Nghĩa của tạo việc làm cho ngƣời khuyết tật

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Khảo sát tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh (Trang 37)

Người khuyết tật luôn mang khao khát được sống, được cống hiến cho xã hội như bao nhiêu người khác. Do vậy, họ cần có việc làm để nuôi sống bản thân và thậm chí cả gia đình của họ. Đó là quyền của mỗi con người, là những nhu cầu và nguyện vọng vô cùng chính đáng của bất kỳ một cá nhân nào trong xã hội. Điều này đã được cụ thể hóa trong Luật người khuyết tật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định quyền của

người khuyết tật: Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tâ ̣t và mức đô ̣ khuyết tâ ̣t.

Tuy nhiên, hành trình đi tìm việc làm của những người khuyết tật còn gặp khá nhiều khó khăn, trở ngại khi phải đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong cộng đồng.

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, vấn đề việc làm cho người khuyết tật là một nhiệm vụ không thể thiếu trong quá trình phục hồi chức năng và góp phần quan trọng giúp phục hồi toàn diện cho bản thân. Tạo việc làm là cả một quá trình cần được xem xét kỹ lưỡng từ khâu hướng nghiệp, dạy nghề, sắp xếp việc làm để người khuyết tật phát huy tối đa khả năng còn lại một cách tích cực trong môi trường thuận lợi.

Việc làm và thu nhập không chỉ là phương tiện sống mà còn là yếu tố quyết định để người khuyết tật có thể tự tin khẳng định vai trò của mình trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Việc làm không chỉ giúp giảm nghèo, giảm những tệ nạn xã hội mà còn giúp người khuyết tật khẳng định rằng họ đang sống hăng say và hết mình cho cuộc đời.

Đã có nhiều công trình khoa học, nhiều bài học kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam, sự thành đạt của người khuyết tật trong lao động nghệ thuật, lao động trí óc, lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội…đã chứng minh rằng người khuyết tật nếu được quan tâm, tạo điều kiện có việc làm phù hợp, có thu nhập thì cuộc sống ổn định, giảm bớt nỗi đau cho bản thân người khuyết tật, giảm gánh nặng cho gia đình, ngày càng tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động của xã hội như những người bình thường khác. Vì vậy, việc làm có ý nghĩa quan trọng với người khuyết tật.

Thông qua việc làm, người khuyết tật có cơ hội được sử dụng khả năng của mình. Khi việc làm phù hợp với khả năng sức khỏe, tình trạng khuyết tật

sẽ tạo điều kiện giúp phục hồi về thể chất. Đối với nhiều người khuyết tật, việc làm giúp họ ngăn ngừa mức độ phát triển của dạng tật.

Khi người khuyết tật được làm việc, qua quá trình làm việc họ có dịp gặp gỡ, giao lưu với người khác điều đó sẽ giúp người khuyết tật giảm tâm lý tự ti, mặc cảm, học hỏi nhiều hơn về cuộc sống và có thêm niềm tin, vị thế của người khuyết tật được nâng lên, bình đẳng với mọi người. NKT cùng nhau làm việc, cùng giúp đỡ nhau trong công việc sẽ tạo ra một mối quan hệ xã hội tốt đẹp, tạo ra một môi trường làm việc đầy tình người, lòng nhân ái và mang tính nhân văn vô cùng sâu sắc. Đó cũng chính là mục đích của tạo việc làm cho người khuyết tật.

Bên cạnh đó, việc làm cho người khuyết tật cũng có nghĩa là mở mang thêm các dạng việc làm mới, tăng thu nhập quốc dân, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần nâng cao đời sống của dân cư. Khi có việc làm người khuyết tật sẽ có thu nhập vừa giúp họ trang trải cuộc sống hàng ngày vừa tìm kiếm được niềm vui trong cuộc sống đồng thời lại góp phần giúp kinh tế quốc gia phát triển: “Kinh nghiệm thế giới cho thấy vấn đề tạo việc làm cho người khuyết tật có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Theo ước tính của WB: hàng năm thế giới sẽ thiệt hại khoảng 1,4 – 2 nghìn tỷ USD nếu người khuyết tật không được tham gia vào nền kinh tế. Trên thực tế, ILO cũng đã nhận định: không quốc gia nào trên thế giới có thể phát triển thành công nếu có một bộ phận lớn dân cư – chiếm từ 5-15% dân số - là người khuyết tật không được tham gia hòa nhập với kinh tế- xã hội đất nước”. Những thiệt hại đó là những khoản tiền mà các quốc gia phải chi để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho những người tàn tật như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, cho nhân viên chăm sóc, mất mát từ thu nhập và tiền thuế mà nhà nước có thể thu được nếu người

khuyết tật có việc làm. Như vậy người khuyết tật có việc làm còn đóng góp khá lớn cho nền kinh tế, hỗ trợ gia đình.

Như vậy, việc làm có một ý nghĩa rất quan trọng đối với người khuyết tật, là cơ hội để họ tìm thấy giá trị bản thân và giá trị của cuộc sống, là con đường để họ chiến đấu với nỗi mặc cảm về bản thân để sống cuộc đời tốt đẹp hơn và có ý nghĩa hơn.

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Khảo sát tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh (Trang 37)