Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 71 - 85)

Hiện nay, có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế, xong kiến thức về TTQT cũng như thương mại quốc tế còn rất kém, đặc biệt các công ty quy mô nhỏ. Vì vậy, nhiều khi trong hợp đồng ngoại thương có những điều khoản rất bất lợi cho khách hàng, dù đã được ngân hàng phát hành tư vấn nên bỏ điều khoản đó nhưng do bên đối tác nước ngoài ép đưa vào L/C, khách hàng Việt Nam vẫn chấp nhận. Hay khi ngân hàng thông báo không đòi được phí từ phía bên xuất khẩu, quay sang đòi ngân hàng phát hành Việt Nam, thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn trả mà không hề có phản hồi gì đối với đối tác nước ngoài.

Ngay cả khi nhận được thông báo chứng từ sai sót từ phía ngân hàng nước ngoài, khách hàng vẫn hiển nhiên chấp nhận sai sót và thanh toán mà không hề hiểu rõ những sai sót đó là gì, liên quan đến những vấn đề gì về hàng hóa hay sẽ khó khăn gì trong thủ tục hải quan. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp hiểu rõ và thường xuyên cập nhập UCP, cũng như các tập quán thương mại quốc tế là điều cần thiết. Doanh nghiệp cần chú trọng trong khâu đào tạo trình độ cán bộ làm công tác xuất – nhập khẩu. Nâng cao hiểu biết để ứng phó kịp thời với những biến cố có thể xảy ra trong giao dịch, tránh tình trạng doanh nghiệp bị thua lỗ, hoặc chịu sự thiệt hơn. Sàng lọc kỹ trong việc lựa chọn đối tác làm ăn, nhất là trong hoạt động ngoại thương, doanh nghiệp Việt Nam luôn phải làm việc với đối tác nước ngoài, rủi ro sẽ cao hơn. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩ thông tin về đối tác mình sắp làm ăn, bề dày hoạt động, thành tích hoạt động, sự phản hồi về thái độ làm việc từ các bạn hàng khác cho đối tác mà doanh nghiệp đang lựa chọn . Có như vậy, mới giảm nguy cơ bị thua lỗ trong những thương vụ ngoại thương. Hơn nữa, hoạt động thương mại quốc tế còn liên quan đến vấn đề tỷ giá, đây được coi là vấn đề khó đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên thường xuyên cử cán bộ đi học hỏi nghiệp vụ

các lớp chuyên ngành, nếu cần nên mời các chuyên viên giỏi, có kinh nghiệm ở các ngân hàng về giảng dạy.

KẾT LUẬN

Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế WTO, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển, làm tiền đề cho hoạt động TTQT phát triển. Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex (PG Bank) một trong những ngân hàng mới tham gia vào hoạt động TTQT. Việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động TTQT của PG Bank trở thành một vấn đề cấp thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay.

Qua hơn 5 năm hoạt động, PG Bank đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như doanh số hoạt động TTQT không ngừng tăng trưởng qua các năm, tạo được lợi nhuận lớn cho Ngân hàng; Chất lượng dịch vụ TTQT không ngừng được cải thiện; Uy tín của PG Bank ngày càng được nâng cao trên thị trường; Hạn mức tín dụng, cũng như các ngân hàng đại lý của PG Bank tăng lên qua từng năm.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế trong hoạt động TTQT như công tác đào tạo cán bộ còn chưa kịp với yêu cầu và nhiệm vụ; Thời gian thực hiện giao dịch còn dài; Hệ thống ngân hàng đại lý còn ít với hạn mức tín dụng được cấp tại các ngân hàng còn thấp; Sự mất cân đối giữa hoạt động thanh toán xuất – nhập khẩu còn diễn ra trong nhiều năm với biên độ lớn; Thủ tục của Ngân hàng còn mang nặng tính hành chính; Ngân hàng còn chậm trễ trong việc cập nhật thông tin.

