Công tác chi trả các chế độ ngắn hạn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 67)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.3. Công tác chi trả các chế độ ngắn hạn

Từ tháng 7 năm 1995, BHXH Việt Nam tổ chức chi trả 2 chế độ ốm đau, thai sản theo phương thức thực nhanh, thực chi theo chứng từ thực tế phát sinh. Năm 2001, BHXH Việt Nam thực hiện tổ chức chi trả thêm chế độ DSPHSK. Trước đây cơ quan BHXH TháI Nguyên tổ chức chi trả chi ốm đau, thai sản trực tiếp, sau đó để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng, cơ quan BHXH tỉnh Thái Nguyên đã uỷ quyền cho đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ.

Tổng số chi của 3 chế độ ngắn hạn này chiếm khoảng 8% tổng số chi các chế độ BHXH từ quỹ. như vậy nếu phân chia 15% để chi các chế độ dài hạn, 5% để chi các chế độ ngắn hạn thì phần chi cho 3 chế độ ngắn hạn luôn trong tình trạng bội chi.

Bảng 3: Bảng tổng hợp chi ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK từ năm 2006 đến năm 2010 Đơn vị: Triệu đồng Năm Tổng số chi BHXH từ quỹ Chi 3 chế độ ngắn hạn Tổng số ốm đau Thai sản Nghỉ DSPHSK 2006 211.708 25.312 8.632 9.484 7.196 2007 298533 21903 8010 13272 621 2008 423.059 32.777 9.901 20.945 1.931 2009 572.826 43.875 14.140 26.989 2.746 2010 710.676 53.520 17.121 32.329 4.070 2.216.802 177.387 57.804 103.019 16.564

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên)

Chi trợ cấp ốm đau:

Số chi tăng do các nguyên nhân khách quan như: chính sách tiền lương thay đổi theo chiều hướng tăng dẫn đến mức tính hưởng trợ cấp cùng tăng; đối tượng tham gia BHXH ngày càng mở rộng nên có nhiều người được tham gia BHXH và hưởng chế độ BHXH; do ngày càng xuất hiện những căn bệnh hiểm nghèo nên cần điều trị dài ngày.... nhưng số chi tăng cũng một phần do nguyên nhân lạm dụng quỹ BHXH.

Xét số chi ốm đau của năm 2006 theo các khối quản lý:

- Tỷ lệ nghỉ ốm đau so với tổng số lao động ở khối doanh nghiệp nhà nước chiếm 41,19%; khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 25,84%, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 6,15%, khối hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể là 1,3%.

- Số chi ốm đau so với tổng số lao động ở khối doanh nghiệp nhà nước chiếm 2,8%; khối Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 4%, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1,2%, khối Hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể là 0,64%.

Bảng 4: Tổng hợp chi ốm đau theo khối quản lý năm 2006 Đơn vị tính: triệu đồng Khối quản lý Tổng số lao động Tổng quỹ lƣơng Chi ốm đau Tỷ lệ/quỹ lƣơng Số lƣợt ngƣời Số ngày Số tiền

Doanh nghiệp nhà nước. 115.263 281778 47479 251553 7952 2,8% Doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài. 3.022 9.082 781 3.612 121 4%

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 10.670 20.676 656 6.191 129 1,2% Hành chính sự nghiệp, đảng,

đoàn thể. 67.555 317.643 879 12.242 430 0,64%

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên)

Nguyên nhân của tình trạng này là khi nghỉ ốm người lao động chỉ được hưởng 75% mức lương. Người lao động làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có cường độ lao động làm việc thấp, môi trường làm việc ít độc hại hơn nên khi bị ốm bình thường họ vẫn đi làm, trường hợp ốm phải nghỉ thì họ cũng tận dụng những ngày nghỉ phép. Nhưng cũng có nguyên nhân khi nghỉ ốm đau với cơ quan BHXH để vẫn hưởng 100% tiền lương. Nhưng đối với khối doanh nghiệp do làm việc với cường độ lao động cao, mức độ độc hại, nặng nhọc của công việc khiến người lao động hay phải nghỉ ốm. Tiền lương của người lao động là một khoản chi phí để tính vào giá thành sản phẩm, khoản chi này càng giảm thì giá thành sản phẩm cũng giảm do đó chủ sử dụng lao động thường chấm công và thanh toán đầy đủ chi ốm đau với cơ quan BHXH. Hoạt động theo cơ thế thị trường, có những doanh nghiệp không thể cạnh tranh được dẫn đến tình trạng sản xuất bị ngừng trệ, người lao động không có việc làm phải nghỉ việc luân phiên, doanh nghiệp không có tiền để trả lương cho người lao động. Bằng việc xin những giấy chứng nhận

