Về trình độ học vấn

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Khảo sát tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh (Trang 48 - 51)

Theo thống kê của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, trình độ học vấn của người khuyết tật tại Việt Nam thấp: 41,01% số người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên không biết chữ và có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên chỉ chiếm 19,5%; 2,75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ học nghề; ít hơn 0,1% có bằng đại học hoặc cao đẳng.

Theo Tài liệu hội thảo “Nâng cao nhận thức về người khuyết tật” tại Ninh Bình năm 2012 cho biết: Tỷ lệ người khuyết tật biết đọc, biết viết chiếm tỷ lệ 39% – 47% trong tổng số người tàn tật từ 6 tuổi trở lên. Trong số những người khuyết tật biết đọc, biết viết thì phổ biến là người khuyết tật có trình độ học vấn từ cấp trung học cơ sở trở xuống. Con số thống kê cụ thể ở 8 huyện, thị xã cho biết: 34,77% số người khuyết tật không biết chữ; 2,01% số người khuyết tật chưa được đi học; 22,53% số người khuyết tật học có trình độ tiểu

học; 34,71% số người khuyết tật có trình độ trung học cơ sở và chỉ có 5,98% số người khuyết tật có trình độ phổ thông trung học.

Không chỉ riêng Ninh Bình mà ở tại Việt Nam do rất nhiều nguyên nhân như sự kỳ thị của cộng đồng về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người khuyết tật hay người khuyết tật tự kỳ thị mình. Sự tự kỳ thị của người khuyết tật càng cao cùng với đó là sự thiếu quan tâm chăm sóc của gia đình, cộng đồng sẽ tạo thêm nhiều rào cản ngăn người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Làm thế nào để người khuyết tật lần lượt bước qua những rào cản vô hình hay hữu hình đó để hòa nhập, có lẽ bước đầu tiên và quan trọng nhất chính là người khuyết tật được tham gia học tập chuyên biệt theo đúng dạng tật và mức độ khuyết tật. Thực tế cho thấy mức độ khiếm khuyết của cơ thể của một cá nhân không bao giờ ảnh hưởng đến ý chí, nghị lực sống, tinh thần ham học hỏi của họ.

Bảng 2.5: Trình độ học vấn của người khuyết tật tại hai cơ sở Yên Thắng và Khánh Thịnh (Tỷ lệ:%)

Cơsở

Trình độ học vấn Yên Thắng Khánh Thịnh

Không biết đọc, biết viết 46.30 82.90

Biết đọc, biết viết 39.00 11.40

Tiểu học 7.30 0.00

Trung học cơ sở 2.40 0.00

Trung học phổ thông 4.90 2.90

Trung cấp, trung học dạy nghề 0.00 2.90

Cao đẳng, đại học 0.00 0.00

Trên đại học 0.00 0.00

Qua bảng thể hiện tỷ lệ trình độ học vấn của những người khuyết tật trên hai cơ sở nghiên cứu ta thấy tỷ lệ người khuyết tật biết đọc, biết viết ít hơn rất nhiều so với những người khuyết tật không biết đọc, biết viết. Cụ thể cơ sở tại Khánh Thịnh có số người không biết đọc biết viết chiếm 82,9% và cơ sở tại Yên Thắng thì con số này là 46,3%.

Theo khảo sát thì đa số những người khuyết tật biết đọc biết viết nằm ở dạng khuyết tật vận động và các dạng khuyết tật khác. Còn số người khuyết tật tại hai cơ sở học trung cấp, trung học dạy nghề rất khiêm tốn tại Khánh Thịnh chỉ có 1 người. Theo chị N.T.T tại xã Khánh Thịnh - một người khuyết tật được học trung cấp nghề cho biết “ Tôi là một người may mắn ở đây, do dạng tật ở mức độ nhẹ nên khi được biết trường trung cấp nghề ở Tam điệp tuyển sinh, thế là tôi xin cha mẹ được lên đó học. Tôi cũng muốn có nghề nào đó để không phải phụ thuộc cha mẹ, ở đó tôi học cắt may nên sau khi học xong tôi về quê, thấy chị Sáu mở cơ sở này là tôi vào làm, bây giờ tôi sống gần nhà nên thấy thuận tiện” Theo khảo sát, số ít những người khuyết tật học đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông nằm ở dạng tật ở mức độ nhẹ và chủ yếu là người khuyết tật vận động, em V.T.L ở xã Khánh Thịnh chia sẻ: “Mỗi ngày đi đến trường của em là mỗi ngày em gặp phải những khó khăn, vất vả. Có những ngày trời lạnh rét mẹ em đều phải cõng em trên lưng để đến trường. Em còn nhớ ngày em vào lớp 10, mẹ đặt em vào xe đạp rồi trở đến trường với con mắt của biết bao nhiêu người, thế nhưng thầy cô và các bạn đã giúp em rất nhiều, mọi người hỏi thăm em, rồi thay nhau đưa em đến trường khi bố mẹ em bận mùa màng. Em đã cố gắng tự nhủ phải cố gắng học tập để không phụ lòng mọi người yêu thương em.”

Tại hai cơ sở tư nhân ở Yên Thắng và Khánh Thịnh được điều tra đều không có ai có trình độ cao đẳng hay đại học. Theo cán bộ chính sách tại Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Yên Mô lý giải: “Sở dĩ người khuyết tật tại huyện có trình độ học vấn chưa cao là bởi có đến 80% những

gia đình có con khuyết tật không muốn cho con đi học. Chính bởi những định kiến, kỳ thị từ cộng đồng, xã hội cùng với sự tự kỳ thị của bản thân người khuyết tật và gia đình người khuyết tật. Hơn nữa phải nói đến rằng phần lớn những gia đình có người thân là người khuyết tật thường ở vào hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Họ luôn nghĩ rằng việc học thường chẳng giải quyết vấn đề gì con họ khuyết tật, trong khi đó họ còn phải trang trải rất nhiều khoản trong gia đình”

Trình độ học vấn là một thước đo để phản ánh mức độ hòa nhập của người khuyết tật trong lĩnh vực giáo dục, và nó ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống người khuyết tật. Theo như quan sát và phỏng vấn sâu người khuyết tật tại hai cơ sở này, tôi nhận thấy những người khuyết tật không muốn đến trường thường đưa ra lý do vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nhưng điều cốt lõi nhất đó là họ tự kỳ thị và không muốn bị người khác kỳ thị về tình trạng khuyết tật của họ. Tuy nhiên, xét về mặt bằng trình độ học vấn thì tại hai cơ sở tương đối đồng đều, với sự đồng đều này những chủ cơ sở sản xuất sẽ tìm cách thức cũng như phương pháp dạy nghề hiệu quả và phù hợp với mặt bằng chung. Hơn nữa với mặt bằng đồng đều thì việc sử dụng cách thức nào ở mỗi cơ sở cho phù hợp lại tương đối thuận tiện. Có một số ít những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông, trung cấp nghề tại hai cơ sở sẽ trợ giúp những người khuyết tật khác trong quá trình học nghề hay làm việc.

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Khảo sát tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)