Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc dạy nghề và tạo việc làm cho ngƣời khuyết tật

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Khảo sát tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh (Trang 83 - 93)

việc làm cho ngƣời khuyết tật

Trước những khó khăn trên trong hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có sự trợ giúp mang tính chuyên nghiệp từ nhân viên công tác xã hội- những người có nhận thức đúng về

người khuyết tật, thấu hiểu những nhu cầu và mong muốn của người khuyết tật để có thể khắc phục được những khó khăn trong hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại đây.

Công tác xã hội có một lịch sử hình thành và phát triển lâu dài trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam công tác xã hội đã được hình thành từ rất lâu, công tác xã hội là một ngành khoa học, là một nghề. Mục đích của công tác xã hội là trợ giúp con người trong cuộc sống đặc biệt là những người dễ bị tổn thương trong xã hội bằng các mô hình can thiệp từ cá nhân, nhóm, cộng đồng và hoạt động tham vấn tâm lý. Hay nói cách khác công tác xã hội chính là quá trình can thiệp giúp đỡ thân chủ phục hồi và tăng cường chức năng xã hội của mình trong quá trình hòa nhập vào xã hội. Như vậy với ý nghĩa hết sức quan trọng và to lớn của công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội chính là những người thực hiện sứ mệnh cao cả đó. Trong giới hạn của đề tài hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tạ huyện Yên Mô tôi tập trung làm rõ vai trò của nhân viên công tác xã hội trong các hoạt động dạy nghề, tạo việc làm. Cụ thể trong hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật huyện Yên Mô chưa thấy bóng dáng của nhân viên công tác xã hội.

Đầu tiên và là bước quan trọng nhất, người làm công tác xã hội cần nhận thức đúng về người khuyết tật cũng như ý nghĩa của việc làm đối với người khuyết tật. Hiện tại trong xã hội, mỗi cá nhân từ góc độ, quan điểm và sự hiểu biết của riêng mình đều có những nhìn nhận khác nhau về vấn đề người khuyết tật. Sự khác biệt của mỗi cách nhìn nhận có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng điều quan trọng nhất là từ những sự khác biệt trong cách nhìn đó sẽ dẫn đến cách hiểu, thái độ và hành động khác nhau về cùng một vấn đề, vì vậy vấn đề đó sẽ không có sự đồng nhất: Nhóm thì cho rằng cần phải nhìn nhận quyền của người khuyết tật là ưu tiên hàng đầu, nhóm thì khẳng định rằng cần phải nhìn thấy những điểm tích cực nhất mà người khuyết tật có được, người khuyết tật có khả năng lao động, khả năng

sáng tạo và không ít người là thiên tài trong mỗi lĩnh vực, nhóm thì cho rằng người khuyết tật là gánh nặng của xã hội, đâu đó vẫn có những cái nhìn kỳ thị, xa lánh người khuyết tật. Theo tôi, việc nhân viên công tác xã hội có nhận thức đúng là việc cần có nhưng một việc đóng vai trò quan trọng hơn cả mà nhân viên công tác xã hội cần làm được đó là đưa những nhận thức đúng đắn về người khuyết tật truyền tải đến tất cả các nhóm trong xã hội để thống nhất một cách nhìn nhận. Chỉ khi nào các cá nhân trong xã hội có cái nhìn thống nhất, có quan điểm chung thì vấn đề xã hội đó sẽ được giải quyết. Đó như là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tất cả những chương trình, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, toàn dân trong việc tìm kiếm giải pháp tạo việc làm cho người khuyết tật hiện nay.

Việc nhận thức đúng về người khuyết tật ở đây bao gồm việc nhìn nhận đúng vị thế của người khuyết tật trong xã hội, nhu cầu làm việc, động cơ làm việc, những đóng góp mà người khuyết tật mang lại. Việc tìm hiểu về khuyết tật và mức độ khuyết tật rất quan trọng vì qua việc nhận định rõ tình trạng, tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và dự đoán về sự khuyết tật, tìm hiểu về quá trình suy yếu và những biểu hiện của tật để từ đó đánh giá được chính xác về mức độ, tình trạng và tiểu sử của tật, có những phản ứng thính giác, thị giác, khứu giác của cá nhân mình đối với những dị tật của thân chủ. Từ những nhận thức đúng thì nhân viên công tác xã hội sẽ có nhìn, thái độ và hành vi đối với người khuyết tật để có thể trợ giúp họ một cách tốt nhất.

