Quan điểm

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 82)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Quan điểm

Thứ nhất: Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và nhà nước góp phần ổn định đời sống cho người lao động và đảm bảo an sinh xã hội cho địa phương và quốc gia.

Chính sách BHXH là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội cùng với chính sách tiền lương, phúc lợi xã hội, ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội có tác động rất lớn vào quá trình phân phối lại thu nhập, ổn định đời sống cho người lao động. Mục đích chủ yếu của chính sách này nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm. Thực tế ốm đau, tai nạn, già yếu không trừ ai và những người lâm vào hoàn cảnh ốm đau, tai nạn rủi ro, già yếu đã được quỹ BHXB thay thế, bù đắp một phần để đảm bảo cuộc sống. Với ý nghĩa đó BHXH cần cho tất cả mọi người trong xã hội bất luận giàu hay nghèo, địa vị xã hôi cao hay thấp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta chính sách BHXH đã trở thành một trong những chính sách xã hội quan trọng của hệ thống an sinh xã hội góp phần đảm bảo an toàn đời sống của cán bộ, công chức, người lao động và gia đình họ, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Điều này đã khằng định qua các kỳ đại hội

Đảng như: Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng năm 1996 thực hiện chế độ BHXH đối với mọi thành phần kinh tế tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong quá trình phát triển. Để cụ thể hoá một bước nghị quyết này, Bộ chính trị đã có chỉ thị số 15/CT- TW tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH. Gần đây nhất trong nghị quyết đại hội Đảng IX tiếp tục hướng lâu dài cho BHXH là: "Khẩn trương mở rộng hệ thống Bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội " . Đại hội Đảng IX đã xác định "từng bước mở rộng vững chắc cho hệ thống BHXH và an sinh xã hội tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân.

Thứ hai: Thực hiện chính sách BHXH phải đảm bảo sự công bằng giữa đóng góp và hưởng thụ.

Người lao động khi có việc làm, có thu nhập thì tự đảm bảo được cuộc sống hiện tại, nhưng khi bị ốm đau bị tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp cũng như khi nghỉ sinh con hoặc hết tuổi lao động thị bị giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến bị giảm hoặc mất thu nhập thì được hưởng trợ cấp BHXH để duy trì và ổn định cuộc sống.

Nhu cầu về bảo hiểm nói chung và BHXH nói riêng là rất lớn. Nhưng không phải tất cả mọi người khi có nhu cầu BHXH đều được đáp ứng mà cần thiết phải có những điều kiện nhất định. Chỉ khi tham gia đóng BHXH đóng BHXH người lao động mới được hưởng những quyền lợi về BHXH. Thời gian tham gia tham gia và mức đóng BHXH cũng như những rủi ro mà họ gặp phải sẽ giải quyết định loại trợ cấp, mức trợ cấp và thời gian trợ cấp được hưởng.

Thứ ba: Khai thác tối đa các nguồn thu đảm bảo mọi hoạt động và người lao động. Chủ yếu các đối tượng tham gia BHXH đều phải thực hiện dưới hình thức bắt buộc nhưng chủ sử dụng lao động vẫn tim cách trốn đóng BHXH vì vậy thực hiện thu nộp BHXH đầy đủ kịp thời không chỉ đảm bảo

cho người lao động được tham gia BHXH theo quy định mà còn hình thành quỹ BHXH đảm bảo có nguồn tài chính thực hiện quyền lợi cho người tham gia BHXH. Cơ quan BHXH giải quyết chế độ chính sách BHXH và thực hiện chi trả đúng đủ, kịp thời để đảm bảo quyền lợi cảu người tham gia BHXH khi gặp rủi ro và sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ đóng BHXH góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động.

Thứ tư: Thực hiện cân đối quỹ BHXH lâu dài, đảm bảo an toàn và tăng trưởng quỹ BHXH đảm bảo nguồn kinh phí chi trả các chế độ BHXH:

Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của chủ sử dụng lao động và người lao động cùng sự hỗ trợ của nhà nước. Quỹ được sử dụng để chi trả cho người tham gia BHXH khi họ gặp những rủi ro dẫn đến mất thu nhập. Quỹ được giao cho cơ quan BHXH Việt Nam quản lý tập trung. Vì vậy BHXH Việt Nam với tư cách là cơ quan quản lý, ngoài việc tăng thu cho quỹ còn phải quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng quỹ. Việc quản lý vừa đảm bảo thực hiện đúng chính sách chế độ của nhà nước vừa đảm bảo sự công bằng chính xác cho những người thụ hưởng các chế độ BHXH lại vừa kịp thời để đảm bảo mục tiêu ổn định đời sống cho người lao động khi gặp rủi ro.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)