Kết quả thanh toán quốc tế của Ngân hàng giai đoạn 2009 – 2012

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 37)

2.1.1. Kết quả thanh toán quốc tế của Ngân hàng theo phương thức nhờ thu

Trong phương thức nhờ thu, vai trò của Ngân hàng chỉ là người thu hộ và không phải chịu trách nhiệm về việc có thu được tiền hay không. Nhờ thu D/P là Ngân hàng thu hộ phải thu được tiền của người nhập khẩu thì mới được trao chứng từ. Còn nhờ thu D/A là ngân hàng thu hộ phải nhận được chấp nhận thanh toán của người nhập khẩu mới trao chứng từ. Tuy nhiên, ngân hàng thu hộ sẽ không có trách nhiệm gì nếu đến hạn mà người nhập khẩu không trả tiền cho người xuất khẩu.

Nguồn: Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex, Tọa đàm các sản phẩm, dịch vụ của PG Bank

Hình 2.1: Quy trình nghiệp vụ theo phương thức nhờ thu

Ngân hàng thu hộ ( NH xuất trình ) Ngân hàng gửi nhờ thu Người trả tiền ( Người NK)

Người ủy nhiệm thu (Nhà XK) 2. Giao hàng 1.Hợp đồng thương mại 5. Người NK kiểm tra chứng từ (D/P hoặc D/A) 6. Thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán 3. Bộ chứng từ 8. Ghi có tài khoản 7. Chuyển tiền 4. Chuyển tiếp bộ chứng từ

Hình 2.1, cho thấy quy trình xử lý giao dịch của Ngân hàng theo phương thức nhờ thu khoa học trong từng chi tiết. Từ khâu bắt đầu giao dịch đến khâu kết thúc, đều theo một trình tự nhất định, đảm bảo đúng thủ tục, tránh sự khiếu nại từ cả hai bên. Trong phương thức nhờ thu có hai hoạt động là nhờ thu xuất khẩu và nhờ thu nhập khẩu.

Nhờ thu xuất khẩu là phương thức thanh toán ngân hàng cung cấp cho người xuất khẩu để đòi tiền người nhập khẩu sau khi xuất trình các chứng từ như yêu cầu trong hợp đồng thương mại. Ngân hàng đóng vai trò là trung gian chuyển chứng từ và kiểm soát việc thanh toán.

Nhờ thu nhập khẩu: sau khi hàng hóa được chuyển tới người nhập khẩu, người xuất khẩu gửi các chứng từ vận tải và hối phiếu tới ngân hàng của người nhập khẩu để yêu cần thanh toán. Ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng thu hộ và chỉ giao chứng từ khi người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Chính vì có phương thức làm việc khoa học, minh bạch, các giao dịch thanh toán quốc tế được xử lý theo mô hình tập trung (tất cả giao dịch được tập trung xử lý tại một trung tâm của Ngân hàng – Hội sở), nên Ngân hàng ngày càng có nhiều sự tín nhiệm từ phía doanh nghiệp. Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu đã liên tục gặt hái thành công, khẳng định tiềm năng phát triển.

Bảng 2.1 bao gồm các số liệu về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu của Ngân hàng. Doanh số hoạt động nhờ thu nhập khẩu và xuất khẩu giai đoạn 2009 – 2011 liên tục tăng, tuy nhiên doanh số đạt được chưa phải là cao mới chỉ dừng ở mức dưới 45 triệu USD/ 1 năm. Trong đó, tỷ trọng của nhờ thu nhập khẩu luôn thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng của nhờ thu xuất khẩu. Vào năm 2009, tỷ trọng của nhờ thu nhập khẩu chỉ chiếm 30,67%, trong khi đó, đối với nhờ thu xuất khẩu chiếm tới 69,33% gấp 2,26 lần. Đến năm 2011, sự chênh lệch có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, tỷ trọng nhờ thu nhập khẩu chiếm 32,7% còn nhờ thu xuất khẩu chiếm 67,3% gấp 2,06 lần. Tuy nhiên, đến năm 2012, chứng kiến sự thay đổi ngược dòng giữa tỷ trọng của nhờ thu nhập khẩu và xuất khẩu. Tỷ trọng nhờ thu xuất khẩu chỉ chiếm 36,78% trong khi, tỷ trọng nhờ thu nhập khẩu chiếm 63,22%, gấp 1,72 lần.

