7. Cấu trúc của luận văn
3.2.7. Vấn đề và giải pháp về khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin đất đai của
tổ chức và cá nhân
+ Vấn đề cần giải quyết:
Số lƣợng yêu cầu tra cứu thông tin thấp, kinh phí thu đƣợc từ dịch vụ thông tin không đáng kể, chƣa đến 100 triệu đồng/năm.
Nhu cầu khai thác thông tin mới chỉ tập trung chủ yếu vào dữ liệu địa chính: toạ độ địa chính, trích sao, trích lục địa chính thửa đất. Chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của các tổ chức, công dân những dữ liệu về quy hoạch, thuộc tính địa chính: nguồn gốc đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai, biến động về sử dụng đất,...
Thông tin về bất động sản và thông tin về thị trƣờng bất động sản nói chung chƣa đƣợc tổ chức quản lý một cách hệ thống, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cung cấp thông tin, dịch vụ chính xác, đầy đủ về bất động sản và thị trƣờng bất động sản cho ngƣời tham gia giao dịch; việc mua bán, chuyển nhƣợng ngầm về đất đai còn diễn ra khá phổ biến; nguồn ngân sách thu của thành phố từ đất đai còn rất hạn chế; khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai ngày càng nhiều.
+ Giải pháp:
- Vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng một cơ sở dữ liệu đa mục tiêu, đa ngƣời sử dụng và do nhiều cơ quan, tổ chức phối hợp xây dựng. Muốn đáp ứng đƣợc dữ liệu đa mục tiêu, đa ngƣời sử dụng thì cơ sở dữ liệu đất đai phải thể hiện đầy đủ các thông tin đất đai liên quan đến thửa đất: bao gồm trong lòng đất, trên bề mặt đất, trên không gian của thửa đất.
107
dựng, dữ liệu do các cơ quan, tổ chức quản lý nhƣ: dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dữ liệu về đất của các tổ chức, dữ liệu về đất lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt, dữ liệu về đất các khu công nghiệp, khu kinh tế, dữ liệu về quy hoạch không gian, quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông, quy hoạch các công trình trọng điểm, các công trình ngầm, dữ liệu về đất nông nghiệp,… trong đó dữ liệu thuộc ngành nào quản lý, thì do ngành đó xây dựng, cập nhật nhƣng đƣợc tích hợp về cơ sở dữ liệu đất đai tại Sở TN&MT theo chuẩn thống nhất. Kết nối cơ sở dữ liệu đất đai với cơ quan quy hoạch, xây dựng, giao thông vận tải, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, các tổ chức tín dụng bảo đảm các phƣơng án quy hoạch đƣợc lựa chọn tối ƣu, các loại thuế liên quan đến sử dụng đất đảm bảo công bằng, việc thế chấp đƣợc đảm bảo an toàn. Thông tin đất đai phải chính xác, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận để khuyến khích mọi tổ chức, công dân khai thác, sử dụng.
- Đa dạng hóa các hình thức khai thác dữ liệu về đất đai: khai thác trên mạng Internet, trang điện tử do cơ quan quản lý dữ liệu quy định; thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu; khai thác và sử dụng dữ liệu bằng hình thức hợp đồng giữa cơ quan quản lý dữ liệu và bên khai thác, sử dụng dữ liệu theo quy định của pháp luật.