Nguyên nhân của những mặt hạn chế trên xuất phát từ hai phía chủ quan và khách quan. Đối với nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân do nội tại Ngân hàng: PG Bank chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc thiết lập quy trình, thao tác chi tiết chuẩn về từng hoạt động TTQT; Sự hạn chế về số lượng và chất lượng của cán bộ Phòng TTQT và các phòng ban có liên quan; Hoạt động marketing chưa thực sự phát huy được hiệu quả; Công tác kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ TTQT chưa được tiến hành thường xuyên; Hoạt động của ngân hàng đại lý còn nhiều yếu kém. Đối với nguyên nhân khách quan, là những nguyên nhân xuất phát từ phía bên ngoài: Công tác cung cấp thông tin từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước còn nhiều hạn chế; Hành lang pháp lý cho hoạt động TTQT chưa hoàn chỉnh; Chính

sách quản lý vĩ mô của Nhà nước, của Bộ Công thương và môi trường kinh tế chưa tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương phát triển; Sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng trong nước và ngoài nước; Biến động kinh tế, chính trị thế giới; Xuất phát từ phía các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu.

Đứng trước những khó khăn và thách thức như thế trong thời gian tới PG Bank cần có những giải pháp cấp thiết về công nghệ; Luôn đào tạo nâng cao chất lượng trình độ cán bộ TTQT; Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động TTQT; Đẩy mạnh hoạt động marketing. Bên cạnh đó, cần có sự tạo điều kiện từ phía Nhà nước, Bộ Công thương và NHNN như ổn định chính sách thương mại, danh mục các mặt hàng cấm hoặc hạn chế xuất – nhập khẩu cần được xác định rõ ràng. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuế quan, hải quan. NHNN cần ban hành chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt tránh những điều chỉnh bất ngờ với biên độ lớn, tạo sự ổn định trong tỷ giá. Cung cấp thông tin đấy đủ, chính xác đến các NHTM để các ngân hàng có thể nắm vững những biến động thị trường, cũng như xác định được thông tin về khách hàng. Cuối cùng, là sự hợp tác từ phía các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu, các doanh nghiệp cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức hiểu biết về TTQT, tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác làm ăn nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TTQT.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Anh, Vì sao có những “nút thắt” làm kinh tế suy giảm

http://quanlambao-vn.com/article.php?id=2127&cat_id=11

2. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (Đồng chủ biên) (2002), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

3. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (Đồng chủ biên) (2010), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Khánh Chi (2009), Giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long, Luận văn tốt nghiệp, Đại học KTQD, Hà Nội.

5. Trường Giang, Doanh nghiệp phá sản hàng loạt ngân hàng vân lãi đậm, http://songmoi.vn/kinh-te-thi-truong/doanh-nghiep-pha-san-hang-loat-ngan- hang-van-lai-dam

6. Hồ Sỹ Hòa (2009), Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội thực trạng – giải pháp, Luận văn tốt nghiệp, Đại học KTQD, Hà Nội

7. Nguyễn Đình Huy (2009), Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quang Trung, Luận văn tốt nghiệp, Đại học KTQD, Hà Nội

8. Nguyễn Thị Hường, Tạ Lợi (Đồng chủ biên) (2007), Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương lý thuyết và thực hành, Tập 1, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh 06 tháng 2010 và triển khai kế hoạch 06 tháng cuối năm 2010.

10. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Báo cáo thường niên 2011

11. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 và kế hoạch kinh doanh năm 2013

12. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Báo cáo thường niên 2012

13. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dần Petrolimex (PG Bank), Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn năm 2009 – 2012

14. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Tọa đàm các sản phẩm, dịch vụ của PG bank

15. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Quy trình Tài trợ Thương mại – 2008

16. Phòng Thương mại quốc tế (2010), Bộ tập quán quốc tế về L/C, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, Hà Nội

17. Nguyễn Thị Mai Phương (2009), Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương Việt Nam – chi nhánh Chương Dương, Luận văn tốt nghiệp, Đại học KTQD, Hà Nội.

