Giải pháp đối với huyện Yên Mô

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Khảo sát tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh (Trang 95)

Nâng cao năng lực mạng lưới các cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật trong địa bàn huyện, tỉnh. Người khuyết tật cần được học nghề tùy theo dạng tật, mức độ khuyết tật và khả năng lao động một cách chuyên nghiệp nhất. Cần khuyến khích những cơ sở dạy nghề nhận người khuyết tật vào học nghề, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập trường, mở lớp chuyên biệt, dạy nghề cho người khuyết tật. Song song với việc dạy nghề theo mô hình tập trung, cần chú trọng phát triển mô hình đào tạo tại cộng đồng cho người khuyết tật.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách dạy nghề cho người khuyết tật bao gồm: chính sách đối với các cơ sở dạy nghề, đối với giáo viên và học sinh là người khuyết tật.

Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình dạy nghề tạo việc làm cho người khuyết tật theo hướng tiếp cận sản xuất, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và đặc biệt chú ý tới xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phù hợp người khuyết tật.

Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, đổi mới phương pháp dạy nghề nhất là trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề, năng lực sư phạm.

Tăng cường cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho dạy nghề nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của dạy nghề dành cho người khuyết tật. Chú trọng nâng cấp trang thiết bị, mua sắm trang thiết bị phù hợp với dạng tật của người khuyết tật.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa dạy nghề cho người khuyết tật. Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển dạy nghề. Tất cả các thành phần trong huyện cần chung tay trong vấn đề sạy nghề cho

người khuyết tật, đặc biệt là các chủ cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, nhà máy, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho người khuyết tật có nhu cầu học nghề phù hợp với dạng tật cũng như mức độ khuyết tật.

Mở rộng hợp tác, liên kết với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn. Góp phần đem đến nguồn hàng thường xuyên đề người khuyết tật có việc làm ổn định.

Kết hợp các phương thức dạy nghề linh hoạt với từng đối tượng để công tác dạy nghề, tạo việc làm đạt hiệu quả cao nhất cho người khuyết tật. Phát huy những điểm mạnh của người khuyết tật để cho người khuyết tật có được việc làm, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống.

Mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương cần phải tận dụng những điểm mạnh của mình đó là những nghề truyền thống tại địa phương như nghề thủ công mĩ nghệ, đồ gỗ, đan thảm, thêu thùa, làm nem chua…hoặc là những nghề mới xuất hiện nhưng đem lại thương hiệu riêng, uy tín. Đồng thời là việc mở rộng cơ sở sản xuất, thu hút thêm lao động là người khuyết tật vào làm việc.

Tăng cường công tác quảng cáo sản phẩm trên nhiều kênh thông tin như trong các buổi đại hội, lễ hội truyền thống, hội chợ trưng bày sản phẩm có quy mô lớn trên toàn quốc để những sản phẩm do người khuyết tật làm ra đến tay người tiêu dùng.

Trong quá trình tạo việc làm cho người khuyết tật các chủ cơ sở sản xuất cũng cần chú ý đến những hoạt động ngoại khóa, cho người khuyết tật tham gia thi văn nghệ để hòa nhập với cộng đồng. Chủ cơ sở may Sáu Toản tại xã Yên Thắng đã làm tốt công tác này, ngoài giờ dạy nghề cho người khuyết tật chị còn dạy người khiếm thính những tiết mục văn nghệ để biểu diễn trước cộng đồng khi có buổi giao lưu văn nghệ, các buổi hội làng, trung thu…điều đó được người dân trong xã rất hưởng ứng. Và đó là cách thức

tuyên truyền nâng cao nhận thức có hiệu quả nhất để tác động đến cộng đồng. Việc làm này cần phải được nhân rộng trên địa bàn toàn huyện Yên Mô.

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Khảo sát tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)