Các dự án liên quan đến hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng (Trang 47)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.Các dự án liên quan đến hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng

kinh tế - xã hội; tăng trƣởng GDP trung bình năm trên 10%; Cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyển dịch tích cực theo hƣớng dịch vụ (53%); công nghiệp và xây dựng (37%). Công nghiệp tiếp tục giữ vai trò chủ lực, chiếm 31% trong GDP của Thành phố. Nhiều công trình dự án đƣợc triển khai thực hiện, diện mạo đô thị thành phố có nhiều thay đổi theo hƣớng tích cực.

Nhƣ đã nêu ở trên, Hải Phòng là một thành phố cảng, trung tâm kinh tế, công nghiệp, thƣơng mại, du lịch, dịch vụ của vùng duyên hải Bắc Bộ, là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, là đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc và của cả nƣớc, đồng thời là đô thị có vị trí quốc phòng trọng yếu. Hải Phòng có khả năng cung ứng vật tƣ thiết bị cho nhu cầu sản xuất và đời sống cho các tỉnh phía Bắc và trên cả nƣớc. Hải Phòng là nơi tập trung các khu công nghiệp lớn nhƣ khu công nghiệp Nomura, khu công nghiệp Đồ Sơn, các khu công nghiệp mũi nhọn nhƣ: xi măng, thép, Đình Vũ và Cảng Hải Phòng; các khu đô thị lớn nhƣ khu đô thị VSHIP Hải Phòng, Khu đô thị ven sông Lạch Tray, khu đô thị ven trục đƣờng 353, khu đô thị ngã 5 sân bay Cát Bi,... Sự phát triển này đòi hỏi nhu cầu sử dụng đất rất lớn, gắn liền với nó là yêu cầu công tác quy hoạch sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải nhanh chóng, thuận tiện. Do vậy, thông tin đất đai đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

2.1.3. Các dự án liên quan đến hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng Phòng

Các dự án liên quan đến việc xây dựng hạ tầng dữ liệu đất đai đã đƣợc đầu tƣ tại thành phố Hải Phòng bao gồm:

46

- Dự án tăng cƣờng năng lực về tài nguyên và môi trƣờng do Bộ TN & MT làm chủ đầu tƣ thực hiện vào năm 2007. Trong đó, đầu tƣ cho thành phố Hải Phòng hệ thống máy tính, phần mềm (ArcGIS, SQL Server); Chuyển giao công nghệ, đào tạo phần mềm cho cán bộ cấp thành phố, cấp huyện và cấp xã. Kinh phí đầu tƣ: 300 triệu đồng.

- Dự án ứng dụng phần mềm ELIS trong công tác quản lý đất đai tại thành phố Hải Phòng do Sở TN & MT làm chủ đầu tƣ từ năm 2008; Thí điểm tại UBND phƣờng Cầu Tre, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc quận Ngô Quyền; UBND xã Gia Minh và Phòng TN & MT huyện Thuỵ Nguyên; các phòng có chức năng quản lý nhà nƣớc về đất đai, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm Thông tin tài nguyên môi trƣờng thuộc Sở TN & MT. Kinh phí đầu tƣ: 2,2 tỵ đồng, trong đó đầu tƣ về thiết bị là 1,6 tỵ đồng.

- Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quận Ngô Quyền, do UBND quận Ngô Quyền làm chủ đầu tƣ; Kinh phí đầu tƣ là 4,5 tỵ đồng.

- Dự án xây dựng Hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai thành phố Hải Phòng (giai đoạn 1) do Sở TN & MT làm chủ đầu tƣ, thực hiện từ năm 2011 - 2013, trên địa bàn các quận: Đồ Sơn, Dƣơng Kinh, các huyện: Cát Hải, Bạch Long Vỹ; Kinh phí đầu tƣ là 71 tỵ đồng. Hiện nay dự án đang triển khai bƣớc công việc xây dựng lƣới địa chính, đo đạc ngoại nghiệp bản đồ địa chính.

- Dự án nâng cấp đô thị Hải Phòng do Ban quản lý dự án thu nhập thấp làm chủ đầu tƣ, thực hiện trong 2 năm 2012 - 2013; Trong đó có nội dung trang bị máy móc, thiết bị, phần mềm: ArcGIS, Oracle; chuyển giao đào tạo sử dụng phần mềm quản lý đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho phƣờng Niệm Nghĩa, quận Lê Chân; Kinh phí đầu tƣ là 5 tỵ đồng.