18. Xuân Thân, 54.261 doanh nghiệp giải thể trong năm 2012,

http://vov.vn/Kinh-te/54261-doanh-nghiep-giai-the-trong-nam- 2012/242940.vov (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19. Nông Văn Thực , Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại,

http://voer.edu.vn/bai-viet/kinh-te/hoat-dong-huy-dong-von-cua-ngan-hang- thuong-mai.html

20. Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên) (2010), Giáo trình Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

21. Hoàng Đức Vinh, Sự cần thiết của hoạt động thanh toán quốc tế qua ngân hàng

http://www.voer.edu.vn/module/kinh-te/su-can-thiet-cua-hoat-dong-thanh- toan-quoc-te-qua-ngan-hang.html

22. Nguyễn Thị Hải Yến (2009), Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tai Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô, Luận văn tốt nghiệp, Đại học KTQD, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Biểu phí của Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex đối với hoạt động thanh toán quốc tế

STT Phương thức Nội dung Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

NHỜ THU

1 Nhờ thu nhập khẩu

1.1 Thông báo nhờ thu Miễn phí

1.2 Thanh toán nhờ thu 0.15% trị giá bộ chứng từ + điện phí

20 USD + điện phí

200 USD + điện phí

1.3 Hủy nhờ thu 10 USD + điện phí

2 Nhờ thu xuất khẩu

2.1 Kiểm tra và gửi chứng từ

Phí chuyển phát nhanh 2.2 Thanh toán nhờ thu

2.2.1 Nhờ thu séc 0.2% trị giá séc 5 USD 150 USD 2.2.2 Bộ chứng từ xuất

khẩu

0.1% trị giá bộ chứng từ 20 USD 150 USD 2.3 Hủy nhờ thu 10 USD + điện phí

THƯ TÍN DỤNG 1 Thư tín dụng nhập

khẩu

dụng

1.1.1 Ký quỹ 100% 0.075% + điện phí 20 USD + điện phí

100 USD + điện phí

1.1.2 Ký quỹ dưới 100%

. Phần ký quỹ 0.075% + điện phí 20 USD + điện phí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

100 USD + điện phí

. Phần không ký quỹ + L/C có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 60 ngày: 0.15% + L/C có thời hạn lớn hơn 60 ngày: 0.075% / tháng 20 USD + điện phí

1.1.3 Không ký quỹ + L/C có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 60 ngày: 0.15% + L/C có thời hạn lớn hơn 60 ngày: 0.075% / tháng 20 USD + điện phí

1.2 Sửa đổi thư tín dụng

1.2.1 Sửa đổi tăng liền Thu như phần phát hành L/C đối với số tiền tăng thêm + điện phí

20 USD + điện phí

1.2.2. Sửa đổi gia hạn ngày hiệu lực

+ Tổng thời hạn L/C sau khi sửa đổi nhỏ hơn hoặc bằng 60 ngày : 20 USD + điện phí

+ Tổng thời hạn L/C sau khi sửa đổi lớn hơn 60 ngày: 0.075%/ tháng cho số ngày vượt quá 60 ngày + điện phí

20 USD + điện phí

1.2.3 Sửa đổi khác 10 USD + điện phí

1.3 Hủy thư tín dụng 10 USD + điện phí

1.4 Thanh toán L/C 0.2% trị giá bộ chứng từ + điện phí

20 USD + điện phí

500 USD + điện phí

từ trả chậm phí 1.6 Ký hậu vận đơn 1.6.1 Theo thư tín dụng do PG Bank phát hành 1.6.1.1 Vận đơn về cùng bộ chứng từ Miễn phí 1.6.1.2 Vận đơn về trước bộ chứng từ 5 USD 1.6.2 Theo bộ chứng từ nhờ thu 1.6.2.1 Ký quỹ 100% 10 USD 1.6.2.2 Ký quỹ dưới 100% 25 USD

1.6.3 Theo phương thức chuyển tiền

1.6.3.1 Ký quỹ 100% 20 USD 1.6.3.2 Ký quỹ dưới 100% 50 USD

1.7 Phát hành bảo lãnh nhận hàng 1.7.1 Theo L/C do PG Bank phát hành 5 USD 1.7.2 Theo bộ chứng từ nhờ thu 1.7.2.1 Ký quỹ 100% 10 USD 1.7.2.2 Ký quỹ dưới 100% 25 USD