nghỉ ốm hưởng BHXH giả, các đơn vị đã lập chứng từ để thanh toán chi ốm đau cho người lao động. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng số chi ốm đau tăng. Kiểm tra tại một đơn vị sử dụng lao động ở địa bàn tỉnh TháI Nguyên, cơ quan thanh tra liên ngành đã phát hiện và thu hồi hàng trăm triệu đồng của các đơn vị sử dụng lao động gian lân

Chi trợ cấp thai sản.

Số chi thai sản cũng tăng qua các năm do có nguyên nhân của sự thay đổi chính sách tiền lương và sự gia tăng của đối tượng tham gia BHXH. Tỷ lệ xảy ra sai sót ít hơn chế độ ốm đau vì người lao động không thể giả đẻ được và để xin được giấy chứng sinh hay bản sao giấy khai sinh giả khó hơn xin giấy chứng nhận nghỉ ốm giả. Sai sót trong chi trả chế độ thai sản thường có sự đồng tình của đơn vị sử dụng lao động. Với những quy định như trước đây khi chưa có luật BHXH, về điều kiện hưởng, thời gian và mức hưởng cũng như chứng từ thanh toán chế độ thai sản thì hiện tượng rút tiền từ quỹ BHXH vẫn xảy ra. Mức thanh toán thai sản là 5 tháng tiền lương tháng trước làm căn cứ đóng BHXH không quy định thời gian tham gia BHXH ít nhất là bao nhiêu thì được hưởng trợ cấp thai sản, do đó có những lao động nữ, khi có thai hoặc gần lúc sinh đã được các đơn vị sử dụng lao động ký hợp đồng và đưa vào danh sách đăng ký tham gia BHXH. Sau khi sinh con và hưởng trợ cấp thai sản, người lao động chỉ tham gia thêm một thời gian ngắn hoặc ngay lập tức nghỉ việc và thôi không tham gia BHXH nữa. Có trường hợp, đơn vị sử dụng lao động đã nâng mức lương cho người lao động nữ trước khi sinh con để người lao động đã nâng mức lương cho người lao động nữ trước khi sinh con để người lao động được hưởng mức trợ cấp cao. Trong những trường hợp như thế này, đứng về mặt pháp lý thì cơ quan BHXH vẫn phải thanh toán đầy đủ cho người lao động nhưng về mặt lý thuyết thì quỹ BHXH đã bị lạm dụng, thủ tục đã tạo kẽ hở cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động lợi dụng. Kể từ khi có luật BHXH ban hành, tình trạng này đã được khắc phục hoàn toàn.

Chi nghỉ DSPHSK:

Chế độ nghỉ DSPHSK được thực hiện từ năm 2001 theo quyết định 37/2001/QĐ-TTg ngày 21/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ, số tiền chi nghỉ dưỡng sức chiếm khoảng 19% tổng số tiền chi các chế độ ngắn hạn chủ yếu nghỉ tại chỗ mức bình quân 500.000đ/người.

Điều kiện được hưởng chế độ nghỉ DSKHSK cũng như chứng từ thanh toan được quy định rất rõ ràng, đơn giản. Mục đích của việc thực hiện chế độ này là tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng bình phục sau khi ốm, phụ nữ sau khi sinh để tiếp tục tham gia quá trình lao động sản xuất. Nhưng hiện nay, mục đích tốt đẹp của chế độ này đã bị biến tướng. Các doanh nghiệp, cơ quan thanh toán tiền nghỉ dưỡng sức sau đó lại nhập quỹ công đoàn, quỹ cơ quan hoặc chia bình quân cho mọi người trong đơn vị. Hình thức nghỉ dưỡng sức chủ yếu là tại nhà hoặc người lao động vẫn đi làm việc nhưng thanh toán tiền nghỉ dưỡng sức. Kiểm trai tại công ty Cao su Thống nhất (thành phố Hồ Chí Minh) thanh toán tiền nghỉ DSKHSK năm 2002 và 2003 là 48 triệu đồng nhưng tại thời điểm kiểm tra đơn vị vẫn chưa chi trả cho người lao động. Trung tâm y tế huyện Chí Linh (Hải Dương) thanh toán tiền nghỉ DSKHSK cho 26 người với số tiền là 26.750.000đ sau đó được chia đều cho tất cả cán bộ nhân viên trong đơn vị.