Nhìn chung kết quả của các chƣơng trình, dự án trên đã và đang tạo ra một khối lƣợng khá lớn tài liệu, dữ liệu về đất đai của thành phố, tập trung ở 4 quận nội thành là: Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân và Kiến An.

2.2. Thực trạng về dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng

Bức tranh chung về dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng là hiện nay chúng hầu hết đƣợc lƣu giữ và sử dụng dƣới dạng sổ sách truyền thống, không đáp ứng

47

đƣợc nhu cầu tra cứu một cách nhanh chóng, mất nhiều thời gian và công sức. Công tác chỉnh lý, cập nhật biến động không thƣờng xuyên còn theo cũ, độ chính xác không cao, mất nhiều thời gian, công sức.

2.2.1. Dữ liệu về lưới khống chế toạ độ

Cuối năm 1995, đầu năm 1996 thành phố Hải Phòng đƣợc Tổng cục Địa chính (nay là Bộ TN & MT) đầu tƣ xây dựng mạng lƣới địa chính cơ sở phủ trùm toàn thành phố bằng công nghệ GPS, với tổng số 284 điểm, lƣới địa chính cơ sở đƣợc xác định độ cao tạm thời. Lƣới địa chính cấp 1 có 799 điểm; lƣới địa chính cấp 2 có 1569 điểm. Tình trạng các mốc địa chính cơ sở, cấp 1, 2, mốc độ cao bị mất và vùi lấp rất nhiều do sự phát triển nhanh của đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xây dựng các dự án của thành phố, theo điều tra có khoảng 40% các điểm mốc địa chính bị mất. Hồ sơ lƣới địa chính, giá trị toạ độ, sơ hoạ điểm mốc hiện đang lƣu trữ tại Trung tâm Công nghệ Thông tin thuộc Sở TN & MT. Các điểm mốc địa chính đƣợc xây dựng phân bố đều trên địa bàn thành phố, đủ để đáp ứng nhu cầu khai thác của các tổ chức, cá nhân; tuy nhiên, dữ liệu lƣới địa chính mới chỉ khai thác trong ngành TN & MT, các ngành khác (Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp,...) khi có có nhu cầu thì lại sử dụng hệ thống dữ liệu toạ độ riêng của ngành mình hoặc thành lập mới, gây nên sự chồng chéo, lãng phí về kinh phí.

48

2.2.2. Dữ liệu bản đồ

a) Bản đồ giải thửa:

Bản đồ giải thửa đƣợc đo đạc, lập theo Chỉ thị 299-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tƣớng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nƣớc; Bản đồ giải thửa đƣợc thành lập theo Quyết định số 03/QĐ-UB ngày 04/01/1994 của UBND thành phố Hải Phòng về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

Nội dung bản đồ giải thửa chỉ biểu thị một số nội dung chủ yếu nhƣ thửa đất, địa giới hành chính, giao thông, thủy hệ, một số địa vật, địa danh và một số thông tin khác; trong đó thửa đất là nội dung quan trọng nhất của bản đồ giải thửa thể hiện các yếu tố: ranh giới thửa đất, số thứ tự thửa đất, loại đất, diện tích thửa đất. Hầu hết các bản đồ loại này không có yếu tố địa hình và nội dung quy hoạch sử dụng đất hầu nhƣ chƣa đƣợc thể hiện. Riêng các bản đồ đo vẽ sau năm 1991 về cơ bản đã thể hiện các nội dung theo quy phạm thành lập bản đồ năm 1991 của Tổng cục Quản lý Ruộng đất ban hành.

Việc thể hiện các nội dung của bản đồ có một số đặc điểm:

- Loại ruộng đất của từng thửa đất trên bản đồ giải thửa hầu hết còn thể hiện hệ thống loại đất và ký hiệu theo quy định của Luật đất đai 1988, 1993. Các loại đất này đến nay đã có nhiều thay đổi.

- Diện tích thửa đất đƣợc biểu thị trên bản đồ giải thửa cho từng thửa đất. Độ chính xác biểu thị diện tích thửa đất trên bản đồ giải thửa đƣợc biểu thị đến mét vuông (m2). Độ chính xác về diện tích còn thấp.

