- Giá khởi điểm quyền sử dụng đất đấu giá để cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm là đơn giá thuê đất được tính bằng giá đất sát với giá chuyển nhượng
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC
2.2.1 Công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Hoài Đức từ khi chưa có chủ trương đấu giá quyền sử dụng đất cho đến nay
chủ trương đấu giá quyền sử dụng đất cho đến nay
Là một trong số các huyện của tỉnh Hà Tây cũ và hiện nay là Hà Nội, huyện Hoài Đức là một trong số những địa phương tiến hành công tác đấu giá QSDĐ khá muộn. Từ năm 2006, trước khi sát nhập vào Hà Nội, tỉnh Hà tây đã có chủ trương đấu giá đất lấy vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng những kết quả đạt được không được khả quan và không đạt được yêu cầu do thành phố đặt ra.
Năm 2007 tỉnh Hà Tây đã chính thức triển khai đấu giá quyền sử dụng đất để huy động vốn trong cộng đồng thông qua chuyển đổi mục đích sử dụng đất để tăng giá trị sử dụng đất đai và nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại
chỗ, giao thông, thủy lợi, công trình văn hóa-xã hội và phúc lợi công cộng, làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn mới, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cùng là chuyển đổi cơ cấu, lập cụm, điểm công nghiệp để san lấp mặt bằng, thu hút đầu tư, chuyển quyền sử dụng đất để thu tiền về cho ngân sách địa phương. Trong khi tại các thành phố như: Hà Đông, Sơn Tây, việc đấu giá QSDĐ diễn ra khá sôi động với số hồ sơ đăng ký gấp hàng chục lần số lô đất đưa ra đấu giá, cầu lớn hơn cung, giá thắng thầu và giá sàn có chênh lệnh rất lớn, thu về cho ngân sách rất cao. Chỉ tiêu của Hà Đông năm 2007 thu từ đấu giá QSDĐ là 500 tỷ, đến hết tháng 10 đã đạt gần 1000 tỷ đồng, thì các địa phương khác trong đó có Hoài đức, dẫu điểm công nghiệp có gần quốc lộ, dù đã được GPMB, san lấp và xây dựng hạ tầng xong, giá sàn vẫn thấp thua giá sàn ở Hà Đông hàng chục lần mỗi m2, khiến kết quả đấu giá hạn chế, thu ngân sách không đáng kể, hàng tồn kho rất nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do ngoài các yếu tố quan trọng là vị trí địa lý và hạ tầng giao thông thuận lợi để thu hút nhà đầu tư, còn có vấn đề về giá đất theo vị trí, yếu tố quyết định giá sàn trong đấu giá QSDĐ, và tính công khai, minh bạch về thông tin quy hoạch phát triển của điểm đấu giá QSDĐ với quy hoạch đã được duyệt của tỉnh, huyện.
Đến năm 2011, ước tính trên địa bàn huyện đã có 89/178 dự án quy hoạch đô thị, công nghiệp được phê duyệt đã và đang triển khai thực hiện, Huyện Hoài Đức đã xác định quỹ đất khoảng 245ha để xây dựng hạ tầng, bảo đảm đền bù dịch vụ cho dân xong trước tháng 6-2013 theo hạn định của TP Hà Nội và hoàn thiện thủ tục thu hồi đất của 17 dự án với diện tích 167,93ha, trong đó 5 dự án đang triển khai thi công, 12 dự án đang lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong đó gần 70ha cũng đã được UBND TP Hà Nội chấp thuận địa điểm xây dựng. Mặc dù đã cân đối được quỹ đất dịch vụ, nhưng do gặp khó khăn trong huy động nguồn vốn nên huyện Hoài Đức không có kinh phí để thực hiện các dự án này, ngoài kinh phí tạm thu tiền sử dụng đất của người dân và một số nguồn khác, Hoài Đức còn thiếu 1.020 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các dự án đất dịch vụ. Một vấn đề không dễ giải quyết nữa khiến một số dự án đất dịch vụ đang triển khai nhưng phải tạm dừng vì quy hoạch phân khu đô thị S2, S3, S4 trên địa bàn huyện chưa đề cập tới các dự án đất dịch vụ thực hiện theo Nghị định 17 của Chính phủ. Do vậy, dẫn đến hiện tượng các quy hoạch chồng lấn lẫn nhau gây ra nhiều khó khăn và làm chậm tiến độ thực hiện các dự án đồng thời làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hàng ngàn hộ dân ở địa
bàn khu vực huyện quản lý. Trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất, một phần do yếu tố chủ quan như thị trường bất động sản trầm lắng; nguồn vốn hạn chế trong xây dựng cơ sở hạ tầng thay đổi về cơ chế chính sách đặc biệt trong việc áp dụng Nghị định số 17/CP của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, huyện chưa có đủ điều kiện để thành lập trung tâm phát triển quỹ đất, do đó huyện chưa đưa ra được kế hoạch trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, dẫn đến kết quả đấu giá đạt thấp và không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Năm 2012, sau khi Trung tâm phát triển quỹ đất huyện thành lập, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng huyện đã thực hiện 2 phiên đấu giá quyền sử dụng đất thành công 11 ô đất trên địa bàn các xã trong địa bàn huyện quản lý, thu về cho ngân sách huyện 3,475 tỷ đồng.
Nối tiếp thành công của năm 2012, trong những năm tới với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ viên chức, huyện đã đưa ra kế hoạch đầu tư xây dựng, tổ chức các phiên đấu giá để nâng cao chất lượng phiên đấu giá các dự án nhằm đóng góp vào nguồn thu ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương phát huy nội lực từ đấu giá QSDĐ.