Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực cho hạ tầng đất đai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng (Trang 36)

7. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực cho hạ tầng đất đai ở Việt Nam

Thực hiện Nghị quyết số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06/10/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ và các văn bản pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành TN & MT nói chung và ngành Quản lý đất đai nói riêng, từ cấp Trung ƣơng tới cấp địa phƣơng đã tổ chức các đơn vị chuyên trách về ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

Về phía các cơ quan Trung ƣơng, Tổng cục Quản lý Đất đai đã thành lập Trung tâm Lƣu trữ và Thông tin Đất đai là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục. Trung tâm có chức năng xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về đất đai ở cấp trung ƣơng. Về phía Bộ TN & MT, Cục Công nghệ Thông tin có chức năng quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành, đề xuất các chính sách, các quy định kỹ thuật, giám sát kiểm tra thực hiện công tác này.

Tại các địa phƣơng đã có hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, hệ thống các Trung tâm Công nghệ thông tin để thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp địa phƣơng.

Các vấn đề còn tồn tại trong cơ cấu tổ chức này là sự chồng chéo, chƣa thực sự rõ ràng tại một số địa phƣơng về chức năng quản lý và cung cấp dữ liệu đất đai ở các đơn vị, về nguồn nhân lực và nguồn vốn đầu tƣ cho các dự án ứng dụng công nghệ thông tin. Chƣa có gắn kết thực sự chặt chẽ giữa các dự án đề án điều tra cơ

35

bản với việc xây dựng cơ sở dữ liệu, chƣa có mô hình trao đổi, báo cáo thông tin đất đai dƣới dạng cơ sở dữ liệu giữa các đơn vị hành chính trực tiếp quản lý cấp trên.

Tại một số địa phƣơng, sau khi Trung tâm lƣu trữ chuyển tài liệu, số liệu hồ sơ địa chính cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo chức năng nhiệm vụ của văn phòng, do số liệu, tài liệu các ngành khác còn ít, chủ yếu từ trƣớc tới nay là các tài liệu về đất đai nên dẫn tới hiện tƣợng nhiều Trung tâm thông tin lƣu trữ hoạt động kém hiệu quả. Mặt khác, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cũng chƣa đủ nhân lực về công nghệ thông tin nên nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp địa phƣơng gặp vấn đề khó khăn. Chƣa có quy định hƣớng dẫn thống nhất về việc tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho đơn vị chủ trì nào thực hiện, do vậy công tác này đƣợc thực hiện rất khác nhau tuỳ vào từng địa phƣơng.

Nguồn nhân lực thông tin tại các Sở TN & MT cũng rất khác nhau và phân tán tại nhiều đơn vị, do vậy sau khi đƣợc chuyển giao công nghệ, nhiều đơn vị chỉ làm ở mức độ thử nghiệm chứ chƣa triển khai diện rộng, chƣa đủ cơ sở dữ liệu đất đai thực sự đi vào quá trình quản lý và hỗ trợ ra quyết định về chính sách.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)