- Quy định tính pháp lý của nội dung thông tin đất đai trao đổi giữa các cơ quan quản lý, giữa cơ quan quản lý và ngƣời dân khi ngƣời dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong sử dụng đất. Mối quan hệ này bao gồm:
Với ngân hàng khi ngƣời sử dụng đất thực hiện quyền thế chấp; Với cơ quan thuế khi ngƣời sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính;
Với cơ quan quản lý đầu tƣ khi ngƣời sử dụng đất thực hiện các dự án đầu tƣ trên đất;
Với văn phòng UBND cấp có thẩm quyền thực hiện quyền sở hữu toàn dân về đất đai hoặc quyền quản lý đất đai khi giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai;
Với cơ quan thanh tra khi thực hiện thanh tra về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai;
108
- Ban hành các quy định về quyền đƣợc tiếp cận thông tin đất đai của mọi công dân, mọi tổ chức và nộp nghĩa vụ tài chính khi nhận thông tin đất đai; Quy định về trách nhiệm bảo đảm thông tin đất đai của các cơ quan dịch vụ công về đất đai, trách nhiệm cung cấp thông tin khi ngƣời dân, doanh nghiệp có yêu cầu; Quy định về kinh doanh tạo giá trị gia tăng trên thông tin đất đai cơ sở;
- Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống dịch vụ về thông tin đất đai định hƣớng thị trƣờng nhƣ đã trình bày trong nhóm các giải pháp tổng thể (mục 3.1).
3.2.8. Vấn đề và giải pháp về đầu tư kinh phí cho xây dựng CSDL đất đai
+ Vấn đề cần khắc phục: Đầu tƣ kinh phí còn rất hạn chế không đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tế. Ví dụ: dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai (giai đoạn 1) thực hiện từ năm 2012 đến tháng 4/2013 với tổng kinh phí là 71 tỵ đồng, tuy nhiên đến nay thành phố mới cấp cho dự án 04 tỵ đồng, do đó dự án khó hoàn thành theo đúng kế hoạch;
+ Giải pháp:
Trên cơ sở Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ và Công văn hƣớng dẫn số 3987/BTNMT-TCQLĐĐ của Bộ Tài nguyên và Môi truờng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng cần rà soát, đánh giá đúng tình hình thực hiện; điều chỉnh Dự án tổng thể, phân kỳ đầu tƣ đến năm 2020 (trƣớc đây phân kỳ từ năm 2010 đến hết năm 2015, nhƣng thực tế đến nay hầu nhƣ Dự án tiến triển rất chậm không theo đúng nhƣ kế hoạch) hoàn thành xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai thành phố trình Uỵ ban nhân dân thành phố phê duyệt; đồng thời thành phố bố trí đủ kinh phí từ nguồn ngân sách của thành phố cho thực hiện dự án tổng thể, bảo đảm dành tối thiểu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thành phố (bình quân mỗi năm thu khoảng 500 tỵ đồng); mặt khác, Thành phố nên tích cực tranh thủ sự ủng hộ đầu tƣ kinh phí từ Chính phủ thông qua các chƣơng trình, dự án; các nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc; nghiên cứu khả năng xã hội hóa trong xây dựng CSDL đất đai.
3.2.9. Vấn đề và giải pháp trong xây dựng hệ thống thông tin đất đai
+ Vấn đề cần giải quyết:
109
hiện vẫn chƣa hoàn thành do còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc. + Giải pháp:
Dự án xây dựng hệ thống thông tin đất đai quận Ngô Quyền do UBND quận Ngô Quyền làm chủ đầu tƣ, trong năm 2013 - 2014 tập trung xây dựng dữ liệu đất đai cho các thửa đất đã đƣợc thành phố và Sở Xây dựng cấp giấy chứng nhận, các thửa đất do các tổ chức quản lý sử dụng đất và các hộ gia đình, cá nhân chƣa đƣợc cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất; xây dựng hệ thống hạ tầng dữ liệu đất đai tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của quân, kết lối với UBND các phƣờng, Sở TN&MT, các tổ chức khác; vận hành hệ thống, đƣa dữ liệu đất đai vào khai thác, sử dụng. Qua đó tổng kết, rút kinh nghiệm làm cơ sở để nhân rộng ra các quận, huyện khác trên địa bàn toàn thành phố, trƣớc tiên là tại các quận Hồng Bàng, Kiến An, Lê Chân nơi đã đƣợc đo đạc lập bản đồ địa chính đƣợc đầu tƣ dự án từ nguồn vốn xã hội hoá hoặc đang tiến hành lập dự án trình UBND thành phố phê duyệt để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại địa bàn quận.
