Vấn đề và giải pháp đối với cơ chế, chính sách trong thu thập và phân

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng (Trang 106)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Vấn đề và giải pháp đối với cơ chế, chính sách trong thu thập và phân

dữ liệu về đất đai

+ Vấn đề cần giải quyết:

- Việc khai thác, sử dụng các tƣ liệu đất đai còn lƣu giữ ở một số Sở, ngành khác còn gặp khó khăn, mất nhiều thời gian. Ví dụ nhƣ khi xử lý tranh chấp đất đai của các hộ gia đình, cá nhân trong các quận nội thành có liên quan đến hồ sơ địa chính (bản đồ địa chính, trƣớc bạ từ thời trƣớc đây) hiện đang lƣu giữ tại Sở Xây dựng, đơn vị có nhu cầu cung cấp phải có văn bản gửi đến Sở Xây dựng, một vài ngày sau mới có thông tin trả lời.

- Tình trạng chồng chéo trong thu thập dữ liệu đất đai còn khá phổ biến. Nguyên nhân là do chƣa có một quy chế thống nhất về thu thập và phân phối dữ liệu về đất đai trên địa bàn thành phố; nhận thức của một số cán bộ, công chức làm công tác thu thập, phân phối dữ liệu đất đai còn hạn chế; cơ quan chủ trì trong việc thu thập, phân phối dữ liệu đất đai chƣa tham mƣu tích cực, chủ động cho Lãnh đạo trong việc ban hành văn bản và triển khai thực hiện; chƣa có sự gắn kết thực sự chặt chẽ giữa các dự án đề án điều tra cơ bản với việc xây dựng cơ sở dữ liệu, chƣa có mô hình trao đổi, báo cáo thông tin đất đai dƣới dạng cơ sở dữ liệu giữa các đơn vị hành chính các cấp; đầu tƣ kinh phí ban đầu cho công tác thu thập, quản lý, khai

105 thác và sử dụng dữ liệu đất đai còn hạn hẹp.

+ Giải pháp:

Nhƣ trên đã phân tích, hiện nay dữ liệu đất đai còn nằm phân tán tại nhiều đơn vị, chƣa đƣợc tập trung quản lý để phục vụ cho các mục đích sử dụng. Do vậy, trƣớc hết việc thu thập dữ liệu đất đai phải đƣợc tập trung thống nhất tại một đầu mối trên địa bàn thành phố là Sở TN&MT. Trên cơ sở Quy chế thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về TN&MT trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Sở TN&MT tham mƣu cho UBND thành phố ban hành Kế hoạch thu thập dữ liệu, trong đó lập danh mục dữ liệu cần thu thập, hình thức cung cấp dữ liệu, quy định rõ thời hạn phải giao nộp, quy định các Sở, ngành và UBND cấp huyện có trách nhiệm giao nộp hoặc phối hợp trong việc cung cấp dữ liệu đất đai. Mặt khác, khuyến khích các tổ chức, cá nhân hiến tặng các dữ liệu đất đai do mình thu thập để bảo đảm việc khai thác, sử dụng dữ liệu đất đai thống nhất trên địa bàn thành phố.

Các Sở, Ngành, UBND cấp huyện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình xác định dữ liệu cần thu thập, cập nhật, đề xuất các hoạt động, nhiệm vụ thu thập, cập nhật dữ liệu về đất đai hàng năm gửi về Sở Tài nguyên và Môi trƣờng để tổng hợp.

Sở TN&MT tổng hợp đề xuất của các Sở, ngành có dữ liệu về đất đai, tài nguyên và môi trƣờng xây dựng kế hoạch hàng năm trình UBND thành phố phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện.

Trong quá trình lập dự thảo kế hoạch thu thập dữ liệu, Sở TN&MT có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành và UBND cấp huyện có dữ liệu cần thu thập đề nghị tham gia ý kiến để đảm bảo tránh trùng lặp, chồng chéo nhiệm vụ.

Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở TN&MT tiếp nhận, tích hợp dữ liệu về đất đai, tài nguyên và môi trƣờng của thành phố.

Trong quá trình thực hiện việc thu thập, xử lý dữ liệu, Sở TN&MT cùng các Sở, ngành và UBND cấp huyện thƣờng xuyên thông báo, trao đổi đảm bảo nhiệm vụ đƣợc thực hiện nhanh chóng, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Công nghệ thông tin để đảm bảo việc thu thập, xử lý dữ liệu tuân thủ đúng quy định, đảm bảo chính xác, tin cậy, tiết kiệm kinh phí và nguồn lực.

106

Trên cơ sở dữ liệu thu thập, Sở TN&MT có trách nhiệm xử lý dữ liệu, tích hợp, quản lý, cập nhật, khai thác dữ liệu đất đai của thành phố.

Bộ TN&MT cần phối hợp với các Bộ liên quan để xây dựng chính sách về quản lý đất đai theo hƣớng chú trọng tới việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các cấp. Trong đó, mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và mẫu hồ sơ địa chính cần hƣớng tới việc thuận tiện cho các giao dịch điện tử trong tƣơng lai. Ngoài ra, Bộ TN&MT cần xây dựng hệ thống thông tin báo cáo về tình hình sử dụng đất đai điện tử trên mạng Internet cho tất cả các cấp để thực hiện.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)