Hiện trạng nguồn dữ liệu đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng (Trang 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.5.4. Hiện trạng nguồn dữ liệu đất đai

a) Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Kết quả cấp giấy chứng nhận của cả nƣớc đối với từng loại đất đến nay nhƣ sau: đất sản xuất nông nghiệp cấp 14.037.375 giấy với diện tích 7.548.306 ha (đạt 82,7% diện tích cần cấp); đất lâm nghiệp đã cấp 1.068.636 giấy với diện tích 8.576.118 ha (đạt 65,2% diện tích cần cấp); đất nuôi trồng thủy sản cấp 767.729

giấy với diện tích 509.021 ha (đạt 74,2% diện tích cần cấp); đất ở tại đô thị cấp 3.151083 giấy với diện tích 70.050 ha (đạt 65,2% diện tích cần cấp); đất ở tại nông

thôn cấp 10.737.167 giấy với diện tích 417.228 ha (đạt 80.2% diện tích cần cấp);

đất chuyên dùng cấp 84.577 giấy với diện tích 238.827 ha (đạt 39,0% diện tích cần

cấp) [3].

37

Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ tính đến nay, tổng diện tích đã đo vẽ bản đồ địa chính các loại tỵ lệ của cả nƣớc là 16.871.418 ha, chiếm trên 50% diện tích tự nhiên; Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm tỵ lệ chủ yếu (9.938.625 ha, bằng 58,9% diện tích đã đo và đạt khoảng 67% diện tích cần đo); đất đô thị và khu dân cƣ nông thôn là 1286220 ha (chiếm 7,6% diện tích đã đo và đạt khoảng 30% diện tích cần đo); đất khu vực sản xuất nông nghiệp khoảng 5646575 ha (chiếm 33,4% tổng số và đạt khoảng 55% diện tích cần đo). Các vùng có tỵ lệ diện tích đã lập bản đồ địa chính đạt cao là Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ. Ở các tỉnh vùng núi, nhất là vùng núi phía Bắc, tỵ lệ diện tích đất đai đƣợc đo đạc bản đồ địa chính các tỵ lệ từ 1/500 đến 1/5000 nhìn chung rất thấp, do các địa phƣơng này có diện tích tự nhiên, nhƣng có nhiều khó khăn (số liệu trên chƣa tính khối lƣợng đã thực hiện tại 9 tỉnh trong dự án VLAP).

Diện tích đƣợc đo đạc bản đồ địa chính các tỵ lệ, thuộc các vùng đƣợc trình bày trong bảng 1.1.

Bảng 1.1. Kết quả đo vẽ bản đồ địa chính đến năm 2012 [3]

TT Vùng

Diện tích đo vẽ bản đồ địa chính (ha)

Tổng số 1/200 1/500 1/1000 1/2000 1/5000 1/10000 1 Đông Bắc 4.948.467 25.712 549.572 107.036 398.319 3.867.828 2 Tây Bắc 632.151 1.705 86.153 16.063 95.957 432.273 3 ĐB Bắc Bộ 586.388 4.487 21.831 228.081 322.774 9.215 0 4 Bắc Trung Bộ 3.384.457 9.565 50.709 670.595 39.287 2.614.301 5 Nam Trung Bộ 1.164.639 28.532 31.136 871.061 40.182 193.728 6 Tây Nguyên 2.844.685 4.864 18.474 318.679 0 2.502.668 7 Đông Nam Bộ 1.481.123 10.575 33.417 93.377 628.491 399.550 315.714 8 Tây Nam Bộ 1.829.508 22.142 65.887 250.762 1.478.604 12.113 Cả nước 16.871.418 15.063 147.768 1.123.389 3.185.461 2.461.114 9.938.625

38

Nhìn chung, dữ liệu bản đồ địa chính hiện có đã làm cơ sở cho các địa phƣơng thực hiện ngày càng hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai. Tùy theo mỗi thời kỳ và điều kiện của từng địa phƣơng, hầu hết các loại bản đồ địa chính đã phát huy đƣợc vai trò tích cực, đƣợc sử dụng để thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, thực hiện các nội dung quản lý nhà nƣớc khác về đất đai một cách có hiệu quả, góp phần đƣa công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào nề nếp.

