- Giá khởi điểm quyền sử dụng đất đấu giá để cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm là đơn giá thuê đất được tính bằng giá đất sát với giá chuyển nhượng
b. Thực hiện dự án:
Lập và thẩm định phê duyệt thiết kế dự toán: Trung tâm PTQĐ lựa chọn đơn vị tư vấn tiến hành khảo sát địa hình địa chất phục vụ thiết kế kỹ thuật, đơn vị thiết kế bản vẽ thi công đơn vị thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công. Sau khi có báo cáo thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình Trung tâm PTQĐ tổng hợp trình UBND huyện phê duyệt.
Công tác GPMB: sau khi có thông báo thu hồi đất: Trung tâm PTQĐ có công văn đề nghị UBND huyện ban bồi thường GPMB lập hội đồng bồi thường GPMB thành lập tổ công tác thực hiện dự án (7 ngày). Ban bồi thường GPMB chủ trì phối hợp với trung tâm PTQD, UBND xã thị trấn xây dựng kế hoạch trình hội đồng bồi thường GPMB thẩm định trình UBND huyện phê duyệt (8 ngày) ; trung tâm PTQD lập phương án tổng thể bồi thường GPMB trình ban bồi thường GPMB thẩm định trình UBND huyện phê duyệt (10 ngày) tiến hành họp dân kê khai kiểm đếm xác minh nội dung kê khai xác minh nguồn gốc đất (trong khoảng 60 ngày).Việc triển khai các bước trên thực hiện đồng thời với quá trình lập dự án đầu
tư.
Lập phương án bồi thường dự thảo, niêm yết công khai phương án dự thảo, trình hội đồng bồi thường GPMB thẩm định (30 ngày) phòng tài nguyên môi trường tham mưu UBND huyện ban hành quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình, cá nhân ; UBND huyện ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường GPMB và tổ chức chi trả cho các hộ gia đình đồng thuận, sau khi có quyết định thu hồi đất giao đất tổng thể của dự án UBND huyện ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường chi tiết cho các hộ còn lại ; tiến hành chi trả và bàn giao mặt bằng
Công tác đấu thầu: Trung tâm PTQĐ lựa chọn đơn vị tư vấn đấu thầu trình UBND huyện phê duyệt quyết định chỉ định đơn vị tư vấn đấu thầu. Đối với dự án <5000m2 trình UBND huyện phê duyệt kế hoạch đấu thầu, đối với dự án >5000m2 trình sở kế hoạch đầu tư thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt (trong thời gian 20 ngày). Căn cứ kết quả trúng đấu thầu Trung tâm PTQĐ trình UBND huyện phê duyệt kết quả và chỉ định đơn vị thi công điện, đơn vị tư vấn giám sát, triển khai thi công và quản lý chất lượng thi công xây dựng theo quy định tại điều 5 quyết định 09 ngày 21/5/2012
Kết thúc dự án: các dự án được xây dựng tiến hành nghiêm thu theo quy định của luật xây dựng, các nghị định của chính phủ và các hướng dẫn thực hiện của cơ quan nhà nước.
Đối với các dự án của huyện hoài đức quyết toán vốn đầu tư đôi với các dự án <5000m2 do phòng tài chính kế hoạch phê duyệt, đối với các dự án >5000m2 do sở tài chính thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt.
Nguồn vốn đầu tư: thông thường UBND cấp huyện tự cân đối, bố trí vốn để thực hiện các dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo qui định. Đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức đấu giá có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã ứng từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất của chính dự án đó theo qui định. Cụ thể, quy định về ứng vốn, thanh toán, hạch toán và quản lý tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất
Hàng năm, các đơn vị tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất được UBND cấp thành phố bố trí vốn Ngân sách để ứng trước cho các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo các giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án (trong đó có bồi thường, giải phóng mặt bằng) và xây dựng hạ tầng (nếu có). Sở Tài chính Hà Nội là cơ quan hướng dẫn việc tạm ứng, hoàn trả và thanh quyết toán số vốn Ngân sách
Thành phố ứng cho các dự án đấu giá. Đơn vị được ứng vốn có trách nhiệm hoàn trả Ngân sách Nhà nước số tiền đã ứng từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất của chính dự án đó. Tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất, sau khi hoàn trả phần ngân sách đã ứng, thanh toán các chi phí hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính, được phân bổ chư sau: 70% nộp vào Ngân sách Thành phố để tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng chung toàn Thành phố (trong đó có quận, huyện nơi thu hồi đất) theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và 30% còn lại dành để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho các dự án trên địa bàn quận, huyện theo danh mục đầu tư do Hội đồng Nhân dân quận, huyện quyết nghị. Hết năm ngân sách, số tiền còn lại chưa chi hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục đầu tư nhưng không quá 03 năm.
Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất các khu đất nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư theo quy định tại Điều 4 Quyết định 137 thì toàn bộ số tiền thu được do UBND huyện quản lý, sử dụng theo danh mục đầu tư do Hội đồng nhân dân quận, huyện quyết nghị.
Việc sử dụng nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư khác thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng và Luật Ngân sách Nhà nước.
Nội dung dự toán chi phí tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất gồm các khoản chi sau đây:
• Chi phí thuê đơn vị bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất;
• Chi phí thuê đơn vị cắm mốc giới bàn giao đất;
• Chi phí phí phương tiện đi lại (bàn giao mốc giới ngoài thực địa, đưa nhà đầu tư đi kiểm tra thực địa, đưa nhà đầu tư trúng đấu giá nhận bàn giao đất ngoài thực địa);
• Chi phí in ấn, photo tài liệu và văn phòng phẩm;
• Chi phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng mời đơn vị đấu giá chuyên nghiệp;
• Chi phí họp, hội nghị tổ chức đấu giá (họp rà soát kế hoạch dự toán; họp liên ngành thống nhất quy chế; họp thống nhất giá sàn, bước giá; họp xác định tư
cách người tham dự đấu giá; và các cuộc họp phát sinh khác (nếu có);
• Chi trả phụ cấp kiêm nhiệm cán bộ;
• Chi phí thanh toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc: cước phí điện thoại, bưu chính, fax;
• Chi phí khác: nộp thuế, phí, lệ phí, chi phí khác;
• Chi phí dự phòng: bằng 10% của dự án;
Tại huyện Hoài Đức, nguồn vốn cho đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện hiện nay được huy động từ nguồn vốn của Quỹ phát triển đất thành phố và ngân sách huyện. Nhưng do Trung tâm PTQĐ không đăng ký nguồn vốn để tổ chức đấu giá nên không được hội đồng thông qua và không được ngân sách huyện cấp vốn mà phải lập dự toán cho từng phiên đấu giá. Trung tâm PTQĐ tự cân đối ngân sách và hoàn trả ngân sách theo đúng quy định. Theo đó, nguồn thu từ ngân sách sẽ được phân bổ cụ thể như sau:
Đối với các dự án có diện tích >5000m2 sau khi trừ đi các chi phí xây dựng, tổ chức đấu giá phần còn lại được chia 50% cho ngân sách thành phố và 50% cho ngân sách huyện
Đối với các dự án có diện tích <5000m2 thì ngân sách còn lại 100% chuyển về ngân sách xã.
2.2.2.2Giai đoạn tổ chức thực hiện:
Sau khi hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật của các khu đất để đấu giá QSDĐ. Trung tâm PTQĐ chủ trì, phối hợp và hướng dẫn các phòng, ban và UBND xã, thị trấn thực hiện quy trình đấu giá QSD đất. Chi tiết các bước công việc được thể hiện thông qua 20 bước công việc sau:
Bước 1: UBND xã, thị trấn lập tờ trình về việc xin tổ chức đấu giá QSDĐ. Bước 2: Căn cứ vào tờ trình của các xã, Trung tâm phát triển quỹ đất tham mưu UBND Huyện ban hành quyết định tổ chức đấu giá (thời gian thực hiện 5 ngày)
Bước 3: Trung tâm PTQĐ rà soát, xây dựng dự toán tổ chức đấu giá trình phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm định (thời gian thực hiện 5 ngày)
Bước 4: Trung tâm PTQĐ chủ trì, phối hợp cùng phòng TN-MT và UBND xã, thị trấn tổ chức kiểm tra thực địa, khôi phục mốc giới phục vụ tổ chức đấu giá (thời gian thực hiện 1 ngày).