- Các yếu tố về giao thông, thủy hệ đã đƣợc thể hiện nhƣng chƣa đầy đủ, thƣờng chỉ thể hiện ở những khu vực liền kề với các thửa đất. Khi các đối tƣợng này nằm ngoài biên của khu đo thì thƣờng chỉ đƣợc thể hiện mang tính tƣơng đối.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tài liệu bản đồ giải thửa còn có những hạn chế nhƣ sau: Chất lƣợng không đồng đều, độ chính xác kém (do thiết bị kỹ thuật thô sơ, trình độ chuyên môn hạn chế); Hệ thống mốc tọa độ và độ cao Nhà nƣớc không có mà chủ yếu đo hệ tọa độ độc lập; Không đo đồng bộ, đo không hết diện tích theo địa giới hành chính, đo không hết các loại đất, tiếp biên các tờ bản đồ

49

theo dạng lƣới tự do; công tác lƣu trữ, bảo quản tài liệu chƣa tốt nên toàn bộ bản gốc hầu nhƣ đã thất lạc, bản can và bản in phần lớn mục nát. Từ lúc thành lập bản đồ giải thửa đến nay đã có nhiều cuộc điều chỉnh ruộng đất mà bản đồ lại không đƣợc cập nhật các biến động, do đó sự khác biệt giữa các bản đồ và thực địa là rất lớn.

Bản đồ giải thửa hiện nay lƣu giữ tại UBND các xã, phƣờng, thị trấn, chủ yếu phục vụ cho công tác tra cứu nguồn gốc đất đai.Với những vấn đề nêu trên, bản đồ giải thửa không đủ chất lƣợng để tham gia vào hạ tầng dữ liệu đất đai, nó chỉ có thể sử dụng nhƣ một tài liệu tham khảo hoặc đóng vai trò dữ liệu tạm thời khi chƣa có đủ bản đồ địa chính chính quy.

b) Bản đồ địa chính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dữ liệu bản đồ địa chính (chính quy) là dữ liệu không gian đƣợc lập để mô tả các yếu tố gồm tự nhiên có liên quan đến việc sử dụng đất bao gồm các thông tin:

- Vị trí, hình dạng, kích thƣớc, toạ độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng của các thửa đất;

- Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thuỵ văn gồm sông, ngòi, kênh, rạch, suối; hệ thống thuỵ lợi gồm hệ thống dẫn nƣớc, đê, đập, cống; hệ thống đƣờng giao thông gồm đƣờng bộ, đƣờng sắt, cầu và các khu vực đất chƣa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín;

- Vị trí, tọa độ các mốc giới và đƣờng địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình;

- Điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.

Bản đồ địa chính đƣợc thành lập theo các quy phạm thành lập bản đồ địa chính do Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục Địa chính và Bộ TN & MT ban hành (gồm các quy phạm ban hành vào các năm 1991, 1995 và 1999, 2008); đƣợc triển khai thực hiện từ năm 1991 đến nay.

Trên địa bàn thành phố Hải Phòng, hiện mới có 76/224 xã, phƣờng, thị trấn đƣợc đo vẽ bản đồ địa chính chính quy với diện tích là 43.419,5ha đạt 33,9% về số xã, phƣờng, thị trấn và 28,5% về diện tích [2].

50

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính đến tháng 10/2012 [2].

STT Tên đơn vị Diện tích tự nhiên năm 2010 (ha)

Kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính (ha)

Tỷ lệ đo vẽ (%) Diện tích đã đo vẽ bản đồ Trong đó Tỷ lệ 1/500 Tỷ lệ 1/1000 Tỷ lệ 1/2000 Tỷ lệ 1/5000 Toàn thành phố 152,336.9 43,419.5 4,352.3 13,201.4 7,071.7 18,794.1 28.5 1 Quận Hông Bàng 1,444.0 1,420.8 1,420.8 0.0 0.0 0.0 98.4

2 Quận Lê Chân 1,186.3 566.0 566.0 0.0 0.0 0.0 47.7

3 Quận Ngô Quyền 1,122.4 1,034.7 1,034.7 0.0 0.0 0.0 92.2

4 Quận Kiến An 2,952.1 2,949.1 1,044.0 1,905.0 0.0 0.0 99.9

5 Quận Hải An 10,484.3 70.3 70.3 0.0 0.0 0.0 0.7

6 Quận Đồ Sơn 4,248.1 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0

7 Quận Dƣơng Kinh 4,584.9 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0

8 H. Thuỵ Nguyên 24,279.9 1,876.0 0.0 1,876.0 0.0 0.0 7.7 9 Huyện An Dƣơng 9,756.9 4,512.8 0.0 4,512.8 0.0 0.0 46.3 10 Huyện Cát Hải 32,311.4 18,794.1 0.0 0.0 0.0 18,794.1 58.2 11 Huyện Tiên Lãng 19,335.9 705.9 216.6 489.4 0.0 0.0 3.7 12 Huyện An Lão 11,505.4 11,489.9 0.0 4,418.2 7,071.7 0.0 99.9 13 H. Bạch Long Vỹ 319.8 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0

14 Huyện Kiến Thụy 10,751.9 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0

51

Hình 2.3. Các khu vực đã đo vẽ bản đồ địa chính (đánh dấu bằng màu hồng).

