3.2.2.1. Cải tiến quy trình TTQT
Các văn bản cần chỉ rõ trách nhiệm là thuộc ai, phòng ban nào, tránh để tình trạng phòng TTQT phải chịu trách nhiệm kiểm tra quá nhiều. Từng giai đoạn của công việc, cần chỉ rõ nhân viên, kiểm soát viên, và trưởng phòng phải làm những công việc gì, thao tác trên hệ thống cần phải được thực hiện như thế nào. Đối với từng sản phẩm, viết lại chi tiết công việc và các thao tác nghiệp vụ chi tiết trên hệ thống, chỉ rõ code sản phẩm, code phí sản phẩm... để tạo ra quy trình chuẩn, mọi bộ phận liên quan đọc có thể hiểu và tránh tốn thời gian trong việc đào tạo nhân viên mới.
3.2.2.2. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động TTQT
PG Bank cần tăng cường hơn nữa việc mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài trên cơ sở củng cố mối quan hệ đối ngoại vốn có và không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng khác trên thế giới. Để làm được điều này, PG Bank cần thực hiện tốt công tác đánh giá Ngân hàng đại lý trong thời gian qua, xem xét những mặt mạnh và những mặt hạn chế để có định hướng rõ ràng trong việc phát triển quan hệ với từng ngân hàng, từng thị trường và từng khu vực.
Việc mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý theo hướng lựa chọn các ngân hàng nước ngoài có uy tín, phù hợp trong từng lĩnh vực để xây dựng mối quan hệ. Việc làm này là rất hữu ích bởi nó giúp cho ngân hàng có nhiều sự lựa chọn ngân hàng xác nhận có uy tín, cung cấp thông tin và tư vấn đáng tin cậy về khách hàng ở nước ngoài trong các thương vụ và các giao dịch có liên quan.
3.2.3. Nhóm giải pháp về nhân sự
3.2.3.1. Nâng cao chất lượng cán bộ TTQT
Thường xuyên thực hiện công tác đào tạo lại nghiệp vụ cho nhân viên, tiến tới 100% nhân viên được đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và kiến thức pháp luật, thông lệ quốc tế, ngoại ngữ, công nghệ… để các nhân viên cập nhập các kiến thức kịp thời và toàn diện.
Cử những cán bộ có khả năng và đủ tiêu chuẩn đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài, nhằm tăng cường kỹ năng nghiệp vụ và thiếp thu được các phương pháp hoạt động mới lạ, hiệu quả. Đồng thời nắm bắt các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong ngành ngân hàng. Tăng khả năng cọ xát trong môi trường kinh tế phát triển hơn, có cơ hội tiếp xúc với các nghiệp vụ mang tính thực tế cao.
Cử cán bộ đi dự hội thảo, học tập tại các ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm về nghiệp vụ TTQT không chỉ về kiến thức nghiệp vụ, mà còn về quy trình, và ý thức làm việc. Cán bộ được cử đi học, dự hội thảo phải viết thu hoạch, tổ chức giảng dạy, trao đổi những kiến thức đã được học với các đồng nghiệp khác. Hướng tới mục tiêu, một thể thống nhất, cùng phát triển làm việc chất lượng, đạt hiệu quả cao.
Đặc biệt, Ngân hàng cần chú ý áp dụng biện pháp luân chuyển vị trí công tác của các nhân viên phòng TTQT theo quý, theo năm. Theo đó, các nhân viên luân phiên đảm nhận các chi nhánh khác nhau, tăng tính thực tiễn khi được tiếp xúc với các nghiệp vụ bới các chi nhánh thường phát sinh các nghiệp vụ khác nhau, có các khách hàng khác nhau, theo đó sẽ có nhiều nghiệp vụ cũng như tình huống khác nhau phát sinh. Từ đó, dần dần hoàn thiện, phát triển được những kỹ năng nghiệp vụ chuyên nghiệp cần có. Hơn nữa, phòng TTQT cũng nên tham gia học nghiệp vụ của các phòng ban có liên quan như nghiệp vụ chuyển tiền, nghiệp vụ cân đối nguồn vốn nhằm tăng vốn hiểu biết, góp phần linh hoạt hơn trong việc xử lý giao dịch.
