Thuận lợi và khó khăn của hoạt động tạo việc làm cho ngƣời khuyết tật tại hai cơ sở tƣ nhân.

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Khảo sát tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh (Trang 81 - 83)

khuyết tật tại hai cơ sở tƣ nhân.

2.3.1 Thuận lợi

Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại hai cơ sở tư nhân nhìn chung đã bước đầu đem đến những thành công nhất định, ảnh hưởng tích cực đến toàn thể cộng đồng, thu hút và lôi cuốn sự quan tâm của tất cả mọi người. Để đạt được điều này, hai cơ sở đã có những thuận lợi cụ thể như sau:

Sự quan tâm cao độ của Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành có liên quan trong lĩnh vực dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật điều này được cụ thể hóa trong hàng loạt những văn bản pháp lý quan trọng như Luật người khuyết tật, Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010 để thể hiện sự tôn trọng quyền, nhu cầu chính đáng của người khuyết tật trong xã hội hiện đại. Huyện Yên Mô mặc dù vẫn còn là một huyện thuần nông nhưng hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật luôn được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ đóng góp một phần quan trọng trong những dự án hỗ trợ phát triển, dạy nghề/việc làm cho người khuyết tật. Ngoài việc hỗ trợ kinh phí để dự án triển khai, các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cả những biện pháp, cách thức tạo việc làm, kế hoạch dài hạn cho hoạt động tạo việc làm dựa trên nhu cầu của người khuyết tật tại địa phương đem lại hiệu quả cao nhất.

Trên hết, đó là xuất phát từ tình yêu thương vô bờ bến của những chủ cơ sở sản xuất đã mạnh dạn triển khai hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật. Dù rằng việc dạy nghề đối với người bình thường đã khó thế nhưng với người khuyết tật còn khó khăn gấp bội, vượt qua tất cả những khó

khăn đó những chủ cơ sở sản xuất đã quyết tâm tạo cơ sở việc làm dành riêng cho người khuyết tật tại địa phương với mong muốn người khuyết tật có được việc làm ổn định cuộc sống.

Huyện Yên Mô là một huyện thuần nông, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn nhưng đây là một địa bàn giàu truyền thống với những ngành nghề có từ lâu đời như đan thảm cói, sản xuất những mặt hàng thủ công bằng cói. Vì vậy, với việc tận dụng nguồn lực này đã giúp chủ cơ sở sản xuất tại Khánh Thịnh đã bước đầu đem đến cho người khuyết tật có việc làm để tự nuôi sống bản thân.

Sự nỗ lực, cố gắng, kiên trì của bản thân người khuyết tật tại đây. Với mong muốn được làm việc để tự nuôi sống bản thân, hòa nhập vào xã hội, người khuyết tật đã vươn lên khắc phục những khó khăn từ những dạng khuyết tật mang lại. Ý chí và nghị lực tuyệt vời của họ là nhân tố quan trọng giúp cho hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật thành công.

2.3.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trong hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại hai cơ sở tư nhân trên vẫn còn những khó khăn nhất định và đang ảnh hưởng đến hiệu quả cũng tính bền vững của hoạt động này:

Hiện nay, hoạt động của các cơ sở sản xất tại địa phương chủ yếu từ nguồn vốn của chính những người chủ sản xuất. Họ sẽ lo tất cả các khoản từ đi tìm việc, tìm đầu mối việc làm, dạy nghề cho người khuyết tật, tìm nơi tiêu thụ sản phẩm để người khuyết tật có việc làm đều đặn hơn. Chính vì thế nên chủ cơ sở sản xuất thiếu nguồn kinh phí để có thể mở rộng cũng như đảm bảo công việc đều đặn cho người khuyết tật.

Mặc dù tại địa bàn huyện có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương thế nhưng họ chưa tuyển dụng những người khuyết tật vào làm việc mà mới chỉ có hai cơ sở tại huyện nhận người khuyết tật vào học nghề và làm

việc vậy nên với số lượng người khuyết tật nhiều sẽ là một áp lực đối với chủ cơ sở sản xuất tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh.

Mỗi một cơ sở đều gặp phải những khó khăn riêng trong hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật. Tại Yên Thắng, mặc dù nguồn hàng đã được ổn định hơn so với trước đây nhưng gặp khó khăn về đáp ứng những yêu cầu cao trong công việc may mặc, chị Dương Thị Sáu cho biết: “So với trước đây tôi đã tìm được đầu ra cho sản phẩm có thể nói rằng tương đối ổn định, thế nhưng nếu như trước đây số người biết đến cơ sở còn ít vì vậy chưa có nhiều đơn đặt hàng và những yêu cầu cũng đơn giản. Còn hiện tại, nhiều người biết đến cơ sở của tôi, đặt hàng nhiều nhưng họ cũng có nhiều yêu cầu cao hơn, ví dụ không chỉ dừng lại ở may mặc đồng phục mà họ yêu cầu may áo dài, những sản phẩm thời trang để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng thế nhưng thời gian đào tạo một người khuyết tật làm được việc tương đối dài cùng với nâng cao tay nghề cho họ còn là một khó khăn rất lớn với tôi”. Trong khi đó tại Khánh Thịnh, với nhiều loại hình công việc khác nhau nhưng thiếu đầu ra cho sản phẩm trong khi tất cả những doanh nghiệp lớn trong địa bàn đều cũng gặp những khó khăn nên cơ sở chưa đảm bảo được công việc ổn định, bền vững cho người khuyết tật.

Nhận thức về vấn đề người khuyết tật trong cộng đồng, gia đình người khuyết tật và chính từ bản thân người khuyết tật còn nhiều hạn chế. Người khuyết tật vẫn còn những tâm lý tự ti, mặc cảm, cho rằng bản thân không thể làm được việc khiến cho hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật gặp những khó khăn nhất định.

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Khảo sát tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)