Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 57)

Thứ nhất, công tác cung cấp thông tin từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước còn nhiều hạn chế;

Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh tế tổng hợp, gắn liền với tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội do vậy nó chịu sự chi phối rất lớn của các quy luật thị trường, hệ thống pháp luật và các cơ chế quản lý kinh tế quốc gia. Như vậy, nhu cầu về thông tin của các ngân hàng là rất lớn, song hiện nay công tác xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ các hoạt động của ngân hàng từ phía Chính phủ, Bộ Công thương và NHNN chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy, đã tạo ra không ít những khó khăn trong hoạt động TTQT của Ngân hàng. Trung tâm thông tin của NHNN cung cấp số liệu đôi khi không có tính cập nhập, thiếu đầy đủ và chính xác. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các NHTM còn hạn chế trong việc cung cấp thông tin. Đặc biệt là thông tin về việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN Việt Nam – tỷ giá là một yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận có được trong mỗi giao dịch TTQT.

Thông tin từ phía Chính phủ vẫn chậm chưa đến nhanh chóng được với Ngân hàng, khiến trong nhiều giao dịch, Ngân hàng không xác định được mặt hàng mà doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu có nằm trong danh mục cấm hay không bởi vì danh sách các mặt hàng cấm hoặc hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu này luôn được thay đổi liên tục trong thời gian ngắn.

Thứ hai, hành lang pháp lý cho hoạt động TTQT chưa hoàn chỉnh và còn nhiều bất cập

Hoạt động TTQT luôn đòi hỏi phải được vận hành trong một môi trường pháp lý chặt chẽ. Tuy nhiên điều này ở Việt Nam vẫn còn rất mơ hồ khi các quy định của pháp luật về TTQT vẫn chỉ nằm rải rác ở các văn bản luật như Luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 chứ chưa được thống nhất, rõ ràng trong một văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều nghị định về nghiệp vụ TTQT được ban hành nhưng lại thiếu tính đồng bộ, thiếu sự linh hoạt cần thiết trước những tính chất đa dạng, phức tạp của các giao dịch phát sinh trong thực tiễn.

Thứ ba, chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước, của Bộ Công thương và môi trường kinh tế chưa tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương phát triển

Trong chính sách quản lý của Nhà nước vẫn còn tồn tại những chính sách quản lý nhập khẩu, xuất khẩu như chính sách thuế, hạn ngạch, danh sách các mặt hàng cấm hoặc hạn chế nhập khẩu thay đổi liên tục trong thời gian ngắn và vẫn chưa có sự hoàn chỉnh, thống nhất. Thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn trong việc

nhập khẩu một số mặt hàng. Điều đó, đã gây những ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, làm hạn chế doanh thu trong hoạt động TTQT tại Ngân hàng. Sự hỗ trợ cho hoạt động TTQT từ phía Nhà nước chưa có, trong khi hoạt động này tồn tại rất nhiều rủi ro.

Các rào cản thương mại được áp dụng nhằm điều tiết nền kinh tế là một việc làm hết sức quan trọng từ phía Chính phủ. Nhưng nếu các rào cản này lại luôn có sự biến động sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường ngoại thương. Mức thuế quan được thay đổi một cách nhanh chóng làm cho các doanh nghiệp nhiều khi lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười, khi doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng ngoại thương với phía đối tác nước ngoài. Làm cho doanh nghiệp lỗ nặng, không thu được nhiều lợi nhuận dẫn tới việc chậm thanh toán hoặc không thanh toán phí dịch vụ cho Ngân hàng.

Thứ tư, sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng trong nước và ngoài nước

Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Kể từ đó cho đến nay, Việt Nam ngày càng vươn xa nhanh chóng trên lĩnh vực kinh tế, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, khiến cho hoạt động thương mại quốc tế có cơ hội phát triển, làm tiền đề cho hoạt động TTQT phát triển theo.Thị trường tài chính ở Việt Nam hiện nay đã trở thành một mảnh đất màu mỡ, nhiều tiềm năng phát triển. Đó chính là lý do, mà trong một vài năm gần đây là sự xuất hiện của hàng loạt ngân hàng lớn nhỏ hình thành trong khu vực, các ngân hàng đua nhau mở rộng mạng lưới và đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi, ưu đãi để lôi kéo khách hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng muốn tồn tại, đứng vững và phát triển, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn, nếu không sẽ sớm bị thôn tính “cá lớn nuốt cá bé”.

