Thực trạng xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng (Trang 88)

7. Cấu trúc của luận văn

2.6.2. Thực trạng xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện đang xây dựng hệ thống thông tin đất đai thí điểm tại quận Ngô Quyền. Kết quả và tiến độ thực hiện cụ thể nhƣ sau:

- Đã chuẩn hóa xong toàn bộ bản đồ địa chính 13 phƣờng với tổng số 322 tờ bản đồ và chuyển hệ toạ độ từ HN-72 sang hệ toạ độ VN-2000.

- Cơ bản hoàn thành việc cập nhật dữ liệu đối với 2 phƣờng Cầu Đất và Cầu Tre. - Đã tổ chức cài đặt và vận hành phần mềm hệ thống thông tin đất đai – môi trƣờng ELIS trên hệ thống mạng tại Trung tâm dữ liệu của quận và đã nhập dữ liệu thuộc tính đƣợc 21.935 thửa đất (bằng 53,3%), gồm:

+ 13.722 thửa đất đã đƣợc UBND quận cấp giấy chứng nhận (chiếm 33,3 % trong tổng số và bằng 50,87% thuộc thẩm quyền cấp GCN của quận).

87

+ 5.856 thửa đất đã đƣợc đo vẽ lập hồ sơ theo phƣơng pháp "cuốn chiếu' (chiếm 14,2%).

+ 1.821 thửa đất đã đƣợc Sở Xây dựng cấp giấy chứng nhận (chiếm 4,4%). Trƣớc đây loại giấy chứng nhận này do Chủ tịch UBND Thành phố ký, từ sau khi ban hành Nghị định 60/CP thì UBND thành phố ủy quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng ký.

+ 536 thửa đất do các tổ chức quản lý và sử dụng trên địa bàn quận (chiếm 1,3%).

- Quét (scan) 11.056 giấy chứng nhận về dạng ảnh đối với những giấy chứng nhận do UBND quận cấp và lƣu trữ trong cơ sở dữ liệu để minh họa.

- Phối hợp với Sở Xây dựng, Công ty TNHH MTV Quản lý và Kinh doanh nhà Hải Phòng thu thập dữ liệu thuộc tính của 1.166 thửa đất đã đƣợc thành phố và Sở Xây dựng cấp GCN theo Nghị định 61/CP của Chính phủ.

- Chỉnh lý bản đồ địa chính hơn 20 dự án trên địa bàn quận.

Những khó khăn vướng mắc tồn tại:

- Khối lƣợng công việc còn phải tiến hành chính lý cập nhật dữ liệu rất lớn, cần nhiều thời gian và nguồn nhân lực. Chất lƣợng bản đồ của các dự án không chính xác, nên mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn hoá.

- Công tác chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính lƣu trữ dƣới dạng giấy từ nhiều năm nay do UBND các phƣờng cập nhật không thƣờng xuyên, nên ít tác dụng trong việc cung cấp thông tin cho CSDL.

- Các hồ sơ đã đƣợc cấp giấy chứng nhận từ năm 1980 đến năm 2003 đƣợc lƣu trữ tại Sở TN & MT, Sở Xây dựng thành phố; tuy nhiên hiện nay quận chƣa đƣợc cung cấp dữ liệu để cập nhật các thửa đất này, ƣớc tính vào khoảng 5700 thửa đất (chiếm 13,8%)

- Công tác thu thập dữ liệu gặp nhiều khó khăn, cụ thể:

+ Đối với nhóm dữ liệu đất ở thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của UBND quận, Văn phòng đăng ký cấp quận đã phối hợp với UBND 13 phƣờng điều tra, đo vẽ thu thập dữ liệu còn khoảng trên 6000 thửa chƣa điều tra đƣợc.

88

+ Những thửa đất thuộc thẩm quyền thành phố cấp trƣớc kia và hiện nay chƣa phối hợp tốt để điều tra thu thập.

+ Việc phối hợp với Sở Xây dựng, Công ty TNHH MTV Quản lý và Kinh doanh nhà còn gặp khó khăn.

Tiến độ thực hiện:

Theo kế hoạch ban đầu, trong năm 2012 tiến hành cập nhật xong toàn bộ dữ liệu trên địa bàn quận Ngô Quyền.

Vấn đề khai thá c và cung cấp thông tin cho các ngành:

Sau khi xây dựng xong cơ sở dữ liệu đất đai, hệ thống phần mềm ELIS cung cấp các công cụ khai thác hiệu quả các dữ liệu đã đƣợc xây dựng phục vụ các công tác quản lý nhà nƣớc tại UBND quận nhƣ:

- Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận;

- Công tác quy hoạch, hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng; - Công tác kiểm kê, thống kê, tra cứu dữ liệu đất đai; - Công tác quản lý đô thị;

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo đất đai; - …

Website cổng thông tin đất đai cung cấp một công cụ hiệu quả trong việc khai thác thông tin đất đai thông qua Internet, phục vụ lãnh đạo, chuyên viên có thể khai thác thông tin đất đai từ bất kỳ đâu hoặc thiết bị nào có hỗ trợ kết nối internet và trình duyệt Web, ngƣời dân, doanh nghiệp cũng có thể tra cứu khai thác thông tin từ hệ thống, đây cũng là một công cụ hữu hiệu cho phép công khai các thông tin về đất đai.

Trên cơ sở các kết quả đạt đƣợc, UBND quận Ngô Quyền cũng dự kiến triển khai tiếp các hệ thống phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc của quận khác trên cơ sở nền dữ liệu đất đai nhƣ:

- Ứng dụng công nghệ viễn thám, và dữ liệu đất đai trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận (hiện quận đã đặt mua ảnh vệ tinh độ phân giải cao để thực hiện công tác này);

89

- Quản lý, liên thông về thuế với CSDL đất đai;

- Cung cấp các dịch vụ về thông tin đất đai phục vụ các đối tƣợng có nhu cầu khai thác, sử dụng.

Trên cơ sở kết quả bƣớc đầu về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở quận Ngô Quyền; các quận Hồng Bàng, Kiến An, Lê Chân nơi đã đƣợc đo đạc lập bản đồ địa chính đƣợc đầu tƣ dự án từ nguồn vốn xã hội hoá hoặc đang tiến hành lập dự án trình UBND thành phố phê duyệt để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại địa bàn quận.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)