Bước 5: Trung tâm PTQĐ tham mưu UBND Huyện thông qua Kế hoạch tổ chức đấu giá (thời gian thực hiện 1 ngày).
Bước 6: Phòng tài chính kế hoạch chủ trì phối hợp cùng phòng TN-MT, Chi cục thuế, Trung tâm PTQĐ và UBND xã, thị trấn tham mưu UBND Huyện ban hành quyết định phê duyệt giá sàn, bước giá để tổ chức đấu giá. Thời gian thực hiện 4 ngày.
Bước 7: Trung tâm PTQĐ chủ trì phối hợp cùng các phòng, ban và UBND các xã, thị trấn tham mưu UBND Huyện ban hành Quy chế đấu giá. Thời gian thực hiện 7 ngày.
Bứơc 8: Trung tâm PTQĐ tổ chức lựa chọn và tham mưu UBND Huyện chỉ định đơn vị tổ chức đấu giá chuyên nghiệp. Thời gian thực hiện 7 ngày.
Bước 9: Sau khi ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Trung tâm PTQĐ phối hợp, hướng dẫn tổ chức đấu giá chuyên nghiệp tổ chức Thông báo mời tham gia đấu giá, niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan được giao nhiệm vụ đấu giá, trụ sở UBND huyện Hoài Đức, tại địa điểm tổ chức đấu giá, trụ sở UBND cấp huyện, cấp xã (nơi có đất) và thông báo mời đấu giá trên Đài truyền thanh cấp
huyện ít nhất 30 ngày trước khi mở phiên đấu giá và tối thiểu 3 lần trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng: Báo, Đài truyền hình, Đài phát thanh, Báo điện tử của Trung ương và Thành phố. Đơn vị bán đấu giá chuyên nghiệp có trách nhiệm lập hồ sơ mời đấu giá, nội dung thông báo mời đấu giá và nội dung hồ sơ mời đấu giá. Thời gian thực hiện 30 ngày.
Bước 10: Hết thời hạn thông báo, đơn vị bán đấu giá chuyên nghiệp bán hồ sơ đấu giá. Trung tâm PTQĐ phối hợp cùng tổ chức đấu giá chuyên nghiệp có trách nhiệm đưa nhà đầu tư đi xem lô đất ngoài thực địa trong thời gian theo hồ sơ mời đấu giá quy định. Trung tâm PTQĐ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình bán hồ sơ của đơn vị bán đấu giá chuyên nghiệp;
Bước 11: Đơn vị bán đấu giá chuyên nghiệp tổ chức thu hồ sơ cùng khoản tiền đặt trước của nhà đầu tư trong thời hạn nộp hồ sơ (chậm nhất 5 ngày sau khi mua hồ sơ), khoản tiền đặt trước được chuyển vào tài khoản của Trung tâm PTQĐ ngay khi hết hạn nộp hồ sơ;
Bước 12: Đơn vị bán đấu giá chuyên nghiệp có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ hồ sơ của nhà đầu tư cho Trung tâm PTQĐ thực hiện việc xác định điều kiện tham gia đấu giá của các nhà đầu tư. Trung tâm PTQĐ phối hợp cùng tổ chức đấu giá chuyên nghiệp tổ chức họp xác định điều kiện tham gia đấu giá: có sự chứng kiến của một số người đại diện cho những người tham gia đấu giá do Trung tâm PTQĐ hoặc tổ chức đấu giá chuyên nghiệp chỉ định ngẫu nhiên. Sau khi thống nhất biên bản xác định điều kiện tham gia đấu giá, Trung tâm PTQĐ thông báo công khai danh sách nhà đầu tư không đủ điều kiện tham gia đấu giá;
Bước 13: Đơn vị bán đấu giá chuyên nghiệp có trách nhiệm tổ chức phiên đấu giá khi đã xác định được số lượng nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia (ban hành nội quy phiên đấu giá, phiếu dự đấu giá). Ban chỉ đạo, tổ công tác giúp việc BCĐ có trách nhiệm giám sát phiên đấu giá;
Bước 14: Sau khi kết thúc phiên đấu giá, đơn vị đấu giá chuyên nghiệp xác định được người trúng đấu giá trong biên bản đấu giá. Trung tâm PTQĐ lập tờ trình công nhận kết quả trúng đấu giá trình UBND huyện quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá. Thời gian thực hiện 01 ngày.
