Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 54)

Ngân hàng phát hành

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, PG Bank chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc thiết lập quy trình và thao tác chi tiết chuẩn về từng hoạt động TTQT

Hiện nay các quy định về hoạt động TTQT của PG Bank mới chỉ dừng lại ở những quy trình, hướng dẫn mang tính chung chung, không cụ thể, mang nặng tính lý thuyết không có thực tế, không có những dẫn chứng cụ thể. Đặc biệt trong các trường hợp phát sinh ra nghiệp vụ chưa được đề cập đến trong quy trình. Điều này gây ra không ít trở ngại cho các cán bộ Ngân hàng khi áp dụng nghiệp vụ, không có cái nhìn chân thực, cụ thể, đầy đủ nhất về mọi khía cạnh của hoạt động TTQT ngay từ đầu, đồng thời khiến ngay cả bản thân các nhân viên ở các bộ phận có liên quan khi thực hiện quy trình nghiệp vụ cũng thấy lung túng. Hay có những bộ phận cũng chỉ xây dựng riêng quy trình cho từng phòng ban mình mà không có tính thống nhất với phòng ban khác, tạo nên sự không đồng bộ trong toàn hệ thống.

Thứ hai, công tác đào tạo cán bộ còn chưa kịp với yêu cầu và nhiệm vụ

Mạng lưới hoạt động mở rộng, ngày càng có nhiều yêu cầu phức tạp từ phía khách hàng cần được xử lý. Tuy nhiên, khi có nghiệp vụ mới phát sinh, cán bộ xử lý nghiệp vụ còn tỏ ra lúng túng, thiếu kinh nghiệm (mở L/C nhưng lại chưa hiểu rõ các điều kiện, điều khoản thanh toán trong hợp đồng, không nắm bắt được các quốc gia có biến động chính trị để cần có những điều kiện bắt buộc về bảo hiểm…), nắm bắt thông tin chưa nhanh nhạy theo kịp biến động của thị trường. Đặc biệt khi có những L/C hay nghiệp vụ mới phát sinh, hiếm gặp, các cán bộ của PG Bank thường phải mất khá nhiều thời gian trong việc xử lý trước khi phát hành.

Thứ ba, công tác kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ TTQT chưa được tiến hành thường xuyên, cẩn thận, tồn tại nhiều lỗ hổng

PG Bank đã tiến hành nhiều biện pháp thực hiện tra soát tự động giữa chi nhánh, phòng giao dịch và Hội sở. Tuy nhiên, sự nỗ lực này vẫn chưa đạt được kết quả tối ưu nhất. Nhất là trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, một phương thức đem lại hiệu quả cao trong giao dịch, đồng thời cũng giảm rủi ro cho cả phía bên xuất khẩu và nhập khẩu, nhưng lại có rất nhiều lỗi có thể xảy ra trong quá trình lập L/C dẫn đến những hiểu sai, sai sót bất lợi cho phía Ngân hàng. Việc tiến hành kiểm tra, giám sát có sự tham gia của đội ngũ chuyên trách, đội giám sát chất lượng chưa được diễn ra thường xuyên trong mỗi giao dịch TTQT, mà hầu như chỉ có những đợt kiểm tra đột xuất theo tháng, quý. Việc tiến hành giám sát nghiệp vụ thường chỉ được giao cho 2 kiểm soát viên trên Hội sở với một khối lượng công việc quá lớn. Như vậy, sẽ làm giảm chất lượng giám sát giao dịch, tạo nhiều lỗ hổng trong giao dịch TTQT.

Thứ tư, nhân viên phòng TTQT và các phòng ban có liên quan còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng

Hiện nay cả phòng TTQT của PG Bank ở Hội sở chỉ có 7 người, 1 trưởng phòng, 2 kiểm soát viên, 4 nhân viên không hề tương xứng với mạng lưới hoạt động của PG Bank – 81 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Mỗi một nhân viên thường phải phụ trách nhiều chi nhánh, khiến cho khối lượng công việc mỗi người phụ trách là quá nhiều. Áp lực công việc năng nề, khối lượng công việc lớn, cùng tính chất khó khăn trong công việc luôn đè nặng lên các cán bộ Phòng TTQT. Đặc biệt, nghiệp vụ TTQT là một nghiệp vụ khó, mang nhiều tính chất rủi ro cao trong công việc, nếu gây ra hậu quả dễ dẫn đến thiệt hại lớn cho phía Ngân hàng. Chính vì vậy, số lượng nhân viên phòng TTQT ít đã gây ra những khó khăn không nhỏ. Bên cạnh đó, các văn bản luật lệ quốc tế lại liên tục phải được bổ sung, nguồn nhân lực hạn hẹp khiến cho lượng nhân viên được đi đào tạo các nghiệp vụ mới rất hạn chế. Từ đó đẫn đến việc khi khách hàng có nghiệp vụ mới phát sinh thì việc tư vấn, giải thích và xử lý nghiệp vụ còn chậm, hiệu quả không cao.

Hơn nữa, PG Bank thực hiện hoạt động TTQT tập trung, vì vậy ở các chi nhánh không có bộ phận chuyên về TTQT mà công việc này sẽ được giao cho phòng hỗ trợ tín dụng. Điều này khiến cho hoạt động này thường xuyên bị chậm chễ, lâu được xử lý bởi bộ phận hỗ trợ tín dụng phải kiêm quá nhiều công việc. Trong khi đó, bộ phận quan hệ khách hàng lại thiếu những kiến thức về nghiệp vụ

TTQT cũng như trình độ tiếng anh còn kém, không tự giải đáp được các thắc mắc của khách hàng, thường xuyên phải nhờ đến Phòng TTQT, dẫn đến các thông tin trao đổi không được trực tiếp, liền mạch đôi khi gây hiểu lầm, làm mất thời gian giao dịch.

