Vấn đề và giải pháp về dữ liệu bản đồ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng (Trang 98)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Vấn đề và giải pháp về dữ liệu bản đồ

a) Vấn đề và giải pháp đối với bản đồ giải thửa:

+Vấn đề: Hiện nay, hệ thống bản đồ giải thửa có độ chính xác thấp và không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên.

+ Giải pháp: Tuy bản đồ giải thửa có chất lƣợng sử dụng thấp hơn nhiều so với bản đồ địa chính chính quy, nhƣng trong hoàn cảnh hiện nay, bản đồ giải thửa vẫn có những giá trị sử dụng nhất định. Bản đồ giải thửa sử dụng để tra cứu nguồn gốc của thửa đất, làm căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai, đóng vai trò dữ liệu tạm thời khi chƣa có đủ bản đồ địa chính chính quy. Vì thế, toàn bộ hệ thống bản đồ giải thửa vẫn cần phải số hóa và cập nhật ở 3 mức độ:

- Quét và nắn chỉnh hình học ở những khu vực đã có bản đồ địa chính chính quy. Bản đồ giải thửa sẽ đƣợc lƣu trữ dƣới dạng các file ảnh raster đã đƣợc tham chiếu không gian, dùng để tra cứu, tham khảo khi cần thiết.

- Quét, nắn chỉnh hình học (bằng một số điểm khống chế đo bằng GPS) và vectơ hóa ở những khu vực chƣa có bản đồ địa chính chính quy nhƣng có biến động nhiều (trên 40% diện tích).

- Quét, nắn chỉnh hình học, vectơ hóa và cập nhật trên cơ sở điều tra khảo sát thực địa ở những khu vực chƣa có bản đồ địa chính chính quy nhƣng ít biến động (dƣới 40% diện tích). Kết quả là bản đồ giải thửa dạng số đã đƣợc cập nhật biến động có thể sử dụng tạm thời để thay thế bản đồ địa chính trong một thời gian.

b) Vấn đề và giải pháp đối với bản đồ địa chính

+ Vấn đề cần giải quyết:

Trên địa bàn thành phố Hải Phòng, hiện mới có 76/224 xã, phƣờng, thị trấn đƣợc đo vẽ bản đồ địa chính chính quy với diện tích là 43.419,5 ha đạt 28,5% về diện tích. Một số lƣợng lớn các bản đồ địa chính này đƣợc đo vẽ trƣớc năm 2005, không thƣờng xuyên đƣợc cập nhật chỉnh lý biến động nên nhiều nơi không còn phù hợp với hiện trạng, khi sử dụng phải đo đạc, chỉnh lý, bổ sung lại rất nhiều, có nơi phải đo đạc lập mới bản đồ.

Phần lớn bản đồ địa chính đƣợc đo vẽ trƣớc khi ban hành Quy phạm năm 1999 chỉ có ở dạng giấy (huyện An Lão; một số xã thuộc huyện Thuỵ Nguyên và

97

Cát Hải; các phƣờng Sở Dầu, Quang Trung, Minh Khai thuộc quận Hồng Bàng và An Biên, Cát Dài thuộc quận Lê Chân).

Bản đồ địa chính dạng số đang lƣu trữ và sử dụng còn ở nhiều định dạng khác nhau do sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để thành lập bản đồ địa chính, nhất là trƣớc khi có quy chuẩn cụ thể về dữ liệu. Việc phân nhóm đối tƣợng, phân lớp bản đồ số còn chƣa thống nhất; việc thể hiện các kiểu đối tƣợng chƣa theo quy định (điểm, đƣờng, vùng...); bản đồ còn thiếu các thông tin thửa đất kèm theo.

Mô hình tổ chức dữ liệu chƣa đƣợc chuẩn hóa nên việc liên kết với các thông tin thuộc tính và các dạng dữ liệu khác còn hạn chế. Vì vậy, việc truy xuất, cập nhật thông tin trong quá trình khai thác, sử dụng gặp khó khăn.

+ Giải pháp:

Sở Tài nguyên và Môi trƣờng điều chỉnh, bổ sung Dự án tổng thể lập bản đồ địa chính, xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai thành phố cho phù hợp với tình hình thực tế, trong đó phân kỳ đầu tƣ thực hiện từ năm 2013 đến năm 2020 sẽ hoàn thành, chuyển Tổng cục Quản lý đất đai thẩm định để trình UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt. Xem xét khả năng xã hội hóa một phần công tác đo đạc địa chính.

Đối với khu vực chƣa có bản đồ địa chính nhƣng ít biến động, có thể số hóa, nắn chỉnh và cập nhật bản đồ giải thửa để sử dụng tạm thời nhƣ đã đề xuất ở trên. Xử lý tƣơng tự nhƣ đối với khu vực có bản đồ địa chính giấy đo vẽ trƣớc năm 1999. Đối với những khu vực đã có bản đồ địa chính số (từ năm 2000 trở lại đây), thực hiện đo đạc, chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa chính cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất; Chuẩn hoá dữ liệu bản đồ địa chính theo Quy phạm thành lập bản đồ địa chính năm 2008 và Thông tƣ số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Quy định kỹ thuật về dữ liệu địa chính.

