Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Khảo sát tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh (Trang 93)

Thị trường là yếu tố then chốt trong hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại đây. Thực tế tại địa phương cho thấy những công việc mà người khuyết tật làm để có thêm thu nhập đều được chủ các cơ sở tự tạo nên mức độ ổn định công việc không cao, đặc biệt trong những năm gần đây khi kinh tế khủng hoảng thì thị trường tiêu thụ những sản phẩm cũng giảm dần. Vì vậy ngoài nỗ lực của các chủ cơ sở sản xuất thì chính quyền tại địa phương nơi có người khuyết tật sinh sống cũng cần chủ động trợ giúp chủ cơ sở sản xuất tìm và mở rộng thị trường.

Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, xã hội, cộng đồng nơi người khuyết tật sinh sống và bản thân, gia đình người khuyết tật. Nhân viên công tác xã hội sẽ là người điều phối những hoạt động, lồng ghép trong các chương trình hướng đến tạo việc làm cho người khuyết tật đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời chúng ta cần thực hiện xã hội hóa công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, đa dạng hóa các hình thức, phương thức đào đạo nghề và sắp xếp việc làm phù hợp với sức khỏe, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình, phù hợp với kinh tế từng địa phương, từng cơ sở.

Nâng cao nhận thức của xã hội về lợi ích của dạy nghề/tạo việc làm cho người khuyết tật – những người đang phải chịu nhiều thiệt thòi nhất trong lao động sản xuất cũng như trong sinh hoạt đời sống hàng ngày. Sự quan tâm của xã hội, cộng đồng đối với người khuyết tật không chỉ là vật chất, tiền bạc mà quan trọng hơn, có ý nghĩa quyết định hơn đối với cuộc sống của người khuyết tật là hãy tạo cho họ có cơ hội để được học nghề phù hợp với dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật, khả năng, trình độ của người khuyết tật. Cùng với điều đó là tạo môi trường thuận lợi để người khuyết tật tham gia đầy đủ,

bình đẳng vào các hoạt động xã hội. Để hỗ trợ sắp xếp việc làm cho người khuyết tật chúng ta cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

Thúc đẩy hơn nữa hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật. Những người khuyết tật còn khả năng lao động, có nhu cầu học văn hóa, học nghề đều được khuyến khích tạo điều kiện thu nhận. Nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo nghề phù hợp với khả năng của người khuyết tật và phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Cần tách dạy nghề cho người khuyết tật ra khỏi các chương trình dạy nghề, không nên gắn chung chung như một số chương trình hiện nay.

Đẩy mạnh về hợp tác quốc tế về dạy nghề cho người khuyết tật. Khuyến khích mở rộng và đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác về dạy nghề cho người khuyết tật, nhằm trao đổi kinh nghiệm, phù hợp với tình hình cụ thể tại Việt Nam và tăng nguồn lực phát triển dạy nghề cho người khuyết tật.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển dạy nghề cho người khuyết tật.

Những chính sách khuyến khích các tổ chức hỗ trợ và tạo việc làm phù hợp để người khuyết tật được học và tự tạo việc làm ngay tại cộng đồng nơi họ sinh sống cần được triển khai có hiệu quả hơn nữa. Bên cạnh đó, cần phục hồi chức năng và hỗ trợ các công cụ trợ giúp để người khuyết tật có điều kiện đi lại, giao tiếp để học nghề và tiếp cận với việc làm, cung cấp thông tin, nâng cao trình độ nhận thức cho người khuyết tật. Đồng thời cần phân loại khuyết tật ở những mức độ khác nhau để có chính sách trợ giúp thích hợp.

Mặt khác, tăng cường công tác giám sát và chế tài đối với doanh nghiệp về thực hiện quy định nhận người khuyết tật vào làm việc. Khuyến khích các đơn vị dịch vụ việc làm xây dựng các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật.

Phát triển các tổ chức của người khuyết tật, các tổ chức ra đời với mục đích vì người khuyết tật, vì quyền và cơ hội của người khuyết tật trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực đào tạo nghề và việc làm.

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Khảo sát tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)