Kết quả thanh toán quốc tế của Ngân hàng theo phương thức tín

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 40 - 44)

chứng từ

Thư tín dụng là một bức điện thư gửi tới người xuất khẩu theo yêu cầu của người nhập khẩu, trong đó cam kết sẽ thanh toán một khoản tiền nhất định tại một thời điểm nhất định khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng.

Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng theo phương thức tín dụng chứng từ có các bên liên quan:

- Người yêu cầu mở thư tín dụng là người nhập khẩu hoặc là người nhập khẩu ủy thác cho một người khác

- Ngân hàng phát hành thư tín dụng là ngân hàng của người nhập khẩu cấp tín dụng cho người nhập khẩu

- Người hưởng lợi là người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người yêu cầu mở thư tín dụng chỉ định

- Ngân hàng thông báo là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành tại nước của người hưởng

Hình 2.2 mô tả quy trình xử lý giao dịch theo phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng. Quy trình diễn ra hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ có phần phức tạp hơn so với phương thức nhờ thu. Tuy nhiên đó mới là đặc điểm khiến phương thức này trở nên an toàn, đem lại hiệu quả cao nhất so với các phương thức thanh toán quốc tế còn lại.

Phương thức tín dụng chứng từ là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán. Hầu hết mọi giao dịch thương mại quốc tế đều được đảm bảo an toàn khi sử dụng phương thức này. Các quy định của L/C đều phải tuân thủ UCP 500 qua đó tạo được sự chặt chẽ, nhất quán trong giao dịch thương mại quốc tế.

Việc thực hiện thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đem lại những lợi ích không nhỏ cho cả bên xuất khẩu và nhập khẩu.

Nguồn: Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex, Tọa đàm các sản phẩm, dịch vụ của PG Bank

Hình 2.2: Quy trình nghiệp vụ theo phương thức tín dụng chứng từ

Những lợi ích đối với người xuất khẩu:

- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như quy định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không

- Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa

- Thanh toán bằng thư tín dụng được thực hiện nhanh hơn so với nhờ thu Ngân hàng phát hành

Người yêu cầu phát hành L/C (Người NK)

Ngân hàng thông báo Ngân hàng chiết khấu

Người hưởng lợi (Người XK) 1.Hợp đồng mua bán 11. Nhận hàng 5. Giao hàng 8. Thanh toán/ Chấp nhận thanh toán – Giao chứng từ 2. Yêu cầu mở L/C 3. Phát hành L/C 9. Thanh toán 7. Chuyển chứng từ, yêu cầu hoàn trả

10. Thanh toán 6. Xuất trình giấy tờ 4. Thông báo L/C đến người hưởng lợi

- Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm)

- Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng

Những lợi ích đối với người nhập khẩu:

- Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền - Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những

gì theo quy định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền.

Bảng 2.2 cung cấp các số liệu về tình hình doanh số của hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ giai đoạn 2009 – 2012 sẽ cho cái nhìn tổng quát nhất về tỷ trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.

Giai đoạn năm 2009 – 2011, tỷ trọng L/C nhập khẩu luôn chiếm đa số so với tỷ trọng L/C xuất khẩu. Năm 2009, tỷ trọng L/C nhập khẩu chiếm tới 74,16 % trong khi tỷ trọng của L/C xuất khẩu chỉ chiếm 25,84%, đó là một con số rất khiêm tốn. Cho thấy sự mất cân bằng trong doanh số hằng năm giữa L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu. Sự mất cân bằng vẫn tiếp diễn đến tận năm 2011, khi L/C nhập khẩu chiếm 75,64% và của L/C xuất khẩu là 24,36%. Đã có sự tăng giảm điều chỉnh sự chênh lệch, tuy nhiên chưa thay đổi được nhiều. Khi tỷ trọng của hai nhóm vẫn chênh nhau đến 51,28%. Năm 2012 diễn ra sự thay đổi nhanh chóng về doanh số của L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu khi doanh số của L/C nhập khẩu giảm nhanh chóng từ 281,777299 triệu USD vào năm 2011 xuống còn 177,977453 triệu USD giảm 103,799846 triệu USD khiến tỷ trọng của nhóm chỉ còn chiếm 56,5% trong tổng doanh số cả năm. Trong khi đó, doanh số L/C xuất khẩu năm 2012 lại tăng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại, khi tăng từ 90,768941 triệu USD vào năm 2011 lên thành 137,018678 triệu USD tăng 46,249737 triệu USD, nâng nhanh tỷ trọng của nhóm lên 43,5%. Thu hẹp sự chênh lệch giữa giao dịch tín dụng chứng từ nhập khẩu và tín dụng chứng từ xuất khẩu lại còn 13%.

Giai đoạn năm 2009 – 2012 doanh số L/C nhập khẩu luôn lớn hơn so với doanh số L/C xuất khẩu. Điển hình là từ năm 2009 – 2011 sự chênh lệch diễn ra rất cao. Khi liên tục trong nhiều năm hoạt động L/C nhập khẩu luôn diễn ra mạnh mẽ và đạt doanh số cao, tăng nhanh, từ 185,229125 triệu USD vào năm 2009 đã tăng lên thành 281,777299 triệu USD vào năm 2011.

Bảng 2.2:Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ giai đoạn năm 2009 – 2012

Năm

Nhập khẩu Xuất khẩu Tổng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh số (triệu USD) Tỷ trọng (%) Doanh số (triệu USD) Tỷ trọng (%) Doanh số (triệu USD) Tỷ trọng (%) 2009 185,22912 5 74,16 64,536717 25,84 249,765842 100 2010 233,87515 8 74,11 81,692047 25,89 315,567205 100 2011 281,77729 9 75,64 90,768941 24,36 372,54624 100 2012 177,97745 3 56,5 137,01867 8 43,5 314,996131 100

Nguồn: Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex, Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn năm 2009 -2012

Cùng thời gian đó, hoạt động L/C xuất khẩu lại ngược lại, diễn ra khá chậm chạp, tăng chậm trong nhiều năm, năm 2009 là 64,536717 triệu USD đến năm 2011 là 90,768941 triệu USD tăng 26,231114 triệu USD. Trong khi con số này ở hoạt động L/C nhập khẩu là 96,548174 triệu USD. Năm 2012, diễn ra sự thay đổi nhanh chóng giữa doanh số của hai nhóm hoạt động. Doanh số L/C nhập khẩu giảm xuống còn 177,977453 triệu USD, trong khi doanh số L/C xuất khẩu lại tăng lên

137,018678 triệu USD, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa hai nhóm hoạt động lại. L/C nhập khẩu giảm nhiều do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế cùng với chính sách hạn chế giải ngân của PG Bank đầu năm 2012.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 40 - 44)