1 Đỗ Văn Hiển Thôn Phú Khê, xã Thái Học, Bình Giang, Hải Dương 142240937 54 15.500.000 837.000.000
Nguồn trung tâm phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức
Kết quả sau phiên đấu giá:
− Tổng số lượt người trúng giá: 03 người.
− Tổng diện tích: 356,9m2.
− Tổng số tiền trúng đấu giá: 1.651.340.000đồng.
Tuy nhiên, sau 30 ngày kết thúc phiên đấu giá, ngày 28/11/2012 Anh Đỗ
Văn Hiển Anh khách hàng trúng đấu giá tại Xã Kim Chung: 54m2,Giá trúng đấu giá: 15.500.000 VNĐ/m2 tương đương số tiền: 837.000.000 VNĐ đã tự nguyện bỏ Quyết định trúng đấu giá, vì vậy UBND huyện Hoài Đức đã ban hành Quyết định số:5309/QĐ-UBND ngày 06/12/2012 về việc hủy kết quả trung đấu giá nêu trên và thực hiện việc thu số tiền đặt cọc vào Ngân sách nhà nước theo quy định.
Phiên thứ 3: Tổ chức ngày 22/12/2012 cho 06 ô đất tại xã Dương Liễu: diện tích là 479.2 m2, kết thúc phiên đấu giá QSDĐ có 06 ô đất trúng đấu giá tương đương số tiền: 3.745.000.000 VNĐ
Kết quả cụ thể phiên đấu giá:
Bảng 7: kết quả phiên đấu giá thứ 2 trên địa bàn xã Dương Liễu
STT Địa điểm Diện tích
(m2) Giá trúng đấu giá( trd/m2) Tiền thu về(trd) 1 Ô 16 xóm chùa đồng 80.6 7.6 612,56 2 Ô 17 xóm chùa đồng 82.5 8 660 3 Ô 18 xóm chùa đồng 76.7 7,8 598,26 4 Ô 19 xóm chùa đồng 78.2 8,2 641,24 5 Ô 20 xóm chùa đồng 79.8 7,8 622,44 6 Ô 21 xóm chùa đồng 81.4 7,5 610,5
Nguồn trung tâm phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức
2.3.2 Đánh giá hiệu quả đạt được
Trong những năm vừa qua, đất đai ngày càng khẳng định vai trò làm nguồn nội lực quan trọng, là nguồn tài chính tiềm năng để xây dựng và phát triển đất nước. Có thể nói, xét tổng thể công cụ đấu giá QSDĐ đã góp phần khai thác, sử dụng đất đai có hiệu quả, tiết kiệm, tạo được sự cạnh tranh lành mạnh trong thị trường đất đai, tạo ra nguồn thu lớn cho NSNN, tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Qua việc nghiên cứu, phân tích tình hình đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Hoài Đức có thể nhận thấy hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất tuy mới bắt đầu thực hiện nhưng cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế xã hội.
2.3.2.1Hiệu quả kinh tế:
Qua phân tích ở trên, mặt được của công tác đấu giá quyền sử dụng đất có thể thấy rõ ràng qua bảng tổng kết kết quả đấu giá trên tại huyện Hoài Đức qua các
giai đoạn từ năm 2006- 2011 và năm 2012 cho đến nay.
Từ bảng trên có thể thấy cân đối thu chi số tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất trong các năm từ 2006 đến 2011 là khoảng 70 tỷ đồng.
Kết quả đấu giá trong 3 phiên đấu giá trên 782,7 m2 đất đấu giá đã thu về cho ngân sách nhà nước 4559,34 triệu đồng ( nếu thu theo hình thức giao đất và cho thuê đất thu tiền sử dụng đất thì khoản thu này chỉ là 1291.455 trd nếu tính bình quân giá đất là 1,65 triệu đồng/m2). Có thể nói, nó đã tạo ra được nguồn vốn lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng vào các dự án của huyện, đồng thời lại vừa có thể trích một phần để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các nhà đầu tư tiếp tục thực hiện nhiều dự án ở địa phương, qua đó thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Hơn thế, đấu giá quyền sử dụng đất giúp người mua mua được đất với giá do mình đã xác định, mức giá sát với giá trị trị trường của đất đai đồng thời giúp người mua giảm thiểu được một khoản chi phí nếu mua đất trên thị trường thông thường thông qua môi giới và thuế chuyển quyền sử dụng đất.
2.3.2.2 Hiệu quả xã hội
Không chỉ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, đấu giá quyền sử dụng đất còn mang đến hiệu quả rõ rệt về mặt xã hội.