3.2.3.2. Chú trọng công tác tuyển dụng, đãi ngộ nhân tài
PG Bank cần thực hiện nghiêm túc trong chế độ tuyển dụng từ khâu nhận hồ sơ, lọc hồ sơ đến thi tuyển, phỏng vấn. Cần chú trọng trong khâu xây dựng đề thi nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ đảm bảo tiêu chí công việc. Công tác sàng lọc tốt
ngay từ đầu sẽ cung cấp cho Ngân hàng đội ngũ cán bộ có trình độ cao, chuyên môn giỏi, có ý thức trách nhiệm trong công việc. Có như vậy, Ngân hàng sẽ càng có thể củng cố thêm tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai không xa, “ móng nhà” phải chắc thì “ngôi nhà mới vững được”. Đặc biệt, PG Bank cần lưu ý đến chính sách giữ, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài, việc tiến hành bình bầu cá nhân, tập thể xuất sắc là cần thiết phải được tiến hành hàng năm, nhưng phải có những tiêu chí rõ ràng, và cho điểm rõ ràng. Phần thưởng dành cho cá nhân, tập thể suất sắc cũng phải thật xứng đáng có thể là bằng tiền hoặc cũng có thể là bằng hiện vật hoặc những chuyến du lịch ở trong nước. Có như vậy mới nâng cao tính ganh đua giữa các nhân viên, xây dựng được môi trường làm việc cạnh tranh, hiệu quả, không ngừng sáng tạo.
Xây dựng chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực song song với việc xây dựng hệ thống khuyến khích/ đánh giá hiệu quả và lộ trình thăng tiến nghề nghiệp của nhân viên. Xây dựng đội ngũ cán bộ tâm huyết, gắn bó với sự phát triển của PG Bank, có năng lực về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
3.2.4. Nhóm giải pháp Marketing trong hoạt động ngân hàng
Với mục tiêu là lợi nhuận, nên việc khuyếch trương thanh thế, uy tín chất lượng hoạt động của ngân hàng nhằm thu hút khách hàng là một biện pháp quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thành công của ngân hàng. Vì vậy, để nâng cao được năng lực cạnh tranh của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng, thời gian tới PG Bank cần thực thi các chính sách Marketing một cách hiệu quả, đặc biệt là chính sách chăm sóc khách hàng và chính sách giá cả sản phẩm.
3.2.4.1. Chính sách khách hàng
PG Bank cần thực hiện chú trọng thực hiện chính sách khách hàng tích cực, hấp dẫn: Ngân hàng phải tạo được uy tín với khách hàng trong việc đảm bảo an toàn trong nghiệp vụ TTQT. Áp dụng chính sách phí không phân biệt giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên phải có chính sách phí ưu đãi cho khách hàng truyền thống, có số dư tiền gửi cao, ổn định, có nhiều giao dịch qua PG Bank.
Đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo để tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng đồng thời tiếp xúc với khách hàng để nắm bắt được ý kiến phản hồi của khách hàng từ đó Ngân hàng từng bước hoàn thiện hơn, phát triển hơn nữa sản phẩm
của hoạt động TTQT. Quan tâm hơn đối với những khách hàng là các doanh nghiệp lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, làm ăn minh bạch, đúng pháp luật, có vay có trả sòng phẳng; các doanh nghiệp quốc doanh vừa và nhỏ có khả năng là bạn hàng lâu dài.
Cần phân khúc thị trường để xác định cơ cấu thị trường hợp lý, khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng phân nhóm khách hàng theo tiêu chí như năng lực tài chính, năng lực kinh doanh và mối quan hệ với ngân hàng, từ đó giới thiệu sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng, giúp khách hàng có cái nhìn toàn cảnh nhất về sản phẩm, dịch vụ sắp được sử dụng, ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ đó.
Thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất khi các doanh nghiệp vay vốn với những khách hàng tiềm năng, đặc biệt, Ngân hàng có thể cho họ hưởng lãi suất cho vay thấp hơn đối với các khách hàng khác, tạo sự thoải mái, tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên, phát triển mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài.
Thường xuyên cung cấp cho khách hàng các thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh để giúp cho khách hàng có cái nhìn tổng thể về Ngân hàng, tiềm năng phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng, sự tận tụy, chỉnh chu, chuyên nghiệp trong công việc, từ đó sự tin cậy của khách hàng khi giao dịch, làm ăn cũng tăng lên.
Đổi mới phong cách phục vụ, giao tiếp văn minh với khách hàng trên cơ sở xây dựng chuẩn giao tiếp cho nhân viên, đặc biệt là các giao dịch viên. Nhân viên ngân hàng phải luôn niềm nở, nhiệt tình giải quyết công việc một cách nhanh chóng, chính xác, luôn sẵn sàng hướng dẫn và giúp đỡ khách hàng làm thủ tục cần thiết, không gây khó khăn cho khách hàng, sẵn sàng tư vấn giúp khách hàng ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu với phương thức thanh toán có lợi nhất.
Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, hội nghị chuyên đề nhằm giúp khách hàng có những hiểu biết cơ bản về hoạt động TTQT, các văn bản luật hay các thông lệ quốc tế cũ và mới...cũng như cung cấp cho khách hàng các sản phẩm TTQT của PG Bank. Đây là hình thức tổ chức hoạt động mang lại hiệu quả cho cả ngân hàng và khách hàng. Thông qua các hội nghị khách hàng sẽ có cơ hội tiếp xúc trao đổi thông tin với nhau đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng và Ngân hàng có thể
hiểu nhau hơn, hiểu về những khó khăn vướng mắc để có các giải pháp cùng nhau tháo gỡ.
Đẩy mạnh hơn nữa vai trò của bộ phận chăm sóc khách hàng – một bộ phận hậu cần quan trọng góp phần thành hay bại của mỗi giao dịch. Bộ phận chăm sóc khách hàng không chỉ giải đáp thắc mắc đơn thuần của khách hàng mà cần hiểu rõ các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng để tư vấn một cách chính xác nhất cho khách hàng, tránh sự lúng túng không đáng có khiến khách hàng có thể nghi ngờ về trình độ làm việc tại Ngân hàng, hay để khách hàng mất nhiều thời gian và qua nhiều người giải đáp.
3.2.4.2.Chính sách giá cả
Giá cả (phí dịch vụ) là một yếu tố hết sức nhạy cảm, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam. Khi mà khách hàng luôn có sự tìm hiểu rất kỹ về vấn đề này và luôn dành sự ưu tiên cho những ngân hàng có mức phí thấp hơn. Sử dụng chính sách phí hợp lý là một trong những giải pháp để giữ chân khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng loại hình dịch vụ và trong từng thời kỳ phải có những thay đổi cho phù hợp.
Trước hết, cần cải cách thủ tục hành chính trong ngân hàng, giảm bớt các thủ tục phiền hà nhằm tránh những chi phí phát sinh không đáng trong giao dịch TTQT. Cần kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các hiện tượng vòi vĩnh, nâng phí dịch vụ sai quy cách của các cán bộ ngân hàng.
Chính sách giá cả của Ngân hàng yêu cầu phải hợp lý nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh trang: mức phí cho các hoạt động TTQT của PG Bank cần quy định cụ thể, đặc biệt đối với phí mở L/C, phí sửa đổi L/C cần quy định mức tối đa, không có chênh lệch lớn so với các ngân hàng khác. Một số mức phí có thể quy định thấp hơn như phí thông báo L/C, không thu phí kiểm tra chứng từ hàng xuất... Mức phí thấp sẽ tạo ra sự hấp dẫn để lôi kéo khách hàng đến với dịch vụ TTQT của Ngân hàng.
