Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng (Trang 43)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý:

Hải Phòng là một thành phố ven biển nằm ở vùng Đông Bắc Đồng bằng Sông Hồng, có toạ độ địa lý từ 20030’39” đến 21001’15” vĩ độ Bắc và từ 106023’39” đến 1070

08’39” kinh độ Đông; Ngoài ra còn có huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có toạ độ từ 20007’35” đến 20008’35” vĩ độ Bắc và từ 107042’20” đến 107044’15” kinh độ Đông.

Hình 2.1. Vị trí thành phố Hải Phòng

Về ranh giới hành chính, Hải Phòng tiếp giáp với:

- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, tuyến ĐGHC dài 20,883 km. - Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, tuyến ĐGHC dài 43,643 km. - Phía Tây giáp tỉnh Hải Dƣơng, tuyến ĐGHC dài 91,430 km.

- Phía Đông - Đông Nam là vịnh Bắc Bộ, đƣờng bờ biển dài 98,467 km. Hải Phòng nằm ở vị trí giao lƣu thuận lợi với các tỉnh trong nƣớc và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng sông và

42

đƣờng hàng không với các tuyến trục quan trọng nhƣ Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, đƣờng sắt Hà Nội- Hải Phòng, sân bay Cát Bi, và đặc biệt là cảng Hải Phòng.

Vị trí địa lý của Hải Phòng hội tụ đầy đủ các lợi thế cho việc khai thác các tiềm năng tự nhiên và xã hội để xây dựng một thành phố cảng hiện đại, một trung tâm chính trị, kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, một cực quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế “2 hành lang, 1 vành đai” (Hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; vành đai ven biển).

b) Khí hậu:

Thành phố Hải Phòng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Hàng năm có bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông, trong đó mùa Hạ và mùa Đông đƣợc coi là hai mùa chính. Mùa Hạ nóng bức, nhiệt độ trung bình khoảng 27 - 280C, cao nhất đạt 400 C, là mùa có lƣợng mƣa nhiều nhất trong năm, lƣợng mƣa trung bình vào tháng 7 khoảng 200 m. Hƣớng gió chính là gió Đông Nam. Mùa đông lạnh, ít mƣa, hƣớng gió chính là Đông Bắc, mùa này là mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình trong cả năm khoảng 1500 đến 1600 mm. Lƣợng bốc hơi khoảng 52 đến 53 %. Độ ẩm trung bình hàng năm là 86 %.

Là một địa bàn ven biển nên Hải Phòng thƣờng chịu ảnh hƣởng của bão từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

c) Địa hình:

Có thể chia thành phố Hải Phòng thành 3 vùng chính nhƣ sau:

- Vùng núi đá Cát Bà và hải đảo, tập trung chủ yếu ở khu vực đảo Cát Bà, địa chất trẻ, hiện tƣợng karst tƣơng đối phổ biến, vùng này thƣờng bị khô hạn.

- Vùng đồi núi phía Bắc huyện Thuỵ Nguyên: tập trung ở các xã phía Bắc huyện Thuỵ Nguyên, địa chất trẻ, có những vùng mới đƣợc hình thành, đặc điểm vùng đất này thƣờng có các dạng đồi bát úp, xen kẽ các khu vực đồng bằng và núi đá vôi.

- Vùng đồng bằng ven biển: chiếm diện tích lớn nhất của thành phố Hải Phòng, tập trung hầu hết ở các huyện (chiếm 2/3 diện tích tự nhiên), có thể chia vùng đồng bằng ven biển thành 4 tiểu vùng:

43

* Vùng giáp biển: Đất mặn là chủ yếu, tập trung nhiều ở Đồ Sơn, Kiến Thụy. * Vùng tiếp giáp: Là vùng đất chua mặn, tập trung ở Kiến Thụy, Kiến An, An Lão, Tiên Lãng.

* Vùng đất ổn định:Tập trung nhiều ở Vĩnh Bảo, An Lão, An Hải là vùng có độ mặn thấp.

* Vùng cồn cát ven biển: Tập trung chủ yếu ở vùng ven biển Đồ Sơn, Cát Hải, nhìn chung diện tích ít.

d) Thủy văn:

Thành phố Hải Phòng nằm trong vùng có mật độ sông ngòi lớn nhất Đồng bằng Bắc Bộ, các dòng sông uốn khúc, phù sa tƣơng đối lớn, vận tốc dòng chảy không lớn lắm.

