Thường xuyên thực hiện công tác đào tạo lại nghiệp vụ cho nhân viên, tiến tới 100% nhân viên được đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và kiến thức pháp luật, thông lệ quốc tế, ngoại ngữ, công nghệ… để các nhân viên cập nhập các kiến thức kịp thời và toàn diện.
Cử những cán bộ có khả năng và đủ tiêu chuẩn đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài, nhằm tăng cường kỹ năng nghiệp vụ và thiếp thu được các phương pháp hoạt động mới lạ, hiệu quả. Đồng thời nắm bắt các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong ngành ngân hàng. Tăng khả năng cọ xát trong môi trường kinh tế phát triển hơn, có cơ hội tiếp xúc với các nghiệp vụ mang tính thực tế cao.
Cử cán bộ đi dự hội thảo, học tập tại các ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm về nghiệp vụ TTQT không chỉ về kiến thức nghiệp vụ, mà còn về quy trình, và ý thức làm việc. Cán bộ được cử đi học, dự hội thảo phải viết thu hoạch, tổ chức giảng dạy, trao đổi những kiến thức đã được học với các đồng nghiệp khác. Hướng tới mục tiêu, một thể thống nhất, cùng phát triển làm việc chất lượng, đạt hiệu quả cao.
Đặc biệt, Ngân hàng cần chú ý áp dụng biện pháp luân chuyển vị trí công tác của các nhân viên phòng TTQT theo quý, theo năm. Theo đó, các nhân viên luân phiên đảm nhận các chi nhánh khác nhau, tăng tính thực tiễn khi được tiếp xúc với các nghiệp vụ bới các chi nhánh thường phát sinh các nghiệp vụ khác nhau, có các khách hàng khác nhau, theo đó sẽ có nhiều nghiệp vụ cũng như tình huống khác nhau phát sinh. Từ đó, dần dần hoàn thiện, phát triển được những kỹ năng nghiệp vụ chuyên nghiệp cần có. Hơn nữa, phòng TTQT cũng nên tham gia học nghiệp vụ của các phòng ban có liên quan như nghiệp vụ chuyển tiền, nghiệp vụ cân đối nguồn vốn nhằm tăng vốn hiểu biết, góp phần linh hoạt hơn trong việc xử lý giao dịch.