do nội tại Ngân hàng: PG Bank chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc thiết lập quy trình, thao tác chi tiết chuẩn về từng hoạt động TTQT; Sự hạn chế về số lượng và chất lượng của cán bộ Phòng TTQT và các phòng ban có liên quan; Hoạt động marketing chưa thực sự phát huy được hiệu quả; Công tác kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ TTQT chưa được tiến hành thường xuyên; Hoạt động của ngân hàng đại lý còn nhiều yếu kém. Đối với nguyên nhân khách quan, là những nguyên nhân xuất phát từ phía bên ngoài: Công tác cung cấp thông tin từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước còn nhiều hạn chế; Hành lang pháp lý cho hoạt động TTQT chưa hoàn chỉnh; Chính

sách quản lý vĩ mô của Nhà nước, của Bộ Công thương và môi trường kinh tế chưa tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương phát triển; Sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng trong nước và ngoài nước; Biến động kinh tế, chính trị thế giới; Xuất phát từ phía các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu.

Đứng trước những khó khăn và thách thức như thế trong thời gian tới PG Bank cần có những giải pháp cấp thiết về công nghệ; Luôn đào tạo nâng cao chất lượng trình độ cán bộ TTQT; Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động TTQT; Đẩy mạnh hoạt động marketing. Bên cạnh đó, cần có sự tạo điều kiện từ phía Nhà nước, Bộ Công thương và NHNN như ổn định chính sách thương mại, danh mục các mặt hàng cấm hoặc hạn chế xuất – nhập khẩu cần được xác định rõ ràng. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuế quan, hải quan. NHNN cần ban hành chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt tránh những điều chỉnh bất ngờ với biên độ lớn, tạo sự ổn định trong tỷ giá. Cung cấp thông tin đấy đủ, chính xác đến các NHTM để các ngân hàng có thể nắm vững những biến động thị trường, cũng như xác định được thông tin về khách hàng. Cuối cùng, là sự hợp tác từ phía các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu, các doanh nghiệp cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức hiểu biết về TTQT, tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác làm ăn nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TTQT.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Anh, Vì sao có những “nút thắt” làm kinh tế suy giảm

http://quanlambao-vn.com/article.php?id=2127&cat_id=11

2. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (Đồng chủ biên) (2002), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

3. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (Đồng chủ biên) (2010), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Khánh Chi (2009), Giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long, Luận văn tốt nghiệp, Đại học KTQD, Hà Nội.

5. Trường Giang, Doanh nghiệp phá sản hàng loạt ngân hàng vân lãi đậm, http://songmoi.vn/kinh-te-thi-truong/doanh-nghiep-pha-san-hang-loat-ngan- hang-van-lai-dam

6. Hồ Sỹ Hòa (2009), Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội thực trạng – giải pháp, Luận văn tốt nghiệp, Đại học KTQD, Hà Nội

7. Nguyễn Đình Huy (2009), Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quang Trung, Luận văn tốt nghiệp, Đại học KTQD, Hà Nội

8. Nguyễn Thị Hường, Tạ Lợi (Đồng chủ biên) (2007), Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương lý thuyết và thực hành, Tập 1, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh 06 tháng 2010 và triển khai kế hoạch 06 tháng cuối năm 2010.

10. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Báo cáo thường niên 2011

11. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 và kế hoạch kinh doanh năm 2013

12. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Báo cáo thường niên 2012

13. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dần Petrolimex (PG Bank), Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn năm 2009 – 2012

14. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Tọa đàm các sản phẩm, dịch vụ của PG bank

15. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Quy trình Tài trợ Thương mại – 2008

16. Phòng Thương mại quốc tế (2010), Bộ tập quán quốc tế về L/C, Nhà xuất bản

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w