Hệ thống sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Đá Bạc, sông Bạch Đằng,... đều chịu ảnh hƣởng của thuỵ triều, nƣớc bị nhiễm mặn, nhất là về mùa khô.

Sông Giá, sông Rế, sông Đa Độ và các con sông nối sông Đa Độ, đƣợc cải tạo bằng các công trình ngăn lũ, ngăn triều để trở thành các hồ chứa nƣớc ngọt, cấp nƣớc cho nông nghiệp và dân sinh.

e) Tài nguyên rừng:

- Diện tích rừng tự nhiên: 10 605.46 ha. - Diện tích rừng trồng: 2 445.07 ha.

- Diện tích rừng trồng đƣợc gia tăng hàng năm, do thực hiện Dự án 327, chƣơng trình PAM ở các địa phƣơng trong thành phố.

f) Tài nguyên biển và tài nguyên nước:

Thành phố Hải Phòng có 125 km bờ biển với những vùng danh thắng đẹp nhƣ: bán đảo Đồ Sơn, đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ và nhiều nơi thuận tiện cho việc nghỉ dƣỡng nhƣ: ở khu vực núi Đèo (huyện Thuỵ Nguyên), núi Đồi (huyện Kiến Thụy), núi Voi (huyện An Lão), núi Phù Liễn (quận Kiến An). Hệ thống các điểm du lịch đa dạng của Hải Phòng gắn liền với Hà Nội, Quảng Ninh sẽ hình thành tuyến du lịch đa dạng hấp dẫn du khách trong nƣớc và quốc tế.

Thành phố Hải Phòng có lợi thế để phát triển toàn diện về kinh tế biển. Ở vào vị trí chuyển tiếp giữa lục địa và biển có các đảo là: đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ

44

nhƣ những điểm chuyển tiếp nối vùng nông và vùng khơi. Ở đây có 03 ngƣ trƣờng lớn là: Bạch Long Vĩ (400 hải lý vuông), Long Châu - Ba Lạt (400 hải lý vuông), Cát Bà (450 hải lý vuông) có trữ lƣợng khai thác cho phép 4-5 vạn tấn hải sản/năm. Ngoài ra còn có 23.000 ha bãi bồi ngập triều, trong đó có 9000 ha bãi triều cao có khả năng nuôi trổng thủy sản, trên 5000 ha mặt nƣớc mặn xung quanh đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ. Có điều kiện môi trƣờng thuận lợi để nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó, hệ thống nƣớc mặt còn đƣợc cung cấp bởi các sông ngòi, ao đầm đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

g) Tài nguyên khoáng sản:

Khoáng sản Hải Phòng chủ yếu là đá vôi, tập trung ở Tràng Kênh (trữ lƣợng khoảng 185 triệu tấn), PuZơLan ở Pháp Cổ (trữ lƣợng hơn 71 triệu tấn). Hải Phòng có khả năng phát triển mạnh ngành sản xuất xi măng, đất đèn và các loại sản phẩm hóa chất từ cacbonat. Hiện tại, Hải Phòng có nhà máy xi măng ChinFon (Tràng Kênh), nhà máy xi măng Hải Phòng mới tại Thủy Nguyên lớn nhất Việt Nam.

h) Tình trạng môi trường

Hải Phòng là một thành phố phát triển về công nghiệp và du lịch dịch vụ, nên môi trƣờng sinh hoạt tự nhiên của thành phố rất đa dạng. Điển hình là khu vƣờn quốc gia Cát Bà, bán đảo Đồ Sơn,... có môi trƣờng tự nhiên tƣơng đối trong sạch. Khu vực trung tâm thành phố tập trung những cảng lớn nhƣ cảng Hải Phòng, cảng Đình Vũ, các vùng phụ cận tập trung các nhà máy đóng tàu nhƣ Công ty đóng tàu Bạch Đằng, Nam Triệu, Sông Cấm,... ngoài ra phát triển các khu công nghiệp vào cảng Hải Phòng nên mức độ ô nhiễm môi trƣờng ngày càng tăng. Mức độ ô nhiểm và chất thải khí vào khí quyển với nồng độ có nơi đã vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)