Phần lớn nguồn thu từ đấu giá được đầu tư vào việc xây dựng hạ tầng xã hội các công trình công cộng trên địa bàn huyện, tạo ra các khu dân cư đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đáp ứng được nhu cầu nhà ở của người dân, tạo điều kiện và môi trường sống ổn định, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển của Thành phố, tạo nguồn vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá hoàn thiện thu hút các chủ đầu tư có tiềm năng. Với nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, bên cạnh việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, nguồn vốn huy động được từ đấu giá quyền sử dụng đất còn hỗ trợ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu ngành nghề theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp. Sự ra đời của hình thức đấu giá còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường BĐS ở nước ta theo hướng lành mạnh hóa. Nếu trước khi thành lập trung tâm PTQĐ huyện hoạt động đấu giá chủ yếu được thực hiện theo thông tư 48 về đấu giá quyền sử dụng đất, hoạt động đấu giá do hội đồng đấu giá huyện thực hiện với các thành phần chủ yếu do huyện lựa chọn dẫn đến tình trạng mua bán thông tin, thông
thầu làm mất giá trị của hoạt động đấu giá vừa làm hoạt động đấu giá thiếu lành mạnh lại gây thất thoát do giá đấu giá bị biến tướng; thì khi trung tâm PTQĐ huyện được thành lập cùng với sự ra đời của quyết định 29/2011 và công văn của sở tài chính số 1564/ STC-BG ban hành thì mọi hoạt động trong công tác đấu giá từ xác định giá khởi điểm đến tổ chức thực hiện đấu giá đều do cơ quan chuyên nghiệp của sở tài chính thẩm định và công ty đấu giá tư nhân thực hiện thông qua hình thức đấu thầu. Nhờ đó đấu giá quyền sử dụng đất trở thành hình thức công khai, minh bạch, thông tin về cuộc đấu giá được công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại trúng sẽ tạo tâm lý ổn định cho người sử dụng đất. Giá đất được công bố trong đấu giá quyền sử dụng đất xát với giá trị thực, góp phần loại bỏ tâm lý hoang mang, giao động về giá đất của các chủ thể tham gia thị trường, tạo sự bình ổn về giá cả đất đai, tránh những cơn sốt giá ảo trên thị trương. Mặt khác, với quy định hạn chế của nó, đất sẽ được giao tới đúng người có nhu cầu sử dụng đất, tránh tính trạng đầu cơ thả trôi giá đất trong thời gian qua. Bên cạnh đó, đấu giá quyền sử dụng đất là một bộ phận trong mảng thị trường chính thức của thị trường quyền sử dụng đất giữa một bên là Nhà nước và một bên là người sử dụng đất. Do vậy, đấu giá quyền sử dụng đất sẽ giúp cho Thành phố có thể quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn một cách dễ dàng hơn.
Đấu giá QSDĐ đã tạo ra sân chơi mới bình đẳng, công khai cho những người thật sự có nhu cầu sử dụng đất và sử dụng đất có hiệu quả đồng thời ngày càng nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng đất.
2.3.2.3Hiệu quả đối với việc quản lý đất đai
Thực chất đấu giá quyền sử dụng đất thực chất là một hình thức đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, hình thức này đã loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong cơ chế xin cho một hiện tượng khá phổ biến ở nước ta, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thu hút được nhiều đối tượng khác nhau tham gia vào thị trường. Đấu giá quyền sử dụng đất còn góp phần quản lý đất đai một cách có hiệu quả, chặt chẽ và hoàn thiện hơn, nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và khả thi của quy hoạch sử dụng đất, giúp cho huyện có sự định hướng sử dụng đất trong dài hạn. Thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, lựa chọn được các chủ đầu tư có đủ năng lực, đảm bảo sử dụng đất đai một cách hiệu quả, đồng thời với dự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý sẽ tạo điều kiện từng bước thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, phù hợp với mục đích phát triển
của địa phương. Mặt khác, việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất còn góp phần hoàn thiện hệ thống các quy định về quản lý đất đai của Nhà nước thông qua sự tham gia chỉ đạo, kiểm tra của nhiều cấp, nhiều ngành, thường xuyên tổng hợp, báo cáo tình hình tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất định kỳ hàng tháng và hàng quý, phát hiện kịp thời các vướng mắc và sai phạm, kịp thời điều chỉnh lại cơ chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đai cho phù hợp với điều kiện thực tế.
2.3.3 Một số tồn tại hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, trong quá trình hoạt động Trung tâm PTQĐ huyện còn có một số tồn tại cần đưa ra các biên pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới. Cụ thể một số điểm hạn chế làm công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện vẫn chưa thực sự hiệu quả, xuất hiện phiên đấu giá có rất ít người tham gia và giá trúng đấu giá ở mức độ vừa phải, không cao:
Thứ nhất, có thể nói hạn chế lớn nhất trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện là về thủ tục hành chính đặc biệt là thủ tục trong công tác chuẩn bị quỹ đất tổ chức đấu giá mất quá nhiều thời gian như đã trình bày ở phần thực trạng công tác đấu giá ở trên vừa làm mất thời gian và kinh phí. Hơn nữa là những vướng mắc còn tồn tại trong hệ thống văn bản pháp luật gây khó khăn trong công tác đấu giá ở huyện Hoài Đức cụ thể như sau: