Khái niệm việc làm

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Khảo sát tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh (Trang 30 - 31)

Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật”. Điều này có thể hiểu người có việc làm là những người đang làm những việc mà pháp luật không cấm, được trả công và lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào hoạt động tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hay hiện vật.

Trong Bộ luật Lao động Việt Nam ghi rõ “ Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều thừa nhận là việc làm”. Có thể nói rằng, đây là một khái niệm mang tính khái quát cao. Từ đây có thể xem xét khái niệm này trên hai khía cạnh cơ bản:

Thứ nhất: Việc làm phải tạo ra thu nhập. Nếu một công việc không tạo ra thu nhập thì không được gọi là việc làm. Thu nhập ở đây có thể không phải của người trực tiếp làm công việc đó.

Thứ hai: Đó phải là công việc không bị pháp luật cấm. Như vậy, các công việc như mua bán hàng cấm, thực hiện các giao dịch trái pháp luật thì không được thừa nhận là việc làm mặc dù tạo ra thu nhập.

Với ý nghĩa đó việc làm được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: “Việc làm là công việc hợp pháp mà người lao động tiến hành để nhận tiền công, tiền lương hoặc hiện vật, hoặc để thu lợi nhuận cho bản thân, hoặc để tạo ra thu nhập trực tiếp dưới dạng các sản phẩm cần thiết để nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời đóng góp một phần cho xã hội.”

Từ những khái niệm trên, chúng tôi tiếp cận khái niệm việc làm là một hoặc các hoạt động của con người tạo ra thu nhập một cách trực tiếp hay gián tiếp và không bị pháp luật cấm để nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời đóng góp một phần cho xã hội.

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Khảo sát tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)