Doanh số hoạt động nhờ thu nhập khẩu luôn thấp hơn rất nhiều so với hoạt động nhờ thu xuất khẩu tạo nên sự mất cân bằng. Sự chênh lệch là khá lớn. Điển hình là năm 2009, doanh số hoạt động nhờ thu xuất khẩu đạt 22,049390 triệu USD trong khi đó ở hoạt động nhờ thu nhập khẩu chỉ đạt 9,755232 triệu USD kém 2,26 lần.

Bảng 2.1:Kết quả thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu giai đoạn năm 2009 – 2012

Năm

Nhập khẩu Xuất khẩu Tổng

Doanh số (triệu USD) Tỷ trọng (%) Doanh số (triệu USD) Tỷ trọng (%) Doanh số (triệu USD) Tỷ trọng (%) 2009 9,755232 30,67 22,049390 69,33 31,804622 100 2010 13,006976 31,51 28,268449 68,49 41,275425 100 2011 14,614580 32,7 30,072819 67,3 44,687399 100 2012 17,244860 63,22 10,031684 36,78 27.276544 100

Nguồn: Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex, Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn năm 2009 -2012

Nhưng đến năm 2012, sự chênh lệch có diễn ra nhưng với sự đổi ngược tình thế của hai hoạt động. Hoạt động nhờ thu nhập khẩu tăng lên 17,244860 triệu USD tăng gấp 1,18 lần so với cùng kỳ năm 2011. Hoạt động nhờ thu xuất khẩu lại có sự giảm mạnh khi giảm từ 30,072819 triệu USD vào năm 2011 xuống còn 10,031684 triệu USD vào năm 2012, giảm hơn 20 triệu USD. Tạo nên sự chênh lệch nhỏ giữ hoạt động nhờ thu nhập khẩu và xuất khẩu của năm 2012 với số chênh lệch là 7,213176 triệu USD.

Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng của hoạt động nhờ thu xuất khẩu từ năm 2011 đến năm 2012 là do sự suy giảm trong nền kinh tế, khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sản xuất, thậm chí theo thống kê năm

2012 số doanh nghiệp bị phá sản lên đến 54.261 doanh nghiệp. Năm 2012, cũng lả năm đầu tiên mà Hà Nội xảy ra tình trạng số doanh nghiệp phá sản nhiều hơn số doanh nghiệp đăng ký mới. Nền kinh tế gặp khó khăn, cùng hàng loạt các doanh nghiệp trong nước bị phá sản là một phần lý do khiến cho hoạt động xuất khẩu bị đình trệ, giảm mạnh. Vì vậy, hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng theo. Hoạt động nhờ thu nhập khẩu vẫn tăng lên con số 17,244860 triệu USD vào năm 2012 được lý giải là do một số ngành sản xuất trong nước vẫn cần phải nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào để tiến hành sản xuất cùng với nhu cầu sử dụng sản phẩm ngoại nhập thiết yếu trong dân cư.

2.1.2. Kết quả thanh toán quốc tế của Ngân hàng theo phương thức tín dụngchứng từ chứng từ

Thư tín dụng là một bức điện thư gửi tới người xuất khẩu theo yêu cầu của người nhập khẩu, trong đó cam kết sẽ thanh toán một khoản tiền nhất định tại một thời điểm nhất định khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng.

Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng theo phương thức tín dụng chứng từ có các bên liên quan:

- Người yêu cầu mở thư tín dụng là người nhập khẩu hoặc là người nhập khẩu ủy thác cho một người khác

- Ngân hàng phát hành thư tín dụng là ngân hàng của người nhập khẩu cấp tín dụng cho người nhập khẩu

- Người hưởng lợi là người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người yêu cầu mở thư tín dụng chỉ định

- Ngân hàng thông báo là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành tại nước của người hưởng

Hình 2.2 mô tả quy trình xử lý giao dịch theo phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng. Quy trình diễn ra hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ có phần phức tạp hơn so với phương thức nhờ thu. Tuy nhiên đó mới là đặc điểm khiến phương thức này trở nên an toàn, đem lại hiệu quả cao nhất so với các phương thức thanh toán quốc tế còn lại.