Dữ liệu bản đồ địa chính ở Hải Phòng gồm hai dạng: bản đồ địa chính ở dạng giấy và bản đồ địa chính ở dạng số. Phần lớn bản đồ địa chính đƣợc đo vẽ trƣớc khi ban hành Quy phạm năm 1999 chỉ có ở dạng giấy (các xã, thị trấn thuộc huyện An Lão; các xã: Gia Minh, Gia Đức thuộc huyện Thuỵ Nguyên; các xã: Bắc Sơn, An Hoà, Đại Bản; Hồng Phong; Lê Lợi; Quốc Tuấn; các xã, thị trấn lập bản đồ địa chính đất lâm nghiệp tỵ lệ 1/5000 thuộc huyện Cát Hải; các phƣờng: Sở Dầu, Quang Trung, Minh Khai thuộc quận Hồng Bàng; An Biên, Cát Dài thuộc quận Lê Chân). Từ năm 2000 đến nay, công nghệ thành lập bản đồ số ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi, số lƣợng bản đồ địa chính đƣợc lập ở dạng số ngày càng nhiều, chiếm tỵ lệ càng cao trong tổng số bản đồ địa chính đƣợc thành lập. Đặc biệt, Quy phạm thành lập bản đồ địa chính năm 2008 đã quy định bản đồ địa chính các tỵ lệ đều phải đƣợc thành lập ở dạng số.

52

năm 1999 đến nay bằng công nghệ tƣơng đối hiện đại (chủ yếu là các thiết bị điện tử có độ chính xác cao nhƣ các máy toàn đạc điện tử, sổ đo điện tử, máy vi tính); việc tính toán bình sai lƣới khống chế, vẽ và biên tập bản đồ đƣợc thực hiện bằng các máy đo có độ chính xác cao, số liệu đo đƣợc xử lý, vẽ bản đồ và tính diện tích bằng phần mềm chuyên dụng trên máy tính; nên chất lƣợng loại bản đồ này tƣơng đối tốt, đáp ứng đƣợc các yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý đất đai cũng nhƣ cho các nhu cầu khác.

Bản đồ địa chính dạng số đang lƣu trữ và sử dụng còn ở nhiều định dạng khác nhau do sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để thành lập bản đồ địa chính, nhất là trƣớc khi có quy chuẩn cụ thể về dữ liệu. Các định dạng bản đồ địa chính số phổ biến hiện nay bao gồm *.DXF, *.DWG, *.DGN. Trong đó, định dạng *.DGN chiếm tỵ lệ cao nhất.

Tuy bản đồ địa chính đƣợc thành lập ở dạng số nhƣng hiện trạng dữ liệu số cũng còn nhiều hạn chế do chƣa áp dụng những quy định chuẩn về dữ liệu, chƣa thực hiện đầy đủ việc kiểm tra, quản lý chất lƣợng trong quá trình thành lập bản đồ số, khả năng ứng dụng công nghệ bản đồ số còn những mặt hạn chế nhất định. Những hạn chế của dữ liệu bản đồ địa chính số hiện có thể hiện ở một số nội dung sau:

- Do chƣa có quy định chuẩn ngay từ đầu, các loại định dạng dữ liệu còn đa dạng, chƣa thống nhất; việc phân nhóm đối tƣợng, phân lớp (level) bản đồ số còn chƣa thống nhất; việc thể hiện các kiểu đối tƣợng chƣa theo quy định (điểm, đƣờng, vùng...); bản đồ còn thiếu các thông tin thửa đất kèm theo.

- Mô hình tổ chức dữ liệu chƣa đƣợc chuẩn hóa nên việc liên kết với các thông tin thuộc tính và các dạng dữ liệu khác còn hạn chế. Vì vậy, việc truy xuất, cập nhật thông tin trong quá trình khai thác, sử dụng gặp khó khăn.

Mặc dù còn những nhƣợc điểm nhƣng so với các loại bản đồ giấy thì bản đồ số có những ƣu việt hơn. Khả năng khai thác, sử dụng dữ liệu bản đồ địa chính số để thực hiện chuẩn hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu là rất đáng quý; khả năng khai thác, cập nhật, chỉnh lý rất thuận lợi và ít tốn kém. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2009, UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt phƣơng án kinh tế - kỹ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng (Trang 47)