Thực trạng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hộ

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức (Trang 56)

- Giá khởi điểm quyền sử dụng đất đấu giá để cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm là đơn giá thuê đất được tính bằng giá đất sát với giá chuyển nhượng

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC

2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hộ

Đã từ lâu, Hoài Đức đã nổi danh với những làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú như nghề tạc tượng ở Sơn Đồng, làm bánh kẹo, dệt len ở La Phù, nhiếp ảnh Lai Xá. Với các điều kiện địa lý, tự nhiên đây là điều kiện cơ bản để Hoài Đức phát triển mạnh nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, với vị trí địa lý hết sức thuận lợi là nằm cạnh khu tam giác kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), hệ thống đường giao thông thuận tiện nối liền Hoài Đức với thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước bằng quốc lộ 6 và quốc lộ 32 và đại lộ Thăng Long, các tỉnh lộ 70, 72, 79; sắp tới tuyến đường vành đai 4 của Thủ đô Hà Nội sẽ đi qua một số xã, sẽ biến Hoài Đức thành địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Hoài Đức đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Hàng năm, Hoài Đức cung cấp khoảng 10% nhu cầu về rau, quả, các sản

phẩm nông nghiệp đã qua chế biến cho thành phố Hà Nội. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp của Hoài Đức bình quân đạt trên 15%/năm. Sự phát triển đó không chỉ đem lại thu nhập ổn định cho người lao động mà còn góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Năm 2011, trong bối cảnh không thuận lợi: lạm phát tăng cao, đầu năm rét đậm, rét hại kéo dài; cấp ủy, chính quyền và các ngành đoàn thể phải tập trung cho công tác bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp song Hoài Đức tiếp tục tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông nghiệp nông thôn và đã đạt những kết quả khả quan. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm đạt 1.678 tỷ đồng (giá cố định 1994, nếu tính theo giá hiện hành là 4.642 tỷ đồng), tăng 11,4%, trong đó ngành thương mại dịch vụ tăng 16,4%, công nghiệp xây dựng tăng 10,2% so cùng kỳ năm 2010. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Giá trị sản xuất công nghiệp khối tư nhân và hộ gia đình tiếp tục phát triển mạnh, đạt khoảng 613 tỷ đồng, chiếm 96,7%. Kế hoạch xây dựng năm 2011 của huyện là 62 công trình, trong đó có 32 công trình mới. Đến hết tháng 6/2011 đã có 24 công trình được hoàn thành đưa vào sử dụng, thanh toán vốn XDCB ngân sách huyện 233,55 tỷ đồng, đạt 48,9% kế hoạch vốn giao.

Về văn hóa- xã hội, Hoài Đức đã chủ động triển khai kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia đến năm 2015, kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cho các trường.

Về thương mại - dịch vụ, với mục tiêu đưa thương mại - dịch vụ thành thế mạnh của huyện, Hoài Đức chủ trương tổ chức lại hệ thống lưu thông hàng hóa và các tổ chức thương mại - dịch vụ, xây dựng các chợ nông thôn, xây dựng các trung tâm buôn bán, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, kết hợp hình thức xanh - sạch ven sông Đáy để thu hút khách du lịch và phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân trong huyện.

Về nông nghiệp, huyện chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững trên cơ sở giải quyết tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân trên địa bàn. Nhằm thực hiện mục tiêu trên, huyện đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trông, vật nuôi, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng: vùng trồng cây ăn quả ở ven sông Đáy và dọc

theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, vùng rau sạch ở Song Phương, Tiền Yên. Đặc biệt với khoảng hơn 600 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Song Phương, Tiền Yên, An Thượng diện tích bãi bồi sông Đáy khá rộng đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại rau màu... Trong định hướng phát triển chung của thành phố, Hoài Đức sẽ là vành đai nông sản của thành phố.

Về quá trình đô thị hóa: Hoài Đức là một huyện ven đô có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất của Thủ đô. Chỉ trong mấy năm trở lại đây, trên địa bàn huyện có thêm hàng loạt khu đô thị lớn, hiện đại như: Khu đô thị Diamond Tower Nam An Khánh, Khu đô thị Vân Canh, Kim Chung - Di Trạch... tính đến nay trên địa bàn huyện đã có 89/178 dự án quy hoạch đô thị, công nghiệp được phê duyệt đã và đang triển khai thực hiện ở 12 xã, thị trấn với diện tích đất nông nghiệp thu hồi là 1.437ha. Tính lũy kế, đến 2011 huyện Hoài Đức có khoảng 16.340 hộ đủ điều kiện hưởng đất dịch vụ, trong đó có 14.063 hộ thuộc diện thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp, số hộ bị thu hồi nhỏ hơn hoặc bằng 30% diện tích đất nông nghiệp là 2.277. Để phục vụ phát triển công nghiệp, đô thị, huyện đã chuyển đổi mục đích sử dụng 1.600 ha đất. Hiện diện tích canh tác nông nghiệp của huyện chỉ còn 1.200 ha. Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa như hiện nay, diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ tiếp tục bị thu hồi. Bí thư Huyện ủy Hoài Đức Khuất Văn Thành cho biết: Đến năm 2020, quá nửa diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ chuyển thành đất đô thị, nhưng để bảo đảm an ninh lương thực và việc làm cho người dân, huyện vẫn chú trọng phát triển nông nghiệp, theo hướng phát triển những cây, con có giá trị kinh tế cao, cung cấp cho thị trường nội thành.

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w