1.7.3 Theo phương thức chuyển tiền

1.7.3.1 Ký quỹ 100% 20 USD 1.7.3.2 Ký quỹ dưới 100% 50 USD

1.7.4 Trường hợp quá 2 tháng không hoàn lại bảo lãnh nhận hàng Thu thêm 0.1%/tháng/ trị giá bảo lãnh 50 USD 2 Thư tín dụng xuất khẩu

2.1 Thông báo L/C 10 USD 2.2 Thông báo sửa đổi

L/C 10 USD 2.3 Thanh toán một bộ chứng từ 0.15% trị giá bộ chứng từ + phí chuyển phát 10 USD + phí chuyển phát 200 USD + phí chuyển phát

nhanh + điện phí nhanh + điện phí

nhanh + điện phí

2.4 Chuyển nhượng thư tín dụng 0.1% trị giá chuyển nhượng 30 USD 100 USD 2.5 Tu chỉnh chuyển nhượng

2.5.1 Tu chỉnh tăng tiền 0.1% giá trị tăng thêm 30 USD 100 USD 2.5.2 Tu chỉnh khác 30 USD

2.6 Xác nhận L/C của ngân hàng đại lý

Thu theo thỏa thuận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BẢO LÃNH 1 Phát hành bảo lãnh 1.1 Ký quỹ 100 % 150,000 VND 1.2 Ký quỹ dưới 100% 1.2.1 Phần còn lại đảm bảo bằng sổ tiết kiệm mở tại PG Bank 0.05%/ tháng 200,000 VND 1,000,000VND 1.2.2 Phần còn lại đảm bảo bằng chứng từ có giá khác 0.1%/ tháng 250,000VND 1.2.3 Phần còn lại đảm bảo bằng BĐS và các tài sản khác 0.15%/tháng 300,000 VND 1.3 Tín chấp 0.25%/tháng 500,000 VND

2 Sửa đổi bảo lãnh

2.1 Sửa đổi tăng tiền Thu như phần phát hành thư bảo lãnh đối với số tiền tăng thêm

150,000VND

2.2 Sửa đổi gia hạn ngày hiệu lực

Thu như phần phát hành thư bảo lãnh đối với số ngày gia hạn

150,000 VND

2.3 Sửa đổi khác 150,000 VND 3 Hủy bảo lãnh 150,000 VND 4 Xác nhận bảo lãnh Thu theo thỏa thuận 5 Thông báo bảo lãnh

của ngân hàng nước ngoài

6 Thông báo sửa đổi bảo lãnh

10 USD 7 Thông báo hủy bảo

lãnh

10 USD 8 Đòi hộ khách hàng

theo bảo lãnh do ngân hàng khác phát hành

0.15% trị giá giao dịch 10 USD

9 Thanh toán bảo lãnh do PG Bank phát hành

0.15% trị giá giao dịch 10 USD

ĐIỆN PHÍ SWIFT

1.1 Điện thường 5 USD 1.2 Điện khẩn 100 USD

1.3 Phát hành L/C và bảo lãnh

20 USD 1.4 Sửa đổi L/C và bảo

lãnh

10 USD

CÁC QUY ĐỊNH KHÁC:

1. Mức phí trên chưa bao gồm VAT 10%

2. Đối với phí thu bằng ngoại tệ, khách hàng có thể nộp phí bằng VND theo tỷ giá bán chuyển khoản ngoại tệ của PG Bank tại thời điểm thu phí.

3. Các khoản phí dịch vụ và chi phí khác thu theo biểu phí này không được hoàn lại trong trường hợp khách hàng đề nghị hủy bỏ giao dịch.

4. Những dịch vụ khác không được liệt kê ở biểu phí này sẽ được PG Bank thông báo cho khách hàng khi có nghiệp vụ phát sinh.

5. Giám đốc các chi nhánh được phép xem xét giảm phí tối đa 30% so với biểu phó dịch vụ chung của ngân hàng trên cơ sở tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. Phòng kiểm toán nội bộ có trách nhiệm kiểm tra báo cáo Tổng giám đốc các trường hợp giảm phí tùy tiện không hợp lý.

6. Biểu phí này có thể chỉnh sửa, thay đổi theo chính sách của PG Bank theo từng thời kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2009 Tổng giám đốc Nguyễn Quang Định

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 71 - 85)