Bên cạnh chính sách khách hàng và chính sách giá cả, PG Bank cũng cần có những tìm tòi đi sâu nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để từ đó đưa ra những sản
phẩm, dịch vụ mới, đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng, đặc biệt là các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
3.3. Kiến nghị với Nhà nước và các tổ chức hữu quan3.3.1. Đối với Chính phủ và các bộ ngành 3.3.1. Đối với Chính phủ và các bộ ngành
- Đối với Chính phủ:
Trước tiên cần hoàn thiện quản lý nhà nước về thị trường và thương mại. Chính sách thương mại không ổn định gây khó khăn cho các ngân hàng trong quá trình thực hiện TTQT. Danh sách các mặt hàng cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu còn không rõ ràng lại thường xuyên bị thay đổi gây khó khăn cho ngân hàng. Có những mặt hàng năm nay cho phép nhập khẩu nhưng năm sau lại không cho phép nhập khẩu.Vì vậy, định hướng kế hoạch xuất nhập khẩu của Chính phủ là vấn đề quan trọng, mang tính quyết định đối với chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu qua con đường tiểu ngạch, đặc biệt là ở khu vực biên giới còn trong tình trạng buông lỏng quản lý, thiếu các chính sách quản lý hiệu quả, hầu hết việc thanh toán đều sử dụng tiền mặt mà không qua hệ thống ngân hàng, điều này làm giảm khả năng quản lý của nhà nước cũng như làm giảm vai trò của các NHTM trong việc phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động TTQT.
- Đối với Bộ Công thương:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng khuyến khích xuất khẩu và quản lý chặt chẽ nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hải quan, thuế quan...Trong thời gian qua, các văn bản quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan thường xuyên thay đổi khiến các doanh nghiệp bị động trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến công tác xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, ổn định chính sách thương mại là một giải pháp hết sức quan trọng giúp phát triển hoạt động TTQT.
Thứ hai, thực hiện sửa đổi, tháo gỡ những khó khăn trong luật đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn để thu hút nguồn vốn đầu tư. Cải cách chính sách bảo hộ lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng trong nước.
Thứ ba, cần có chính sách để hướng các doanh nghiệp đầu tư hợp lý vào ngành xuất khẩu có trọng điểm và ưu tiên đầu tư vốn, công nghệ, lao động cho những ngành có khả năng xuất khẩu. Chú trọng đầu tư vào các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản nhằm tăng tỷ trọng hàng chế biến trong kim ngạch xuất khẩu.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHNN Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành hoạt động của hệ thống ngân hàng, tạo sự ổn định về tài chính, làm nền tảng cho sự phát triển của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế trong nước và Thế giới có nhiều biến động như hiện nay thì bất kỳ sự chỉ đạo nào của NHNN cũng có tác động mạnh mẽ đến thị trường. Do đó, để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng đạt hiệu quả cao hơn nữa, NHNN cần:
- Tạo sự ổn định về tỷ giá và lãi suất cho thị trường, tránh những điều chỉnh bất ngờ với biên độ lớn. Trong thời gian qua, ở thị trường Việt Nam diễn biến lãi suất diễn ra tương đối phức tạp. Các NHTM đều huy động vượt trần quy định của NHNN. Các doanh nghiệp có nhu cầu vay chính đáng phục vụ sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu nhưng cũng rất khó để được vay, hoặc có vay nhưng lãi suất cũng rất cao, cao hơn rất nhiều so với mức mà doanh nghiệp có thể sản xuất để sinh lời. Việc doanh nghiệp vay tiền của NHTM với lãi suất cao như vậy chả khác gì việc doanh nghiệp chỉ nai lưng ra làm giả nợ cho ngân hàng mà không có được lợi nhuận.
Vì vậy tình trạng các doanh nghiệp ngưng trệ sản xuất, vi phạm hợp đồng thương mại hay không ký kết thêm các hoạt động ngoại thương diễn ra tương đối