Một mặt phải cạnh tranh gay gắt nhằm tranh giành thị phần với các ngân hàng có tiềm lực, kinh nghiệm trong loại hình dịch vụ TTQT trong nước như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam…, mặt khác PG Bank phải đối đầu với vấn nạn lớn hơn đó là sự thâm nhập của hệ thống ngân hàng nước ngoài. Phần lớn các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam đều là các ngân hàng lớn, có lợi thế rất lớn về vốn, sản phẩm cung cấp đa dạng, công nghệ hiện đại, nhiều hệ thống mạng lưới, hệ thống ngân hàng đại lý và có tính chuyên nghiệp cao trong

cung cấp dịch vụ. Họ cũng thường xuyên đưa ra các chính sách ưu đãi thu hút khách hàng. Vì vậy, mà sự cạnh tranh trong thị trường tài chính ngân hàng ngày càng lớn.

Thứ năm, biến động kinh tế, chính trị thế giới

Trong những năm qua, nền kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động, đặc biệt có thể kể đến là cuộc khủng khoảng tài chính Mỹ năm 2008, tiếp đến là cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu, rồi những cuộc bạo động diễn ra ở các nước Nam Á, hay khu vực Trung Đông. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương mại quốc tế. Một số quốc gia có bạo động vì vậy mà việc vận chuyển hàng hóa qua các quốc gia này bị hạn chế. Còn ở các quốc gia như Mỹ, và một số nước Châu Âu, khó khăn về kinh tế đã khiến các nước hạn chế chi tiêu, từ đó hạn chế nhập khẩu, mà đây lại được coi là hai thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

Thứ sáu, xuất phát từ phía các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu

Các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay, thiếu hẳn sự hiểu biết về nghiệp vụ TTQT, cũng như các điều khoản gì có lợi cho doanh nghiệp nên được tận dụng, hay những điều kiện gì sẽ gây bất lợi cần phải tránh, để thu về lợi nhuận cao hơn. Bởi họ luôn nghĩ những điều khoản, điều kiện đó sẽ có ngân hàng tìm hiểu làm giúp mình, L/C đã có ngân hàng lập hộ. Với tư tưởng như vậy, họ không biết tận dụng triệt để những lợi thế sẵn có để có thể đạt được hiệu quả cao hơn trong kinh doanh ngoại thương. Thiếu hiểu biết khiến các doanh nghiệp không xác định được điều gì là có lợi nhất cho sự phát triển của mình. Hạn chế trong việc thiếu thông tin tìm hiểu cũng khiến các doanh nghiệp giảm khả năng tìm kiếm các đối tác tỉn cậy trong TTQT. Tăng nguy cơ rủi ro cao trong hoạt động ngoại thương. Dễ rất đến bị phía đối tác lừa trong các thương vụ làm ăn, gây ra thua lỗ, làm ảnh hưởng đến uy tín của PG Bank.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX (PG BANK) ĐẾN NĂM 2017 3.1. Định hướng đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng đến

năm 2017

Mục tiêu phát triển của PG Bank trong thời gian tới là trở thành một trong những NHTM cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, với hệ thống công nghệ tiên tiến, hoạt động đa năng, hiệu quả. Trong bối cảnh thị trường tài chính- ngân hàng Việt Nam ngày càng cạnh tranh khốc liệt, sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng đều đa dạng và không có sự khác biệt mấy giữa các ngân hàng nhưng PG Bank vẫn đặt mục tiêu chỉ số ROE đạt 25%, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, chú trọng phát triển nhóm khách hàng mục tiêu (khách hàng thuộc khối xăng dầu Petrolimex) và mở rộng nhóm khách hàng mới; Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, triển khai các dịch vụ chuyển tiền, rút tiền, nộp tiền, thu chi hộ qua hệ thống các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex; Liên kết phát triển thương hiệu cùng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex; Tiếp tục khai thác tối đa và phát huy lợi thế để duy trì vị thế là ngân hàng hàng đầu trong kinh doanh ngoại hối và phái sinh; Nâng cao chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian xử lý giao dịch, xây dựng lại hình ảnh, thiết kế và quy trình giao dịch của các phòng ban theo hướng hiện đại hướng tới khách hàng; Tăng cường công tác quảng bá, truyền thông nâng cao vị thế và hình ảnh của PG Bank.