Những tồn tại trong công tác chi trả ốm đau, thai sản:

- Chứng từ thẩm định chế độ ốm đau là các giấy nghỉ hưởng BHXH có xác nhận của các cơ sở y tế nhưng ý thức trách nhiệm của bác sỹ ký giấy xác nhận chưa cao dẫn đến tình trạng cấp giấy nghỉ ốm không đúng đối tượng . Công tác xét duyệt chế độ ốm đau, thai sản nghỉ DSKHSK còn nhiều thiếu sót do chứng từ giải quyết chế độ chưa chặt chẽ như: một bác sĩ đã ký gần một trăm giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH cho người lao động ở một số đơn vị sử dụng lao động, giả mại hồ sơ chứng từ, hồ sơ không hợp lệ; y tế đơn

vị cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH vượt quá thẩm quyền, phòng khám đa khoa thuộc trung tâm y tế cấp huyện có nhiều trường hợp cấp khống giấy khám chữa bệnh.

Công tác chi trả BHXH đã bỏ qua sự giám sát của người lao động. Việc cơ quan BHXH uỷ quyền cho đơn vị sử dụng lao động chi trả chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ DSKHSK cho người lao động là cần thiết và tạo sự thông thoáng, thuận tiện trong công tác chi trả ba chế độ này song thiếu sự giám sát của cơ quan BHXH và người lao động do thiếu cán bộ và sự bất hợp tác của đơn vị sử dụng lao động.

Chi trả trợ cấp TNLĐ - BNN:

Hiện nay BHXH tỉnh Thái Nguyên quản lý và chi trả cho số người hưởng chế độ TNLĐ - BNN từ nguồn NSNN và người hưởng chế độ TNLĐ - BNN từ nguồn quỹ BHXH. Số liệu thống kê cho thấy bình quân cứ 399,4 người tham gia BHXH thì có một người nghỉ hưởng trợ cấp TNLĐ - BNN chiếm 4% tổng số tiền chi các chế độ ngắn hạn. Số người hưởng trợ cấp TNLĐ - BNN liên tục tăng qua các năm với tốc độ bình quân là 27%. Nguyên nhân gia tăng là:

Sự ra đời của hàng loạt các công ty, nhà máy nên tuyển dụng nhiều công nhân vào làm việc. Người lao động chưa được trang bị kiến thức đầy đủ về an toàn lao động. Người lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp nên chưa có tác phong kỷ luật lao động. Người sử dụng lao động vì chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua vấn đề an toàn lao động, môi trường và điều kiện lao động.

Công tác an toàn giao thông ở nước ta đang ở mức báo động khiến người lao động có thể gặp tai nạn khi thực thi nhiệm vụ trên đường hoặc đi từ nơi làm việc về nhà hoặc ngược lại.

Điều kiện chi trả chế độ TNLĐ - BNN được quy định tương đối chặt chẽ và chi tiết do đó khó làm giả chứng từ để thanh toán chế độ này. Tuy

nhiên vẫn xảy ra tình trạng cố tình lập hồ sơ sai sự thật để thanh toán chế độ này. Chẳng hạn: Điều lệ BHXH chỉ quy định người bi tai nạn lao động trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại được coi là TNLĐ. Quy định chỉ giới hạn về mặt không gian mà không quy định về mặt thời gian nên khó định lượng để làm căn cứ giải quyết. Đã có nhiều trường hợp xảy ra do người lao động đi trên cung đường khác, vì mục đích cá nhân nhưng vẫn được hợp thức hoá thành TNLĐ để hưởng trợ cấp.

Chi trả trợ cấp 1 lần:

Chi trả trợ cấp một lần trước đây phân cấp cho đơn vị sử dụng lao động chi trả nhưng qua quá trình kiểm tra người lao động không được chi trả đủ số tiền được trợ cấp. Thậm trí chí có đơn vị sử dụng lao động còn lợi dụng hồ sơ của người lao động đã nghỉ hưởng trợ cấp một lần từ nguồn NSNN theo Nghị định 176/CP của Chính phủ áp dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp để lập hồ sơ khống lĩnh thêm tiền trợ cấp một lần. Vì vậy cơ quan BHXH đã thay đổi phương thức chi trả là chi trả trực tiếp cho người lao động.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)