Thứ hai, trong hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, nhân viên công tác xã hội cần thực hiện những vai trò như sau:

Vai trò nhà hoạt động xã hội biết cách tiếp cận đối tượng. Việc trang bị đầy đủ những kiến thức, cũng như có những nhận thức đúng đắn về đối tượng là một việc quan trọng của nhân viên công tác xã hội tuy nhiên việc thực hành công tác xã hội đòi hỏi nhân viên công tác xã hội cần có những kỹ năng nghề nghiệp nhất định. Với vai trò là nhà hoạt động xã hội biết cách tiếp cận đối

tượng, nhân viên công tác xã hội sử dụng những kiến thức, kỹ năng, giá trị, đạo đức nghề nghiệp để có thể tiếp cận được đối tượng phục vụ cho mục đích giải quyết vấn đề. Cụ thể trong lĩnh vực tạo việc làm cho người khuyết tật huyện Yên Mô, nhân viên công tác xã hội cần xác định được đối tượng, chủ thể của quá trình trợ giúp, cũng như các đối tượng liên quan đến vấn đề tạo việc làm. Sau đó xác định được cách thức tiếp cận đối với từng đối tượng sao cho phù hợp nhất. Nhân viên công tác xã hội là những nhà hoạt động xã hội có cách tiếp cận chuyên nghiệp nhất.

Với vai trò là người trung gian, nhân viên công tác xã hội có vai trò là cầu nối giữa người khuyết tật với những dịch vụ tạo việc làm cho người khuyết tật; giữa những người thực hiện chính xách xã hội đối với người khuyết tật, với trung tâm dạy nghề của huyện, tỉnh. Vì hơn ai hết những người khuyết tật cần một người để có thể thấu hiểu họ nhất, quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn ẩn chứa từ bên trong của họ. Trong vấn đề tạo việc làm cho người khuyết tật tại hai cơ sở Yên Thắng và Khánh Thịnh, đặc biệt là những người khuyết tật tại Khánh Thịnh, nhân viên công tác xã hội sẽ có vai trò trung gian trong việc những người khuyết tật tại đây mặc dù còn khả năng lao động, mong muốn và có nhu cầu cao được làm việc, tăng thu nhập cải thiện đời sống thế nhưng không có việc làm thường xuyên ổn định. Nguyên nhân của việc này chính là thiếu việc làm phù hợp với dạng tật, hơn nữa cơ sở đã tạo việc làm cho người khuyết tật nhưng công việc chưa đều đặn và thậm chí là mới đáp ứng được một phần rất nhỏ trong nhu cầu của người khuyết tật tại đây. Vì vậy. nhân viên công tác xã hội phải là cầu nối giúp những nhà thực hiện chính sách, xây dựng kế hoạch tạo việc làm cho người khuyết tật nắm bắt được chính xác những mong muốn của người khuyết tật. Mặt khác, nhân viên công tác xã hội là trung gian trong việc giúp những chủ cơ sở sản xuất tại địa phương nắm bắt được tình trạng và mong muốn của người khuyết tật từ đó có những hướng giải quyết việc làm cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng.

Nhân viên công tác xã hội còn là người nắm bắt chính xác được những chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước dành cho người khuyết tật, những dự án tạo việc làm hàng năm của huyện Yên Mô, những chính sách khuyến khích những doanh nghiệp tạo việc làm hàng năm của huyện, nắm bắt được những ngành nghề của trung tâm dạy nghề huyện để từ đó có thể truyền tải những mong muốn của người khuyết tật, thực tế tình trạng khuyết tật của địa phương cũng như mức độ giải quyết việc làm của huyện. Nhân viên công tác xã hội có vai trò cung cấp những thông tin mà người khuyết tật chưa biết hoặc đang có nhu cầu nhưng chưa biết tìm đến đâu để giải quyết vấn đề. Nhân viên công tác xã hội giống như một cuốn danh bạ để người khuyết tật có thể tìm kiếm những thứ họ đang mong muốn và họ cần biết chính xác họ cần phải làm gì để thực hiện được mong muốn đó.

