Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 71)

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX (PG BANK) ĐẾN NĂM

3.3.3.Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Hiện nay, có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế, xong kiến thức về TTQT cũng như thương mại quốc tế còn rất kém, đặc biệt các công ty quy mô nhỏ. Vì vậy, nhiều khi trong hợp đồng ngoại thương có những điều khoản rất bất lợi cho khách hàng, dù đã được ngân hàng phát hành tư vấn nên bỏ điều khoản đó nhưng do bên đối tác nước ngoài ép đưa vào L/C, khách hàng Việt Nam vẫn chấp nhận. Hay khi ngân hàng thông báo không đòi được phí từ phía bên xuất khẩu, quay sang đòi ngân hàng phát hành Việt Nam, thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn trả mà không hề có phản hồi gì đối với đối tác nước ngoài.

Ngay cả khi nhận được thông báo chứng từ sai sót từ phía ngân hàng nước ngoài, khách hàng vẫn hiển nhiên chấp nhận sai sót và thanh toán mà không hề hiểu rõ những sai sót đó là gì, liên quan đến những vấn đề gì về hàng hóa hay sẽ khó khăn gì trong thủ tục hải quan. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp hiểu rõ và thường xuyên cập nhập UCP, cũng như các tập quán thương mại quốc tế là điều cần thiết. Doanh nghiệp cần chú trọng trong khâu đào tạo trình độ cán bộ làm công tác xuất – nhập khẩu. Nâng cao hiểu biết để ứng phó kịp thời với những biến cố có thể xảy ra trong giao dịch, tránh tình trạng doanh nghiệp bị thua lỗ, hoặc chịu sự thiệt hơn. Sàng lọc kỹ trong việc lựa chọn đối tác làm ăn, nhất là trong hoạt động ngoại thương, doanh nghiệp Việt Nam luôn phải làm việc với đối tác nước ngoài, rủi ro sẽ cao hơn. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩ thông tin về đối tác mình sắp làm ăn, bề dày hoạt động, thành tích hoạt động, sự phản hồi về thái độ làm việc từ các bạn hàng khác cho đối tác mà doanh nghiệp đang lựa chọn . Có như vậy, mới giảm nguy cơ bị thua lỗ trong những thương vụ ngoại thương. Hơn nữa, hoạt động thương mại quốc tế còn liên quan đến vấn đề tỷ giá, đây được coi là vấn đề khó đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên thường xuyên cử cán bộ đi học hỏi nghiệp vụ

các lớp chuyên ngành, nếu cần nên mời các chuyên viên giỏi, có kinh nghiệm ở các ngân hàng về giảng dạy.

KẾT LUẬN

Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế WTO, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển, làm tiền đề cho hoạt động TTQT phát triển. Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex (PG Bank) một trong những ngân hàng mới tham gia vào hoạt động TTQT. Việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động TTQT của PG Bank trở thành một vấn đề cấp thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay.

Qua hơn 5 năm hoạt động, PG Bank đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như doanh số hoạt động TTQT không ngừng tăng trưởng qua các năm, tạo được lợi nhuận lớn cho Ngân hàng; Chất lượng dịch vụ TTQT không ngừng được cải thiện; Uy tín của PG Bank ngày càng được nâng cao trên thị trường; Hạn mức tín dụng, cũng như các ngân hàng đại lý của PG Bank tăng lên qua từng năm.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế trong hoạt động TTQT như công tác đào tạo cán bộ còn chưa kịp với yêu cầu và nhiệm vụ; Thời gian thực hiện giao dịch còn dài; Hệ thống ngân hàng đại lý còn ít với hạn mức tín dụng được cấp tại các ngân hàng còn thấp; Sự mất cân đối giữa hoạt động thanh toán xuất – nhập khẩu còn diễn ra trong nhiều năm với biên độ lớn; Thủ tục của Ngân hàng còn mang nặng tính hành chính; Ngân hàng còn chậm trễ trong việc cập nhật thông tin.

Nguyên nhân của những mặt hạn chế trên xuất phát từ hai phía chủ quan và khách quan. Đối với nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân do nội tại Ngân hàng: PG Bank chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc thiết lập quy trình, thao tác chi tiết chuẩn về từng hoạt động TTQT; Sự hạn chế về số lượng và chất lượng của cán bộ Phòng TTQT và các phòng ban có liên quan; Hoạt động marketing chưa thực sự phát huy được hiệu quả; Công tác kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ TTQT chưa được tiến hành thường xuyên; Hoạt động của ngân hàng đại lý còn nhiều yếu kém. Đối với nguyên nhân khách quan, là những nguyên nhân xuất phát từ phía bên ngoài: Công tác cung cấp thông tin từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước còn nhiều hạn chế; Hành lang pháp lý cho hoạt động TTQT chưa hoàn chỉnh; Chính

sách quản lý vĩ mô của Nhà nước, của Bộ Công thương và môi trường kinh tế chưa tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương phát triển; Sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng trong nước và ngoài nước; Biến động kinh tế, chính trị thế giới; Xuất phát từ phía các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu.

Đứng trước những khó khăn và thách thức như thế trong thời gian tới PG Bank cần có những giải pháp cấp thiết về công nghệ; Luôn đào tạo nâng cao chất lượng trình độ cán bộ TTQT; Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động TTQT; Đẩy mạnh hoạt động marketing. Bên cạnh đó, cần có sự tạo điều kiện từ phía Nhà nước, Bộ Công thương và NHNN như ổn định chính sách thương mại, danh mục các mặt hàng cấm hoặc hạn chế xuất – nhập khẩu cần được xác định rõ ràng. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuế quan, hải quan. NHNN cần ban hành chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt tránh những điều chỉnh bất ngờ với biên độ lớn, tạo sự ổn định trong tỷ giá. Cung cấp thông tin đấy đủ, chính xác đến các NHTM để các ngân hàng có thể nắm vững những biến động thị trường, cũng như xác định được thông tin về khách hàng. Cuối cùng, là sự hợp tác từ phía các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu, các doanh nghiệp cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức hiểu biết về TTQT, tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác làm ăn nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TTQT.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 71)