Tích cực áp dụng các công nghệ hiện đại (GIS, GPS, ảnh số) trong đo đạc và hiện chỉnh bản đồ địa chính ở những khu vực có điều kiện thích hợp.

Đối với những khu vực chƣa có bản đồ địa chính, chú trọng đến khả năng kết hợp công tác đo vẽ địa chính với đo vẽ địa hình để giảm chi phí, thời gian và nhân lực.

98

tra văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp thành phố, cấp huyện và cán bộ địa chính cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ thƣờng xuyên phải cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính. Khi bản đồ địa chính có trên 40% số thửa trên bản đồ đã đƣợc chỉnh lý, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tổ chức biên tập, biên vẽ lại bản đồ địa chính.

Khi xây dựng phƣơng án kinh tế - kỹ thuật cho việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai, nếu bản đồ địa chính không thƣờng xuyên đƣợc cập nhật chỉnh lý có biến động qua lớn so với hiện trạng sử dụng, cân nhắc tới phƣong án lập mới bản đồ địa chính.

c) Vấn đề và giải pháp đối với bản đồ quy hoạch xây dựng đô thị

+ Vấn đề cần giải quyết: bản đồ quy hoạch đô thị thƣờng đƣợc xây dựng trên nền bản đồ hiện trạng do ngành Xây dựng thành lập (không sử dụng nền bản đồ địa chính) để phục vụ việc quy hoạch xây dựng. Do đó, cơ sở toán học của loại bản đồ này cũng đa dạng, tùy thuộc vào loại bản đồ làm nền cho quy hoạch; trƣờng hợp sử dụng bản đồ hiện trạng do ngành Xây dựng thành lập hiện nay hầu nhƣ vẫn theo Hệ tọa độ HN-72.

+ Giải pháp:

Trên cơ sở Nghị định số 12/2002/NĐ-CP đƣợc sửa đổi, bổ sung, sở Tài nguyên và Môi trƣờng tham mƣu cho thành phố ban hành Quyết định về Quy định hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn thành phố, trong đó Sở Tài nguyên và Môi trƣờng có trách nhiệm thẩm định về sự cần thiết, phạm vi nhiệm vụ, giải pháp kỹ thuật công nghệ của nội dung đo đạc và bản đồ thuộc các dự án do các Sở, Ban, ngành xây dựng trƣớc khi trình Uỵ ban nhân dân thành phố phê duyệt để thống nhất, chuẩn hoá hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn thành phố.

Đối với các bản đồ đã có, Sở Xây dựng lập phƣơng án thiết kế kỹ thuật - dự toán cho việc chuẩn hoá dữ liệu bản đồ quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch. Phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đối chiếu, rà soát bản đồ quy hoạch đô thị với hệ thống bản đồ địa chính, hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất để đồng bộ hóa thông tin. Sở Xây dựng chuyển giao bản sao và siêu dữ liệu cho Sở Tài nguyên và Môi trƣờng quản lý.

d) Vấn đề và giải pháp đối với bản đồ địa hình

99

(khoảng 43% tổng diện tích tự nhiên của thành phố). Trong khi đó, Hải Phòng là một thành phố cảng, có nhiều khu công nghiệp và khu văn hóa, du lịch nên nhu cầu sử dụng bản đồ địa hình tỵ lệ lớn là rất cao.

+ Giải pháp:

UBND thành phố Hải Phòng kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng sớm xây dựng, bàn giao tiếp cho thành phố Hải Phòng sản phẩm bản đồ địa hình cho 57% diện tích còn lại của thành phố.

Sở Tài nguyên và Môi trƣờng giao Trung tâm Công nghệ Thông tin xây dựng quy chế, trình tự thủ tục, phí khai thác để chia sẻ thông tin đối với loại tài liệu này; xây dựng kế hoạch chỉnh lý, bổ sung hệ thống bản đồ này cho phù hợp với hiện trạng địa hình.

Tích cực triển khai các công nghệ hiện đại (công nghệ ảnh số sử dụng ảnh hàng không và ảnh vệ tinh độ phân giải cao) để đo vẽ địa hình tỵ lệ lớn, ƣu tiên cho những khu vực trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Nghiên cứu khả năng tích hợp các dự án đo đạc địa chính với các dự án đo đạc địa hình tỵ lệ lớn. Xem xét khả năng tạm ứng vốn cho các đơn vị thực hiện đo đạc địa chính (hoặc địa hình tỵ lệ lớn) kết hợp đo vẽ địa hình (hoặc địa chính) nhằm nâng cao hiệu quả, giảm thiểu kinh phí, thời gian và nhân lực cho các công tác này.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)