Căn cứ trên phương hướng, mục tiêu phát triển PG Bank đã đề ra phương hướng phát triển hoạt động TTQT đến năm 2017 như sau:

- Phấn đấu doanh số thu được từ hoạt động TTQT tăng từ 25% - 30% so với cùng kỳ năm trước.

- Nâng cao chất lượng các hình thức TTQT, chú trọng phát triển các nghiệp vụ đảm bảo cạnh tranh về mức phí so với các ngân hàng khác.

- Hoàn thiện các quy trình, quy chế về TTQT, đảm bảo nguyên tắc đơn giản về mặt thủ tục, chặt chẽ về mặt pháp lý. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tại chỗ và từ xa. Xây dựng hệ thống thông tin để phục vụ công tác dự báo, dự đoán, phòng ngừa rủi ro cho các hoạt động TTQT.

- Nâng cao năng lực chuyên môn trong lĩnh vực TTQT của các cán bộ TTQT đảm bảo trình độ ngang bằng với trình độ của các ngân hàng lớn khác trong nước và các ngân hàng nước ngoài.

- Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, tránh tình trạng lỗi xuất hiện, phấn đấu giao dịch được diễn ra nhanh chóng, tăng tính bảo mật, an toàn cho thông tin.

- Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động marketing của Ngân hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, có khả năng là bạn hàng lâu dài với trọng tâm là khách hàng xuất khẩu nhằm tạo được nguồn thu ngoại tệ về cho Ngân hàng.

3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng đếnnăm 2017 năm 2017

3.2.1. Nhóm giải pháp về công nghệ

Với tốc độ phát triển công nghệ ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, PG Bank cần tiếp tục chú trọng xem công nghệ là một trong những khâu mũi nhọn đột phá. Trước hết, cần rà soát lại công tác quản lý dịch vụ, tìm kiếm và rút kinh nghiệm về những điểm yếu trong quy trình quản trị, khắc phục những bất cập hiện có của phần mềm, đề ra giải pháp rút ngắn thời gian xử lý giao dịch. Đẩy mạnh và triển khai nhanh các dự án nâng cấp Core banking flexcube, khắc phục tình trạng core bị lỗi. Nghiên cứu đề xuất phương án xây dựng mới hoặc thuê ngoài vị trí đặt các máy chủ dự phòng, đảm bảo an toàn cao nhất về dữ liệu và dịch vụ. Tìm kiếm giải pháp và triển khai công tác phê duyệt tín dụng online, tự động hóa quá trình quản lý phê duyệt và lưu trữ chứng từ tín dụng nhằm giảm bớt thời gian trước khi mở L/C...

Bên cạnh đó, trong quá trình đầu tư trang thiết bị và lắp đặt phần mềm, cần chú trọng thực hiện các giải pháp an ninh mạng triệt để. Khi nền kinh tế càng được chuyển sang số hóa thì các rủi ro về mạng, về thông tin mật lại càng tăng. Vì vậy nếu không có những giải pháp an ninh mạng triệt để thì ngân hàng sẽ phải gánh chịu

những rủi ro khó lường bởi nó liên quan đến việc bảo mật thông tin khách hàng và bí mật kinh doanh của ngân hàng. Khi đó, tất yếu dẫn đến niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng không còn và uy tín của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, kết quả là năng lực cạnh tranh của ngân hàng sẽ giảm sút.