Cũng chính vì thế, nhân viên công tác xã hội còn có vai trò như người biện hộ. Đây là một vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội với tư cách là một người đại diện cho tiếng nói của thân chủ để bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ. Trong một số trường hợp vi phạm đến thời gian làm việc dành riêng cho người khuyết tật của chủ sử dụng lao động thì nhân viên công tác xã hội phải có những hoạt động bảo vệ, biện hộ cho người khuyết tật khi họ cần. Bên cạnh đó nhân viên công tác xã hội còn phải tham gia đề xuất các chính sách bảo vệ cho họ.

Với vai trò người đánh giá, trong trợ giúp người khuyết tật có việc làm, nhân viên công tác xã hội đánh giá nhu cầu việc làm về khía cạnh xã hội của người khuyết tật. Ban đầu nhân viên công tác xã hội cần tìm hiểu và có những thông tin về bệnh tật, về những biểu hiện trong bệnh tật của thân chủ để từ đó có thể đánh giá được chính xác về mức độ dạng dật, tình trạng và tiểu sử của dạng tật, có những phản ứng thính giác, thị giác, khứu giác của cá nhân mình đối với những dị tật của thân chủ; đánh giá về tình trạng sức khỏe, khả năng lao động của người khuyết tật. Cụ thể nhân viên công tác xã hội cần thống kê

rõ ràng số lượng người khuyết tật ở từng độ tuổi, tình trạng khuyết tật, mức độ khuyết tật,khả năng lao động của người khuyết tật trên toàn địa bàn huyện Yên Mô. Sau đó cần nắm bắt tình hình dạy nghề tại các cơ sở doanh nghiệp địa phương và trên toàn tỉnh, tình hình học nghề của thanh niên khuyết tật; nắm bắt nhu cầu của những người khuyết tật mong được làm việc đặc biệt là thanh niên khuyết tật. Đồng thời phải khảo sát được những nhu cầu của người khuyết tật trong độ tuổi lao động để có thể xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm, kịp thời đề xuất những biện pháp tốt nhất trợ giúp người khuyết tật ở bất kỳ thời điểm nào. Điều quan trọng nhất với vai trò là người đánh giá, nhân viên công tác xã hội cần đánh giá nhu cầu việc làm về khía cạnh xã hội của người khuyết tật. Việc làm là nhu cầu cần thiết đối với mỗi cá nhân trong xã hội khi đến một độ tuổi nhất định, với người khuyết tật thì nhu cầu việc làm là một cầu nối để người khuyết tật được hòa nhập vào trong xã hội, họ không cảm thấy họ đơn độc mà họ có gia đình, có nhóm làm việc chung, có bạn bè, có một nơi để làm việc, để sáng tạo. Vậy, nhu cầu việc làm của người khuyết tật tại hai cơ sở có đơn giản chỉ vì họ muốn có việc làm, tăng thu nhập để tự nuôi sống bản thân hay vì một mục đích nào khác. Nhân viên công tác xã hội sẽ có vai trò đánh giá chính xác được điều này để có thể trợ giúp người khuyết tật một cách hiệu quả. Một người khuyết tật tại xã Khánh Thịnh đã chia sẻ: “Tôi muốn có nhiều việc đều đặn hơn, để được đi làm bởi vì nếu cứ có thời gian rảnh rỗi tôi lại nghĩ ngợi nhiều, hơn nữa không có việc gì làm tôi chẳng biết làm gì khác”. Trong một số trường hợp nhân viên công tác xã hội còn đóng vai trò là người quản lý trường hợp, hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận những dịch vụ phù hợp và duy trì tiếp cận một loạt các dịch vụ phối hợp tốt nhất.