Phương thức tín dụng chứng từ là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán. Hầu hết mọi giao dịch thương mại quốc tế đều được đảm bảo an toàn khi sử dụng phương thức này. Các quy định của L/C đều phải tuân thủ UCP 500 qua đó tạo được sự chặt chẽ, nhất quán trong giao dịch thương mại quốc tế.

Việc thực hiện thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đem lại những lợi ích không nhỏ cho cả bên xuất khẩu và nhập khẩu.

Nguồn: Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex, Tọa đàm các sản phẩm, dịch vụ của PG Bank (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.2: Quy trình nghiệp vụ theo phương thức tín dụng chứng từ

Những lợi ích đối với người xuất khẩu:

- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như quy định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không

- Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa

- Thanh toán bằng thư tín dụng được thực hiện nhanh hơn so với nhờ thu Ngân hàng phát hành

Người yêu cầu phát hành L/C (Người NK)

Ngân hàng thông báo Ngân hàng chiết khấu

Người hưởng lợi (Người XK) 1.Hợp đồng mua bán 11. Nhận hàng 5. Giao hàng 8. Thanh toán/ Chấp nhận thanh toán – Giao chứng từ 2. Yêu cầu mở L/C 3. Phát hành L/C 9. Thanh toán 7. Chuyển chứng từ, yêu cầu hoàn trả

10. Thanh toán 6. Xuất trình giấy tờ 4. Thông báo L/C đến người hưởng lợi

- Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm)

- Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng

Những lợi ích đối với người nhập khẩu:

- Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền - Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những

gì theo quy định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền.

Bảng 2.2 cung cấp các số liệu về tình hình doanh số của hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ giai đoạn 2009 – 2012 sẽ cho cái nhìn tổng quát nhất về tỷ trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.

Giai đoạn năm 2009 – 2011, tỷ trọng L/C nhập khẩu luôn chiếm đa số so với tỷ trọng L/C xuất khẩu. Năm 2009, tỷ trọng L/C nhập khẩu chiếm tới 74,16 % trong khi tỷ trọng của L/C xuất khẩu chỉ chiếm 25,84%, đó là một con số rất khiêm tốn. Cho thấy sự mất cân bằng trong doanh số hằng năm giữa L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu. Sự mất cân bằng vẫn tiếp diễn đến tận năm 2011, khi L/C nhập khẩu chiếm 75,64% và của L/C xuất khẩu là 24,36%. Đã có sự tăng giảm điều chỉnh sự chênh lệch, tuy nhiên chưa thay đổi được nhiều. Khi tỷ trọng của hai nhóm vẫn chênh nhau đến 51,28%. Năm 2012 diễn ra sự thay đổi nhanh chóng về doanh số của L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu khi doanh số của L/C nhập khẩu giảm nhanh chóng từ 281,777299 triệu USD vào năm 2011 xuống còn 177,977453 triệu USD giảm 103,799846 triệu USD khiến tỷ trọng của nhóm chỉ còn chiếm 56,5% trong tổng doanh số cả năm. Trong khi đó, doanh số L/C xuất khẩu năm 2012 lại tăng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại, khi tăng từ 90,768941 triệu USD vào năm 2011 lên thành 137,018678 triệu USD tăng 46,249737 triệu USD, nâng nhanh tỷ trọng của nhóm lên 43,5%. Thu hẹp sự chênh lệch giữa giao dịch tín dụng chứng từ nhập khẩu và tín dụng chứng từ xuất khẩu lại còn 13%.

Giai đoạn năm 2009 – 2012 doanh số L/C nhập khẩu luôn lớn hơn so với doanh số L/C xuất khẩu. Điển hình là từ năm 2009 – 2011 sự chênh lệch diễn ra rất cao. Khi liên tục trong nhiều năm hoạt động L/C nhập khẩu luôn diễn ra mạnh mẽ và đạt doanh số cao, tăng nhanh, từ 185,229125 triệu USD vào năm 2009 đã tăng lên thành 281,777299 triệu USD vào năm 2011.