Tuy nhiên, mức độ đáp ứng các yêu cầu trong công tác quản lý đất đai của bản đồ địa chính ở các địa phƣơng là không đồng đều. Ở những địa phƣơng có kinh tế - xã hội phát triển, có điều kiện thuận lợi thì việc đo đạc lập bản đồ địa chính đƣợc thực hiện tƣơng đối đầy đủ, trên cơ sở đó các nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai cũng đƣợc thực hiện đầy đủ và có kết quả hơn. Ngƣợc lại, ở những nơi còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, nhất là ở các địa phƣơng miền núi, số lƣợng bản đồ địa chính đƣợc thành lập còn rất ít, thậm chí nhiều xã chƣa đƣợc đo đạc. Ở các địa phƣơng này công tác quản lý đất đai còn nhiều hạn chế mà một trong những nguyên nhân chính là do thiếu bản đồ địa chính.

c) Kết quả lập sổ sách địa chính:

Tình hình lập các loại sổ sách địa chính của các địa phƣơng lƣu tại các cấp đến nay nhƣ sau [3]:

- Ở cấp xã: sổ mục kê có 6995/8000 xã đã lập (chiếm 87,44% số xã), trong đó khoảng 70% số xã lập sổ theo quy định cũ (trƣớc Luật Đất đai 2003). Sổ địa chính có 6444/8000 xã đã lập (chiếm 80,55% số xã), trong đó có khoảng 20% số xã còn sử dụng sổ đăng ký ban hành từ năm 1981, khoảng 55% số xã sử dụng sổ địa chính lập theo Luật Đất đai 1993.

- Ở cấp huyện: sổ mục kê có 7047/8000 xã (chiếm 88,09% số xã), trong đó có khoảng 73% số xã có sổ lập theo quy định cũ (trƣớc Luật Đất đai 2003). Sổ địa chính có 6469/8000 xã (chiếm 80,86% số xã), trong đó có khoảng 22 % số xã còn sử dụng sổ đăng ký ban hành từ năm 1981, khoảng 54% số xã sử dụng sổ địa chính lập theo Luật Đất đai 1993.

39

- Ở cấp tỉnh: Sổ mục kê có 5487/8000 xã đã lập (chiếm 68,59% số xã), trong đó có khoảng 69% số xã có sổ lập theo quy định cũ (trƣớc Luật Đất đai 2003). Sổ địa chính có 4840/8000 xã có sổ (chiếm 60,50% số xã); trong đó có khoảng 22 % số xã còn sử dụng sổ đăng ký ban hành từ năm 1981, khoảng 54% số xã sử dụng sổ địa chính lập theo Luật Đất đai 1993.

Nhƣ vậy việc lập sổ sách, nhất là sổ địa chính ở các địa phƣơng còn chƣa đầy đủ, số lƣợng sổ sách địa chính lƣu ở cấp tỉnh còn chiếm tỵ lệ thấp so với cấp huyện và cấp xã. Số lƣợng xã lập sổ sách hoàn toàn theo mẫu mới ở các địa phƣơng còn chƣa nhiều (dƣới 10%); phần lớn các xã sử dụng cả 3 loại mẫu lập cùng với quá trình cấp bổ sung giấy chứng nhận qua các thời kỳ (sổ đăng ký ban hành theo Quyết định số 56/ĐKTK năm 1981, sổ địa chính ban hành theo Quyết định 499/QĐ-ĐC năm 1995 và Thông tƣ số 1990/2001/TT-TCĐC, sổ địa chính ban hành theo Thông tƣ số 29/2004/TT-BTNMT). Việc lập sổ địa chính theo Luật Đất đai 2003 ở các địa phƣơng chủ yếu là lập bổ sung từ 1-3 quyển ở các xã đang tiếp tục cấp bổ sung giấy chứng nhận cho những trƣờng hợp còn lại chƣa cấp giấy chứng nhận.

Hiện nay, các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Nai và An Giang đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đến cấp xã; nhiều tỉnh khác đã xây dựng, hoàn thiện CSDL địa chính cho một số huyện nhƣ tỉnh Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Bắc Ninh, Long An, Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)