Bước 15: Chậm nhất 02 ngày làm việc sau phiên đấu giá, Trung tâm PTQĐ có trách nhiệm thông báo các nhà đầu tư không trúng đấu giá nhận lại khoản tiền
đặt cọc.
Bước 16: Sau khi có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá, Trung tâm PTQĐ có trách nhiệm thông báo đến các nhà đầu tư trúng đấu giá về việc nộp tiền trúng đấu giá. Trung tâm PTQĐ có trách nhiệm thu tiền trúng đấu giá và tiền lãi chậm nộp trúng đấu giá: 0,05% số tiền chậm nộp trên mỗi ngày chậm nộp. Tổng số thời gian nộp và chậm nộp không quá 4 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá.
Bước 17: Trung tâm PTQĐ chủ trì phối hợp cùng phòng TN-MT và UBND xã tổ chức đo đạc và bàn giao đất ngoài thục địa cho các nhà đầu tư đủ điều kiện nhận bàn giao đất. Thời gian thực hiện 2 ngày.
Bước 18: Trung tâm PTQĐ phối hợp, hướng dẫn UBND xã và nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư đã nhận bàn giao đất.
Bước 19: Phòng TN-MT chủ trì, phối hợp cùng Trung tâm PTQĐ, văn phòng UBND huyện tham mưu UBND huyện cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho nhà đầu tư.
Bước 20: Trung tâm PTQĐ báo cáo kết quả tổ chức thực hiện đấu giá gửi UBND huyện và Tham mưu UBND huyện báo cáo kết quả gửi Sở TN-MT; Sở Kế hoạch – Đầu tư; Sở Tư pháp và Quỹ phát triển đất thành phố theo quy định.
Trên đây là 20 bước công việc của quy trình tổ chức đấu giá phổ biến của huyện Hoài Đức. Cụ thể nội dung các bước như sau:
UBND huyện ban hành Quyết định tổ chức đấu giá, Quyết định kiện toàn ban chỉ đạo, tổ công tác giúp việc BCĐ, phê duyệt giá sàn, bước giá cho tổ chức đấu giá (bước 1 đến 6)
UBND huyện có trách nhiệm tổ chức các cuộc đấu giá theo quyết định của thành phố về việc ban hành quy chế đấu giá QSDĐ, để giao có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. Tổ chức phiên đấu giá theo quy chế do UBND tỉnh quy định. Địa điểm đấu giá về cơ bản sẽ tổ chức tại trụ sở tổ chức tại trụ sở UBND xã sở tại, hoặc địa điểm thuận lợi gần vị trí đấu giá. Việc mở phiên đấu giá do UBND huyện tổ chức có công chứng viên tham gia chứng kiến, được tiến hành công khai tại địa điểm, thời gian ấn định tại thông báo mời đấu giá.
lập trong một số trường hợp đặc biệt do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp Huyện là Chủ tịch Hội đồng. Thành viên Hội đồng gồm: Giám đốc ban quản lý dự án hoặc tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện (chủ đầu tư) – Phó chủ tịch hội đồng ; Trưởng phòng Tài chính kế hoạch cấp huyện - Ủy viên ; Trường phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện -Ủy viên ; Trưởng phòng Quản lý đô thị cấp huyện - Ủy viên ; Thanh tra cấp huyện - Ủy viên. Trong trường hợp cần thiết, tùy theo quy mô, tính chất của dự án, Chủ tịch Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất mời các thành viên khác đại diện các Sở, Ngành và UBND cấp xã (nơi thu hồi đất) tham gia tổ chức thực hiện. Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất sử dụng dấu của cơ quan, đơn vị của Chủ tịch hội đồng trong quá trình thực hiện đấu giá.
Xác định giá khởi điểm:
Giá khởi điểm làm căn cứ đấu giá quyền sử dụng đất, được xác định trên nguyên tắc xác định giá khởi điểm theo Quyết định 137/2005/QĐ-UB thống nhất với Quyết định 216/2005/QĐ-TTg, và Thông tư 48/2012/TT-BTC ngày 16/03/2012