Bảng 2.2:Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ giai đoạn năm 2009 – 2012

Năm

Nhập khẩu Xuất khẩu Tổng

Doanh số (triệu USD) Tỷ trọng (%) Doanh số (triệu USD) Tỷ trọng (%) Doanh số (triệu USD) Tỷ trọng (%) 2009 185,22912 5 74,16 64,536717 25,84 249,765842 100 2010 233,87515 8 74,11 81,692047 25,89 315,567205 100 2011 281,77729 9 75,64 90,768941 24,36 372,54624 100 2012 177,97745 3 56,5 137,01867 8 43,5 314,996131 100

Nguồn: Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex, Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn năm 2009 -2012

Cùng thời gian đó, hoạt động L/C xuất khẩu lại ngược lại, diễn ra khá chậm chạp, tăng chậm trong nhiều năm, năm 2009 là 64,536717 triệu USD đến năm 2011 là 90,768941 triệu USD tăng 26,231114 triệu USD. Trong khi con số này ở hoạt động L/C nhập khẩu là 96,548174 triệu USD. Năm 2012, diễn ra sự thay đổi nhanh chóng giữa doanh số của hai nhóm hoạt động. Doanh số L/C nhập khẩu giảm xuống còn 177,977453 triệu USD, trong khi doanh số L/C xuất khẩu lại tăng lên

137,018678 triệu USD, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa hai nhóm hoạt động lại. L/C nhập khẩu giảm nhiều do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế cùng với chính sách hạn chế giải ngân của PG Bank đầu năm 2012.

2.2. Những biện pháp mà Ngân hàng đã áp dụng để đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2009 – 2012 thanh toán quốc tế giai đoạn 2009 – 2012

2.2.1. Biện pháp phát triển theo chiều rộng2.2.1.1. Công tác Marketing 2.2.1.1. Công tác Marketing

PG Bank đã tiến hành đẩy mạnh chiến dịch truyền thông, xây dựng thương hiệu nhằm quảng bá rộng rãi hình ảnh Ngân hàng. Công tác triển quảng bá thương hiệu đã được triển khai đồng bộ trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau từ kênh thông tin quốc gia đến các kênh thông tin địa phương, trên các tấm áp phích lớn tại Hà Nội và trên hông xe bus chạy trên các tuyến chính tại Hà Nội. Với nỗ lực quảng bá hình ảnh PG Bank đến gần hơn với các khách hàng.

Tiến hành thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát, lấy ý kiến của khách hàng tiềm năng, khách hàng lâu năm nhằm thu được những phản hồi về những mặt chưa được và những mặt đã đạt được của Ngân hàng, từ đó rút kinh nghiệm và tiếp tục phát huy. Từ những ý kiến đóng góp của khách hàng, PG Bank xem xét những thay đổi nhất định cần phải được tiến hành trong công tác nghiệp vụ của Ngân hàng để giúp các khách hàng cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn khi đến giao dịch

2.2.1.2. Thực hiện nhiều hình thức hỗ trợ khách hàng

Ngân hàng đã và đang tiến hành việc tăng hạn mức tín dụng cho khách hàng đến giao dịch tại PG Bank, giảm mức ký quỹ bắt buộc xuống, ưu đãi về tỷ lệ ký quỹ trong việc mở L/C nhằm phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp sử dụng đồng vốn của mình tốt hơn. Chính sách ký quỹ mở L/C của PG Bank thích hợp còn giúp được các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về mặt tài chính, khích lệ họ mở L/C tại Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiến hành gặp gỡ, trao đổi, tư vấn đầy đủ, cặn kẽ những điểm lợi và bất lợi cho khách hàng nhằm tạo được hình ảnh một PG Bank làm việc chuyên nghiệp, uy tín đối với khách hàng. Luôn sẵn sàng cung cấp đầy đủ mọi thông tin để khách hàng có thể tìm hiểu, hiểu rõ về hoạt động TTQT của Ngân hàng, từ đó lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp, tốt nhất đối với doanh nghiệp của mình.

2.2.1.3. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ TTQT

Phát triển thẻ TTQT Master, Visa, tăng khả năng TTQT cho khách hàng. Triển khai dịch vụ Internet Banking, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, cung cấp cho khách hàng dịch vụ có thể giao dịch ngay tại trên cổng thông tin mạng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng.

Ngân hàng không ngừng cải tiến các phương thứ thanh toán L/C nhập khẩu, đa dạng hình thức phương thức thanh toán trả ngay, trả chậm tạo sự linh hoạt trong vấn đề thanh toán cho các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu. Tạo ra sự thoải mái về phía khách hàng khi tiến hành giao dịch với PG Bank.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 37)