Công tác xã hội còn có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô đó là vai trò huy động các nguồn lực. Nguồn lực ở đây bao gồm nguồn lực bên trong và nguồn lực bên

ngoài. Nhân viên công tác xã hội cần nắm bắt chính xác nội lực bên trong của hoạt động tạo việc làm tại huyện Yên Mô đó là: bản thân người khuyết tật, tình trạng khuyết tật cũng như khả năng lao động của người khuyết tật, những điểm mạnh và những điểm yếu của họ; đó là những nguồn lực vật chất từ các trung tâm dạy nghề và tạo việc làm của huyện; đó là những doanh nghiệp, những chủ cơ sở sản xuất nhỏ tại địa phương đang sử dụng lao động; đó là những cơ sở sản xuất nhỏ dành riêng cho người khuyết tật tại huyện; đó là sự nỗ lực không mệt mỏi của những người khuyết tật mong muốn có được việc làm nuôi sống bản thân, làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nguồn lực bên ngoài gồm có: Những chương trình, những dự án của tỉnh Ninh Bình nhằm tạo việc làm cho người khuyết tật; Những doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công truyền thống; Những dự án của chính phủ, của các tổ chức phi chính phủ quan tâm đến công tác tạo việc làm cho người khuyết tật tại Việt Nam. Và công việc cần làm của nhân viên công tác xã hội chính là việc liên kết các nguồn lực lại để giải quyết nhu cầu việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó còn là việc nhân viên công tác xã hội cần viết dự án tạo việc làm cho người khuyết tật gửi đến các tổ chức phi chính phủ để được hỗ trợ nguồn kinh phí, vật chất cũng như phương pháp, cách thức dạy nghề để tạo việc làm cho người khuyết tật. Hiện nay, có một thực tế đang xảy ra ở một số những tổ chức phi chính phủ là việc họ đang đầu tư nhưng chưa thực sự đúng người cần, họ cung cấp dịch vụ nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả cao đến với người sử dụng dịch vụ. Vì vậy việc viết dự án sẽ giúp cho các tổ chức phi chính phủ định hướng chính xác các mục tiêu và giúp họ có chất lượng kết quả tốt đẹp nhất. Mục đích của sự liên kết này đó chính là nhằm tìm kiếm đầu ra cho những sản phẩm đang được các cơ sở tư nhân huyện Yên Mô triển khai đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm ở những hình thức việc làm khác cho người khuyết tật ví dụ công nghệ tin học, đồ gỗ, thủ công mĩ nghệ.

Công tác xã hội còn có vai trò là người tư vấn hướng nghiệp cho những người khuyết tật. Để trở thành một người tư vấn hướng nghiệp tốt thì nhân viên công tác xã hội cần xem xét đến ba góc cạnh quan trọng nhất là: những vấn đề thuộc về cá nhân người khuyết tật; những đòi hỏi của bản thân công việc; xu thế và nhu cầu của xã hội. Có rất nhiều yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến việc tìm việc làm nhưng nhân viên công tác xã hội cần nắm được những yếu tố quan trọng nhất. Yếu tố đầu tiên đó là nhu cầu và động cơ làm việc. Nhu cầu và động cơ là cái thúc đẩy con người làm việc, trả lời cho câu hỏi: Làm việc để làm gì? Việc đầu tiên là cá nhân người khuyết tật phải có nhu cầu làm việc, nếu bản thân họ chưa có nhu cầu làm việc thì rất khó để tìm việc thành công. Người khuyết tật cũng cần phải xác định được họ đã thật sự muốn đi làm hay chưa. Đó chính là mức độ sẵn sàng làm việc. Với những người xác định được việc đi làm để làm gì sẽ có động cơ làm việc cao hơn những người khác và họ sẽ cố gắng để có thể được học nghề, được hỗ trợ để làm việc. Yếu tố thứ hai đó là nhân viên công tác xã hội cần nắm bắt được trình độ học vấn

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Khảo sát tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh (Trang 83 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)