Về giới tính

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Khảo sát tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh (Trang 45)

Giới tính có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp để học và làm việc. Có thể thấy rằng nữ giới thường lựa chọn những nghề mang tính chất nhẹ nhàng, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, cần nhiều thời gian như may vá, hay đan lát, thêu thùa còn xu hướng chọn nghề của nam giới thường là những nghề đòi hỏi sức khỏe, khá vất vả như nghề đồ gỗ, thủ công mĩ nghệ…Điều này được lý giải bởi quy ước của xã hội từ khi đứa trẻ được sinh ra và chúng được gán cho những hình mẫu qua quá trình rèn luyện cùng với môi trường xã hội tạo cơ hội để phát triển, ví dụ như nữ giới phải để tóc dài, chơi búp bê và nam giới phải cắt tóc ngắn, chơi đá bóng. Điều đó ngẫu nhiên được mặc định qua quá trình trưởng thành, nên cơ cấu giới tính sẽ tác động rất lớn đến việc chọn nghề của người khuyết tật.

Biểu đồ 2.3: Giới tính của người khuyết tật tại hai cơ sở Yên Thắng và Khánh Thịnh

Qua biểu đồ trên cho thấy rằng đa số người khuyết tật là nữ giới chiếm một số lượng lớn tại hai cơ sở sản xuất ở Yên Thắng và Khánh Thịnh chiếm 63% trong tổng số người khuyết tật. Cụ thể cơ sở tại Yên Thắng có 26/41 người khuyết tật là nữ chiếm 63,4%, cơ sở tại Khánh Thịnh có 22/35 người chiếm 63% trong số người khuyết tật là nữ giới tại mỗi cơ sở. Theo chủ cơ sở tư nhân tại địa bàn xã Khánh Thịnh cho biết: “Nữ giới chiếm một số lượng lớn tại cơ sở là bởi những nghề, công việc tại đây chỉ là những nghề phù hợp với nữ giới hơn như thêu thùa, đan lát. Một phần cũng bởi vì trong khả năng của mình tôi chỉ có thể tìm việc làm cho họ ở những ngành nghề này”

Như vậy tính chất công việc ở hai cơ sở lựa chọn có ảnh hưởng đến việc thu hút người khuyết tật tham gia. Việc nắm bắt và hiểu được chính xác tâm lý, nhu cầu, nguyện vọng của từng giới tính sẽ đem đến việc dạy nghề và tạo việc làm phù hợp, hiệu quả tại huyện Yên Mô. Tại cơ sở Yên Thắng, nghề may mặc được nữ giới lựa chọn nhiều nhất còn tại cơ sở tư nhân ở Khánh Thịnh do có nhiều công việc cũng như đặc thù công việc đa dạng nên thu hút số lượng nam giới khuyết tật làm việc cũng tương đối nhiều. Tuy nhiên cũng

phải khẳng định rằng người khuyết tật nam giới tại hai cơ sở cũng vẫn có thể làm tốt những công việc như thêu thùa, đan lát mà theo như mọi người đã nghĩ nó phù hợp với nữ nhiều hơn. Chủ cơ sở sản xuất tại xã Yên Thắng khẳng định:“ Những em nam khả năng tiếp thu cũng như nắm bắt nghề tại cơ sở của tôi nhanh hơn các em nữ, có em tôi không cần phải giảng quá nhiều lần nhưng đều hiểu và thực hiện rất tốt. Có em đã đứng ra mở một cửa hàng may nhỏ sau khi thành thạo.”

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Khảo sát tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh (Trang 45)