3.2.2. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ TTQT3.2.2.1. Cải tiến quy trình TTQT 3.2.2.1. Cải tiến quy trình TTQT

Các văn bản cần chỉ rõ trách nhiệm là thuộc ai, phòng ban nào, tránh để tình trạng phòng TTQT phải chịu trách nhiệm kiểm tra quá nhiều. Từng giai đoạn của công việc, cần chỉ rõ nhân viên, kiểm soát viên, và trưởng phòng phải làm những công việc gì, thao tác trên hệ thống cần phải được thực hiện như thế nào. Đối với từng sản phẩm, viết lại chi tiết công việc và các thao tác nghiệp vụ chi tiết trên hệ thống, chỉ rõ code sản phẩm, code phí sản phẩm... để tạo ra quy trình chuẩn, mọi bộ phận liên quan đọc có thể hiểu và tránh tốn thời gian trong việc đào tạo nhân viên mới.

3.2.2.2. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động TTQT

PG Bank cần tăng cường hơn nữa việc mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài trên cơ sở củng cố mối quan hệ đối ngoại vốn có và không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng khác trên thế giới. Để làm được điều này, PG Bank cần thực hiện tốt công tác đánh giá Ngân hàng đại lý trong thời gian qua, xem xét những mặt mạnh và những mặt hạn chế để có định hướng rõ ràng trong việc phát triển quan hệ với từng ngân hàng, từng thị trường và từng khu vực.

Việc mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý theo hướng lựa chọn các ngân hàng nước ngoài có uy tín, phù hợp trong từng lĩnh vực để xây dựng mối quan hệ. Việc làm này là rất hữu ích bởi nó giúp cho ngân hàng có nhiều sự lựa chọn ngân hàng xác nhận có uy tín, cung cấp thông tin và tư vấn đáng tin cậy về khách hàng ở nước ngoài trong các thương vụ và các giao dịch có liên quan.

3.2.3. Nhóm giải pháp về nhân sự

3.2.3.1. Nâng cao chất lượng cán bộ TTQT

Thường xuyên thực hiện công tác đào tạo lại nghiệp vụ cho nhân viên, tiến tới 100% nhân viên được đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và kiến thức pháp luật, thông lệ quốc tế, ngoại ngữ, công nghệ… để các nhân viên cập nhập các kiến thức kịp thời và toàn diện.

Cử những cán bộ có khả năng và đủ tiêu chuẩn đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài, nhằm tăng cường kỹ năng nghiệp vụ và thiếp thu được các phương pháp hoạt động mới lạ, hiệu quả. Đồng thời nắm bắt các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong ngành ngân hàng. Tăng khả năng cọ xát trong môi trường kinh tế phát triển hơn, có cơ hội tiếp xúc với các nghiệp vụ mang tính thực tế cao.

Cử cán bộ đi dự hội thảo, học tập tại các ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm về nghiệp vụ TTQT không chỉ về kiến thức nghiệp vụ, mà còn về quy trình, và ý thức làm việc. Cán bộ được cử đi học, dự hội thảo phải viết thu hoạch, tổ chức giảng dạy, trao đổi những kiến thức đã được học với các đồng nghiệp khác. Hướng tới mục tiêu, một thể thống nhất, cùng phát triển làm việc chất lượng, đạt hiệu quả cao.

Đặc biệt, Ngân hàng cần chú ý áp dụng biện pháp luân chuyển vị trí công tác của các nhân viên phòng TTQT theo quý, theo năm. Theo đó, các nhân viên luân phiên đảm nhận các chi nhánh khác nhau, tăng tính thực tiễn khi được tiếp xúc với các nghiệp vụ bới các chi nhánh thường phát sinh các nghiệp vụ khác nhau, có các khách hàng khác nhau, theo đó sẽ có nhiều nghiệp vụ cũng như tình huống khác nhau phát sinh. Từ đó, dần dần hoàn thiện, phát triển được những kỹ năng nghiệp vụ chuyên nghiệp cần có. Hơn nữa, phòng TTQT cũng nên tham gia học nghiệp vụ của các phòng ban có liên quan như nghiệp vụ chuyển tiền, nghiệp vụ cân đối nguồn vốn

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 57)