Một bộ phận cũng rất quan trọng liên quan đến hoạt động TTQT đó là bộ phận công nghệ thông tin. Bộ phận này trong Ngân hàng thường được biết đến với cái tên là IT, luôn phải xử lý một khối lượng công việc đồ sộ của toàn bộ hệ thống Ngân hàng. Chính vì vậy, khi có sự cố về công nghệ thông tin xảy ra, thường phải mất một thời gian mới có thể giải quyết đc. Đặc biệt là những sự cố về công nghệ thông tin trong hoạt động TTQT thì nguồn nhân lực của bộ phận ITgần như chỉ xử lý được rất ít các lỗi trong quá trình thực hiện thao tác core, các vấn đề gần như đều được chuyển cho bên bán phần mềm, vì vậy có những giao dịch kéo dài đến nhiều tiếng đồng hồ không xử lý xong.

Thứ năm, công nghệ thông tin còn chưa thực sự phát triển đồng bộ, thiếu sức cạnh tranh.

Hiện nay phầm mềm Flexcube mà PG Bank sử dụng chưa cho phép thực hiện các nghiệp vụ phức tạp trên core, không tự động báo lỗi khi có sự cố, hay các báo cáo thường xuyên phải theo dõi bằng tay. Các thông tin trên core nhiều khi không tự động hiện lên báo cáo, điều này khiến việc theo dõi báo cáo và tính toán đôi khi phải thực hiện bằng tay. Điều này rất rủi ro trong các trường hợp về theo dõi hạn mức và thời hạn thanh toán. Thêm vào đó, khi có nhiều giao dịch phát sinh và khối lượng giao dịch lớn, hệ thống thường bị lỗi, gặp trục trặc, khiến cho các cán bộ nghiệp vụ của PG Bank gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tác nghiệp.

Thứ sáu, hoạt động marketing của Ngân hàng chưa phát huy được hiệu quả

Trong thời gian qua, PG Bank đã nỗ lực không ngừng trong việc quảng bá hình ảnh của Ngân hàng trên các phương tiện truyền thông cũng như trên các tờ áp phích, biển quảng cáo. Tuy nhiên, hoạt động marketing của PG Bank chưa thực sự thu được về hiệu quả cao. Bằng chứng là lượng khách hàng tìm đến Ngân hàng để sử dụng dịch vụ TTQT còn ít, chưa tăng cao. Chủ yếu vẫn là những khách hàng lâu năm, khách hàng thuộc khối xăng dầu Petrolimex. Trong khi đó, một lượng lớn các doanh nghiệp quốc doanh hay các doanh nghiệp lớn lại chưa được Ngân hàng chú

trọng. Khách hàng của PG Bank vì vậy qua từng năm cũng không được gia tăng, vẫn chỉ là những khách hàng quen thuộc.

Việc tổ chức nghiên cứu thị trường, tổ chức hội nghị khách hàng để khách hàng có thêm cái nhìn chân thực, hiểu rõ về hoạt động của Ngân hàng còn hạn chế. Ngân hàng chưa có những chính sách ưu đãi đặc biệt như ưu đãi về vốn và lãi suất khi vay vốn, ưu đãi trong việc thế chấp tài sản khi vay vốn, hay ưu đãi về tỷ lệ ký quỹ để nhằm thu hút các doanh nghiệp đến giao dịch TTQT. Đồng thời, PG Bank chưa tạo được sự tin tưởng từ phía khách hàng, đặc biệt là những khách hàng lần đầu tiên đến giao dịch.

Trong thị trường tài chính tại Việt Nam yếu tố giá cả lại là một vấn đề nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của một cuộc giao dịch. Khách hàng sẽ luôn cân nhắc trước những ngân hàng có giá cả thấp hơn một chút mà dịch vụ TTQT vẫn đảm bảo yêu cầu, chất lượng. Chính sách giá cả của PG Bank vẫn tồn tại nhiều bất cập, khiến cho không ít các doanh nghiệp phải cân nhắc khi tiến hành tìm hiểu và quyết định sử dụng dịch vụ TTQT của Ngân hàng. Thủ tục thanh toán còn mang nặng tính hành chính rườm rà, những khâu xử lý không đáng có, làm phát sinh thêm chi phí, độn chi phí của giao dịch lên. Khiến giá cả dịch vụ TTQT của Ngân hàng có phần cao hơn so với các ngân hàng khác trong khu vực. Làm giảm sức cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường tài chính Việt Nam.

- Thứ bảy, hoạt động của ngân hàng đại lý còn yếu

Hoạt động của ngân hàng đại lý thuộc PG Bank còn yếu, chưa phát huy được hết tiềm năng khiến cho năng lực cạnh tranh của Ngân hàng cũng bị giảm sút, làm giảm thị phần trên thị trường tài chính vốn đã cạnh tranh khốc liệt. PG Bank còn rất nhiều thiếu sót trong việc chưa nắm bắt được hết các chính sách quy định của các ngân hàng đại lý nước ngoài trong các giao dịch thanh toán, chưa khai thác được tối đa dịch vụ ngân hàng do ngân hàng đại lý cung cấp để đáp ứng nhu cầu giao dịch với khách hàng.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 54)