7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Các giải pháp mang tính tổng thể
Nhằm xây dựng và phát triển một hạ tầng dữ liệu đất đai hoạt động có hiệu quả, rất cần những giải pháp đồng bộ, có tính khả thi và có tầm nhìn chiến lƣợc. Trên cơ sở phân tích điều kiện thực tế ở thành phố Hải Phòng, luận văn xin đƣa ra một số giải pháp mang tính tổng thể nhƣ sau:
1. Trƣớc tiên, cần hoạch định một chiến lƣợc có tầm nhìn lâu dài về hạ tầng dữ liệu đất đai, làm nền tảng để triển khai những giải pháp mang tính cụ thể. Cần định vị rõ ràng vị trí của hạ tầng dữ liệu đất đai trong một hệ thống quản lý đất đai hiện đại, từ đó hoạch định ra các mục tiêu cụ thể và lộ trình xây dựng hạ tầng dữ liệu đất đai. Ngành quản lý đất đai của Việt Nam hiện nay đang tập trung vào nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (CSDL địa chính). Tuy nhiên, ngay từ bây giờ phải có những mục tiêu lớn hơn đối với vấn đề thu thập và sử dụng dữ liệu về đất đai.
2. Trên cơ sở chiến lƣợc về hạ tầng dữ liệu đất đai, xây dựng và phát triển một hệ thống dịch vụ về thông tin đất đai định hƣớng thị trƣờng. Ở Việt Nam đã có một số dịch vụ cung cấp thông tin đất đai, chủ yếu do các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động của các dịch vụ này chỉ mang tính hình thức, lƣợng thông tin đƣợc trao đổi quá nhỏ so với nhu cầu và khả năng cung cấp. Lý do là cơ chế hiện nay của các dịch vụ này còn mang nặng tính hành chính, chƣa thu hút đƣợc sự tham gia của các bên có liên quan (bao gồm cả ngƣời cung cấp lẫn ngƣời sử dụng thông tin). Để giải quyết vấn đề này, cần xây dựng hệ thống dịch vụ
93
thông tin đất đai theo định hƣớng thị trƣờng, trong đó ngƣời sử dụng thông tin sẵn sàng trả giá cao để có đƣợc thông tin đảm bảo chất lƣợng (về độ chính xác, tính đầy đủ, xác thực và hiện thời). Các nhà cung cấp dịch vụ thông tin (có thể là cơ quan nhà nƣớc hoặc tổ chức tƣ nhân, dƣới sự giám sát của một ủy ban độc lập) chịu trách nhiệm rõ ràng về chất lƣợng thông tin mình cung cấp, đồng thời đƣợc hƣởng lợi một phần từ nguồn thu từ các dịch vụ. Phần còn lại từ các nguồn thu đƣợc tái đầu tƣ vào công tác thu thập dữ liệu đất đai nhằm làm giảm giá thành của dữ liệu, bớt gánh nặng đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc. Một khi hạ tầng dữ liệu đất đai đi vào hoạt động hiệu quả thì nguồn thu từ các dịch vụ thông tin đất đai có đủ khả năng trang trải các chi phí cho việc thu thập thông tin, thậm chí còn có thể đóng góp thêm vào ngân sách nhà nƣớc.
3. Dữ liệu đóng vai trò quyết định đối với một hạ tầng dữ liệu đất đai. Tuy nhiên, cho đến nay mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng chúng ta vẫn chƣa thể giải quyết đƣợc vấn đề này. Các cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng đã ban hành nhiều văn bản về vấn đề xây dựng CSDL đất đai nhƣng trong thực tế việc thực hiện các văn bản này chƣa bao giờ đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Từ kinh nghiệm thực tế ở thành phố Hải Phòng, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:
- Xây dựng một lộ trình cụ thể, có tính khả thi về thời gian, kinh phí, nhân lực để có thể thực thi hiệu quả trong thực tế. Các lộ trình xây dựng CSDL trƣớc đây đề ra đều phi thực tế. Ví dụ Thông tƣ 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ TN&MT quy định các phƣờng, thị trấn phải xây dựng CSDL địa chính trƣớc năm 2010, các xã ở đồng bằng, trung du phải đƣợc thực hiện trƣớc năm 2015 là hoàn toàn không có tính khả thi và thực tế trong những năm qua đã chứng tỏ điều đó.
- Do quan hệ về đất đai ở Việt Nam hiện nay rất phức tạp nên việc xây dựng một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, theo đúng chuẩn là không khả thi. Trong giai đoạn trƣớc mắt, chúng ta cần tạm thời chấp nhận một phần sự thiếu chính xác, sự mâu thuẫn trong dữ liệu mà chƣa thể giải quyết đƣợc trong thực tế để đảm bảo nội dung cho CSDL. Ví dụ nhƣ chấp nhận sự chồng đè lên nhau của các thửa đất có tranh chấp, hay số hóa bản đồ giải thửa để cập nhật vào CSDL khi chƣa có điều kiện đo đạc địa chính chính quy,... Vấn đề quan trọng là phải có hệ thống siêu dữ liệu
94
(metadata) mô tả đầy đủ về những vấn đề còn tồn tại của loại dữ liệu này.
- Thay đổi chính sách đầu tƣ xây dựng CSDL đất đai từ đầu tƣ dàn trải, đôi khi mang tính nhỏ giọt hiện nay thành hƣớng đầu tƣ tập trung, mang tính dứt điểm. Chỉ khi xây dựng trọn gói CSDL cho từng địa phƣơng mới có khả năng triển khai các dịch vụ thông tin đất đai để tạo nguồn thu và tái đầu tƣ cho quá trình thu thập, cập nhật thông tin. Nếu không, ngân sách nhà nƣớc phải chi một khoản kinh phí lớn nhƣng không thể tạo ra giá trị gia tăng để có nguồn thu bù đắp lại.
4. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực đa ngành. Các vấn đề của hạ tầng dữ liệu đất đai là những vấn đề liên ngành chứ không phải chỉ là vấn đề của lĩnh vực quản lý đất đai. Vì thế, nguồn nhân lực của hạ tầng dữ liệu đất đai không chỉ cần nắm vững kiến thức về quản lý đất đai mà còn phải có hiểu biết về công nghệ thông tin, hạ tầng đô thị và nông thôn, quản lý đô thị,... mới có thể tạo ra các ứng dụng và giá trị gia tăng cho hạ tầng dữ liệu đất đai.
5. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin một cách đồng bộ, không chỉ cho ngành quản lý đất đai mà toàn bộ hệ thống quản lý hành chính. Hạ tầng dữ liệu đất đai sẽ không tồn tại một cách độc lập mà thƣờng hoạt động song song với các hạ tầng dữ liệu khác trong khuôn khổ một chính phủ điện tử. Vì thế, cần phát triển hạ tầng công nghệ thông tin nhƣ một nền tảng chung cho các hạ tầng dữ liệu này.