Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 104)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.7. Một số giải pháp khác

- Nâng cao chất lượng các báo cáo nhất là báo cáo của BHXH cấp huyện. Chấm dứt tình trạng tẩy xoá, sửa chữa trên các chứng từ đã được cơ quan BHXH xét duyệt làm căn cứ để chi trả chế độ BHXH. Xử lý nghiêm những đơn vị lập báo cáo còn nhiều sai sót, không đảm bảo thời gian nộp báo cáo.

- Tuyên truyền sâu rộng chính sách BHXH tới mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội để người lao động và chủ sử dụng lao động thực hiện chính sách

BHXH theo quy định của pháp luật. Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phong phú như phát tờ rơi, dựng Pano, áp phích hay tuyên truyền qua các cơ quan thông tấn báo chí, các cơ quan phát thanh truyền hình của địa phương và Trung ương. Phát động các cuộc thi tìm hiểu về chính sách BHXH tới các đơn vị sử dụng lao động tới các xã, phường. Mở hệ thống giải đáp qua điện thoại để giải đáp chính sách BHXH cho mọi tầng lớp nhân dân.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

BHXH là một chính sách chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện tốt chính sách BHXH đã góp phần chăm lo đời sống cho người lao động, ổn định chính trị xã hội, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sau 10 năm thực hiện chủ trương đổi mới chính sách BHXH, chính sách BHXH không ngừng được cải thiện, mang lại niềm tin cho người lao động và ngày càng khẳng định tầm quan trọng cũng như tính tất yếu của nó trong đời sống xã hội. Đối tượng tham gia BHXH ngày càng mở rộng; tổ chức chi trả các chế độ BHXH kịp thời, đầy đủ; đã hình thành được quỹ BHXH độc lập tách khỏi NSNN, giảm dần sự bao cấp của Nhà nước để cho lương hưu và trợ cấp BHXH và đảm bảo có kết dư hàng năm.

Công tác chi trả BHXH cho đối tượng là việc thực thi quyền lợi của người tham gia BHXH sau khi họ đã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp BHXH. Vì vậy thực hiện tốt công tác chi trả BHXH không chỉ có ý nghĩa đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho người lao động mà còn là giúp cho việc thực hiện chính sách BHXH đạt hiệu quả. Để góp phần hoàn thiện quản lý công tác chi trả chế độ BHXH trong giai đoạn tiếp theo, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài: "Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Thái Nguyên".

Luận văn đã tập trung nghiên cứu và giải quyết được những vấn đề: - Chương 1: Làm rõ hơn những lý luận cơ bản về BHXH, quỹ BHXH, chế độ BHXH và vai trò của công tác chi trả các chế độ BHXH cũng như quy trình chi trả chế độ BHXH.

- Chương 2: Đánh giá hoạt động BHXH qua các giai đoạn đồng thời phân tích thực trạng công tác chi trả chế độ BHXH ở Việt Nam giai đoạn 1995 cho đến nay. Từ thực trạng đó đưa ra nhận xét về quản lý công tác chi trả chế độ BHXH và những nguyên nhân của nó.

- Chương 3: Trên cơ sở những nhận thức đã được phân tích, đánh giá để đứa ra những định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý công tác chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, góp phần trên địa bàn cả nước.

2. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

- Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, đồng bộ tránh tình trạng Luật ban hành rồi mà chưa có văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý cấp trên.

- Ban hành cụ thể các hình thức chế tài vi phạm pháp luật về BHXH để xử lý thật nghiêm những đơn vị sử dụng lao động không chấp hành chính sách BHXH và có những hành vi giả mạo hồ sơ, chứng từ, chiếm dụng tiền trợ cấp BHXH. Đề nghị nghiên cứu, bổ sung Bộ luật hình sự tội trốn đóng BHXH, chiếm dụng, nợ đọng tiền BHXH.

- Tăng tỷ lệ trích phí chi trả để có kinh phí trả công thoả đáng cho đại lý chi trả và cán bộ chi trả trực tiếp, đồng thời có kinh phí để khen thưởng những cá nhân, đơn vị làm tốt công tác chi trả BHXH.

- Bổ sung thêm thành viên trong Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam là đại diện của người sử dụng lao động đóng góp một khoản tài chính lớn vào quỹ BHXH và để tăng thêm trách nhiệm tham gia BHXH của đơn vị sử dụng lao động.

2.2. Kiến nghị đối với BHXH Việt Nam

- Bổ sung quy trình giải quyết trợ cấp 1 lần cho người lao động nghỉ việc về nơi cư trú. Nếu giải quyết theo quy định hiện hành sẽ rất khó khăn cho người lao động nhất là đối tượng đi làm xa. Nếu hồ sơ không sai sót thì họ cũng phải đi lại hai lần (nộp hồ sơ và nhận kết quả), nếu có sai sót thì sẽ phải đi lại nhiều lần, trong điều kiện đường xá xa xôi sẽ tốn kém cho đối tượng. Vì

vậy nên quy định giải quyết trợ cấp BHXH một lần cho người lao động về nơi cư trú giải quyết theo nơi cư trú và ở nơi lao động tham gia BHXH khi có nguyện vọng. Đồng thời cũng phân cấp chi trả trợ cấp 1 lần của đối tượng này cho BHXH huyện nơi đối tượng cư trú (hoặc đăng ký tạm trú).

- Hoàn thiện phần mền quản lý các nghiệp vụ BHXH như thu BHXH, xét duyệt hồ sơ, quản lý đối tượng, chi trả lương hưu và trợ cấp, kế toán thống kê.... và được áp dụng thống nhất trong toàn quốc. Trang bị mạng lưới thông tin từ huyện lên tỉnh, Trung ương để giảm bớt các thủ tục giấy tờ, thời gian kiểm tra đối chiếu, nộp báo cáo.

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng như thanh tra, tài chính, lao động để tiến hành kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động có hành vi cố tình trốn tham gia BHXH, không thực hiện chi trả các chế độ bHXH cho người lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Kiến nghị với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm khắc đến từng cá nhân, đơn vị có hành vi làm giả hồ sơ, chứng từ để gian lận tiền quỹ BHXH.

- Kịp thời kiến nghị với các cơ quan chức năng những bất hợp lý trong chính sách, chế độ BHXh để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH.

- Ban hành lại hệ thống mẫu biểu báo cáo tài chính, nghiệp vụ tránh tình trạng chồng chéo giữa các phòng, ban. Mẫu biểu phải rõ ràng, các chỉ tiêu phải phù hợp với yêu cầu quản lý và có thể khai thác chung giữa các phòng, ban.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian và nhận thức nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự phê bình, góp ý của các độc giả, sự chỉ bảo hướng dẫn của thầy PGS.TS. Trần Chí Thiện và các thày cô khác quan tâm, hướng dẫn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật BHXH số 71/2006.

2. Hệ thống các văn bản của BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.

3. Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ.

4. Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

5. Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP.

6. Thông tư số 31/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2007 của BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 184/2007/NĐ-CP ngày 17/12/2007 và Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ.

7. Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31/12/2008 của BLĐTBXH hướng dẫn một số điều của Luật BHXH và BHXH tự nguyện.

8. Toàn bộ hệ thống báo cáo, quyết toán tài chính, kết quả kiểm toán 10 năm của BHXH tỉnh Thái Nguyên.

9. Hệ thống báo cáo tổng kết hang năm, tổng kế giai đoạn 10 năm của BHXH tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)