Trong giai đoạn ban đầu, nhằm đơn giản hóa công tác xây dựng và vận hành, CSDL đất đai cấp thành phố sẽ đƣợc quản lý tập trung (toàn bộ dữ liệu địa chính trong thành phố sẽ đƣợc tập trung trong một CSDL duy nhất); đƣợc quản lý, vận hành khai thác tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp thành phố truy cập vào CSDL địa chính cấp tỉnh qua mạng LAN (Thiết bị vận hành đặt tại Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng). Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, thông qua mạng (WAN/Internet) sẽ truy xuất trực tiếp vào CSDL này để tác nghiệp đối với dữ liệu thuộc thẩm quyền. UBND cấp xã và các cơ quan khác có liên quan truy cập vào CSDL thông qua mạng Internet để khai thác thông tin. Mô hình tổ chức CSDL cấp thành phố đƣợc thể hiện trên hình 3.1.
Nhƣ vậy, CSDL đất đai quận Ngô Quyền sau khi hoàn thành thì sẽ đƣợc đồng bộ lên Sở TN & MT. Đối với các quận Hồng Bàng, Lê Chân, Kiến An giao cho Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất một cấp trên cơ sở kế hoạch của Dự án tổng thể và kết quả Dự án của quận Ngô Quyền triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn nhƣng theo mô hình CSDL tập trung tại Sở TN & MT.
110
Hình 3.1. Mô hình quản lý tập trung CSDL đất đai đề xuất cho thành phố Hải Phòng (dựa theo Công văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 21/9/2011 của Tổng cục Quản
lý đất đai, Bộ TN&MT).
Đối với các quận, huyện còn lại, trên cơ sở kế hoạch của Dự án, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp thực hiện xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai theo chƣơng trình lồng ghép và mô hình CSDL tập trung tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng. Phấn đấu đến trƣớc năm 2020, Thành phố Hải Phòng xây dựng xong hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn thành phố.
3.2.10. Vấn đề và giải pháp về trình độ đội ngũ cán bộ
+ Vấn đề cần giải quyết: Số lƣợng cán bộ đƣợc đào tạo về CNTT còn ít (toàn bộ ngành TN&MT mới chỉ có 02 cán bộ CNTT); Cán bộ chuyên môn về QLĐĐ còn mỏng và chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu, bài bản.
+ Giải pháp:
Việc đào tạo cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ, về công nghệ thông tin và về kỹ năng trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng là một trong
Cấp TW Cấp huyện VPĐKQSDĐ CẤP TỈNH Internet Cấp xã Cấp tỉnh CSDL cấp TW CSDLĐC cấp Tỉnh (dữ liệu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân)
111
những công tác quan trọng về tăng cƣờng năng lực. a) Đối tƣợng đào tạo:
Ở thành phố gồm: cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; Cán bộ Trung tâm Công nghệ thông tin; cán bộ chuyên môn phòng Quản lý đất đai, phòng Bản đồ - Địa chính.
Cấp huyện: Gồm cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; cán bộ chuyên môn phòng TN&MT.
Cấp xã: gồm cán bộ địa chính cấp xã. b) Nội dung đào tạo:
- Về chuyên môn nghiệp vụ:
+ Bồi dƣỡng chuyên môn về kiến thức quản lý nhà nƣớc về đất đai, đo đạc bản đồ, GIS, cập nhật văn bản mới; bồi dƣỡng kiến thức về đăng ký đất đai hiện đại. + Giới thiệu về hệ thống quản lý đất đai hiện đại: các thủ tục đăng ký đất đai hiện đại và những nét đổi mới trong đăng ký đất đai; hệ thống thông tin đất đai,...
+ Bổ sung kiến thức về đất đai cho cán bộ hành chính nói chung của UBND các cấp.
- Về kỹ năng;
Phƣơng pháp quản lý, lƣu trữ hồ sơ hiện đại; Kỹ năng, phƣơng pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng; dịch vụ khách hàng và thực hành cung cấp dịch vụ.
- Về công nghệ thông tin: đào tạo về phát triển, quản lý khai thác cổng thông tin đất đai; đào tạo, bồi dƣỡng quản lý kỹ thuật cho cán bộ công nghệ thông tin.
Đơn vị quản lý CSDL (Trung tâm Công nghệ Thông tin) phải có tối thiểu 03 kỹ sƣ công nghệ thông tin chuyên trách việc cài đặt phần mềm, quản lý vận hành hệ thống; giám sát, xử lý sự cố cho hệ thống máy chủ; sao lƣu CSDL.
Đơn vị khai thác, cập nhật CSDL (Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất) phải có tối thiểu một kỹ sƣ công nghệ thông tin chuyên trách cài đặt phần mềm, quản lý vận hành hệ thống thiết bị và giám sát xử lý các sự cố trong khai thác, cập nhật CSDL tại đơn vị.
112
thông qua cơ chế về biên chế và chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần.
Kế hoạch đào tạo cán bộ tại cấp huyện, cấp xã vừa đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt, phải tập trung đào tạo theo tiến độ Kế hoạch xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai của thành phố.
3.2.11. Lộ trình thực hiện các giải pháp
Với định hƣớng đƣa hạ tầng dữ liệu đất đai thành phố Hải Phòng vào hoạt động thực sự từ năm 2020, lộ trình thực hiện các giải pháp do đề tài đề xuất đƣợc trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Lộ trình thực hiện các giải pháp trong giai đoạn 2013-2020
Năm
Giải pháp 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Hoạch định chiến lƣợc về HTDLĐĐ
Phát triển dịch vụ về thông tin đất đai
Lộ trình và giải pháp xây dựng CSDL đất đai
Phát triển nguồn nhân lực đa ngành Phát triển đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin Các giải pháp về lƣới khống chế tọa độ Các giải pháp về dữ liệu bản đồ Các giải pháp về hồ sơ địa chính
Các giải pháp về dữ liệu giá đất Các giải pháp về hồ sơ địa giới hành chính
Các giải pháp về cơ chế, chính sách thu thập, phân phối dữ liệu Các giải pháp đáp ứng nhu cầu thông tin đất đai của xã hội Các giải pháp về đầu tƣ kinh phí
Các giải pháp xây dựng hệ thống thông tin đất đai
113
Nhìn chung, các giải pháp phát triển hạ tầng dữ liệu đất đai là một tập hợp các giải pháp mang tính đồng bộ và cần thực hiện song song để đảm bảo cho các hợp phần của hạ tầng dữ liệu đất đai ở mức độ tƣơng thích với nhau. Tuy nhiên, nếu triển khai cùng một lúc các giải pháp thì sẽ khó khả thi do hạn chế về kinh phí và nhân lực của thành phố Hải Phòng, vì thế, một số giải pháp chƣa có tính cấp bách cao nhất có thể bắt đầu thực hiện chậm hơn so với các giải pháp khác một vài năm (ví dụ nhƣ về lƣới khống chế, dữ liệu giá đất,...). Trong số các giải pháp do đề tài đề xuất thì cần đặc biệt chú ý đến vấn đề phát triển dịch vụ thông tin đất đai định hƣớng thị trƣờng, xã hội hóa các hoạt động thu thập thông tin đất đai, đổi mới cơ chế phối hợp trong thu thập và sử dụng thông tin đất đai vì đây là những vấn đề mang tính đột phá, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của hạ tầng dữ liệu đất đai (tại trang 113 của luận văn, trong kết luận cũng đã nói về các giải pháp trọng tâm).
114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hạ tầng dữ liệu đất đai là một tập hợp các giải pháp đồng bộ về công nghệ, chính sách, chuẩn, nhân lực và các hoạt động cần thiết để thu thập, xử lý, phân phối, sử dụng và bảo quản dữ liệu về đất đai và các dữ liệu có liên quan. Hạ tầng dữ liệu đất đai là yêu tố đóng vai trò then chốt trong một hệ thống quản lý đất đai hiện đại.
Do những nguyên nhân mang tính khách quan và chủ quan, ở Việt Nam nói chung và tại thành phố Hải Phòng nói riêng chƣa hình thành đƣợc một hạ tầng dữ