Công nghệ cho hạ tầng dữ liệu đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng (Trang 37)

7. Cấu trúc của luận văn

1.5.3. Công nghệ cho hạ tầng dữ liệu đất đai

Dƣới góc độ công nghệ, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai gắn với công nghệ hệ thông tin địa lý (GIS) và các ứng dụng CAD để số hoá dữ liệu địa chính. Thông qua các nghiên cứu của nhiều đơn vị, các dự án đã và đang thực hiện từ năm 1992 trở lại đây, nhiều công nghệ đã đƣợc ứng dụng trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai từ cấp trung ƣơng tới địa phƣơng, các doanh nghiệp đo đạc bản đồ và lập hồ sơ địa chính. Các công nghệ đƣợc ứng dụng cơ bản là các công nghệ tiên tiến ở Việt Nam và trên thế giới.

Hiện nay đã có khá nhiều hệ thống thông tin đất đai do nhiều đơn vị trong và ngoài ngành xây dựng. Có thể liệt kê một số các hệ thống điển hình nhƣ ELIS (Cục Công nghệ thông tin), VILIS (Trung tâm Viễn thám Quốc gia), TMV.LIS (Tổng công ty TN & MT Việt Nam), ArcLIS của Công ty FPT,...

Các công nghệ GIS nền đƣợc sử dụng cũng rất đa dạng nhƣ ArcGIS của hãng ESRI (Mỹ), MapInfo, Geomedia và một số hãng khác. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng Oracle, SQL Server, Access, v.v. Hiện nay, đã có một số nghiên cứu

36

ứng dụng toàn bộ mã nguồn mở trong vấn đề xây dựng LIS để tiết kiệm chi phí đầu tƣ cho công nghệ nền.

Tuy có nhiều sản phẩm, nhiều ứng dụng và có nhiều đơn vị phát triển nhƣng việc ứng dụng công nghệ trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn bộc lộ một số bất cập nhƣ: chính sách quản lý thay đổi liên tục dẫn đến các phần mềm cũng phải thay đổi theo nhƣng lại thiếu nguồn lực kinh phí để cập nhật, chƣa có tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất, còn có nhiều sự khác biệt về nhu cầu quản lý cho từng địa bàn, thiếu hỗ trợ kỹ thuật từ nhà cung cấp công nghệ nền (thông thƣờng là ở nƣớc ngoài) và nhà phát triển hệ thống thông tin đất đai do thiếu nguồn nhân lực và chính sách tài chính, còn có sự vƣớng mắc về lựa chọn sản phẩm phần mềm cho từng địa phƣơng và các vấn đề khác.

Các dự án tiêu biểu là: chƣơng trình CPLAR về tăng cƣờng năng lực quản lý trong lĩnh vực địa chính; sau đó là chƣơng trình SEMLA; Dự án hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP); Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai (gọi tắt là dự án Tổng thể) đƣợc triển khai ở 54 tỉnh, thành (2008-2010, định hƣớng 2015) nhằm hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuẩn hoá đồng bộ hệ thống hồ sơ địa chính trên cả nƣớc.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng dữ liệu đất đai ở thành phố Hải Phòng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)