Công tác chi trả các chế độ dài hạn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 62)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Công tác chi trả các chế độ dài hạn

Các đối tượng hưởng BHXH dài hạn là những đối tượng về hưu, mất sức lao động, bị TNLĐ - BNN không có khả năng lao động và người hưởng chế độ tuất. Nguồn thu nhập chủ yếu của đa số đối tượng này là lương hưu và trợ cấp BHXH vì vậy chi trả đúng kỳ hạn, đủ số lượng không chỉ đảm bảo nguyên tắc chi trả mà còn là nhiệm vụ chính trị của cơ quan BHXH. Với phương thức cấp phát kinh phí hiện nay, BHXH Việt Nam đảm bảo cho BHXH các tỉnh, thành phố có đủ nguồn kinh phí chi trả ngay từ đầu tháng. BHXH các tỉnh, thành phố đã ấn định thời gian chi trả cố định (thường là từ mồng 5 đến mồng 10) trong tháng. Số tiền chi trả lương hưu và trợ cấp cho loại đối tượng này rất lớn mà chủ yếu là tiền mặt. Có những điểm chi trả đảm bảo chi trả cho số đối tượng đông, số tiền rất lớn như TP Thái Nguyên có những điểm chi đến trên 5 tỷ đồng trong phạm vi một buổi. Phương tiện vận chuyển là ô tô thông dụng chứ không có xe đặc chủng như của Ngân hàng, kho bạc, cung đường vận chuyển đa dạng, quãng đường khá xa trung tâm huyện lỵ, đường đèo dốc, đồi núi vắng vẻ thì việc đảm bảo an toàn tiền mặt luôn được cơ quan BHXH coi trọng.

Bảng 2: Tổng hợp chi trả các chế độ BHXH từ năm 2006 đến năm 2010

Đơn vị: Triệu đồng

TT Năm Tổng số Trong đó

NSNN đảm bảo Quỹ BHXH đảm bảo

1 2006 550140 363745 186395 2 2007 729551 455113 274438 3 2008 942520 552237 390283 4 2009 1147370 618417 528953 5 2010 1320886 670829 650057 Cộng 4690467 2660341 2030126

Khi bắt đầu hoạt động, BHXH tỉnh Thái Nguyên thực hiện phương thức chi trả gián tiếp, sau một thời gian nghiên cứu đến năm 1998 thì thực hiện theo hình thức chi trả trực tiếp cho các đối tượng hưởng BHXH. Tuỳ theo vị trí địa lý, số lượng đối tượng hưởng BHXH, đội ngũ cán bộ công chức và phương tiện đảm bảo an toàn tiền mặt mà các đơn vị chọn hình thức chi trả cho phù hợp. Hiện nay cả tỉnh có khoảng trên 200 điểm chi trả, trong đó có 198 điểm thực hiện chi trả trực tiếp, 18 điểm thực hiện chi trả gián tiếp đối tượng không đông, số tiền chi trả không lớn, BHXH huyện đã tổ chức ký hợp đồng chi trả thông qua Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn. Những đại lý chi trả này thường do Uỷ ban nhân dân sở tại giới thiệu, đó là những người có uy tín, nhiệt tình là và cán bộ hưu trí. Đến kỳ chi trả, đại lý đến BHXH huyện làm thủ tục tạm ứng tiền và nhận danh sách chi trả. Hình thức vận chuyển tiền về địa điểm chi trả: BHXH huyện trực tiếp vận chuyển tiền bằng phương tiện xe ô tô có bảo vệ được trang bị công cụ hỗ trợ áp tảI giao tiền tại điểm chi.

* Ưu điểm của phương thức chi trả gián tiếp là:

- Đại lý chi trả là người của địa phương nên thường xuyên nắm được tình hình biến độ của đối tượng hưởng BHXH do mình phụ trách. Do đó cùng với việc tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp, đại lý chi trả còn là người giúp cơ quan BHXH quản lý đối tượng chi trả trên địa bàn, kiểm tra xác định đúng đối tượng, đúng chế độ được hưởng; báo giảm khi đối tượng từ trần, chết để phản ánh cho cơ quan BHXH cắt giảm kịp thời, điều chỉnh lại các trường hợp hưởng không đúng chế độ so với quy định.

- Đại lý chi trả cho Uỷ ban nhân dân giới thiệu vì vậy cơ quan BHXH thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của Đảng uỷ và Uỷ ban nhân dân xã, phường cho công tác chi trả.

- Ngoài ra đại lý chi trả còn là các tuyên truyền viên tích cực về chính sách chế độ BHXDH đến từng đối tượng, từng cụm dân cư, là chiếu cầu nối

giữa cơ quan BHXH với đối tượng hưởng BHXH, giữa cơ quan BHXH với chính quyền địa phương.

* Nhược điểm của phương thức chi trả gián tiếp là:

- Các đối tượng hưởng BHXH thường có mối quan hệ với đại lý chi trả do đó trong một số trường hợp các đại lý chi trả đã bỏ qua nguyên tắc tài chính như: cho một đối tượng ký và nhận thay cho nhiều đối tượng mà không cần giấy uỷ quyền. Giấy uỷ quyền đã quá thời gian 3 tháng theo quy định vẫn được đại lý chi trả chấp nhận. Hiện tượng tẩy xoá trên danh sách chi trả vẫn xảy ra.

- Đại lý chi trả còn ký nhận thay cho người vắng mặt nên dễ dẫn tới việc cán bộ chi trả chiếm dụng tiền mà đối tượng chưa nhận để dùng vào mục đích khác, cơ quan BHXH khó kiểm tra phát hiện thì quá muộn.

- Công tác thanh quyết toán, báo cáo tăng, giảm đối tượng thường hay bị chậm, thậm chí có nơi địa lý chi trả đã bỏ qua thủ tục này mặc dù biết chính xác đối tượng đã chết bởi đa số cán bộ chi trả còn nể nang, mặt khác chủ yếu làm công tác kiêm nhiệm nên họ còn thực hiện nhiệm vụ khác.

- Nhiều phường, xã không muốn đảm nhận công tác chi trả vì họ cho rằng đó là nhiệm vụ của ngành BHXH.

- Cơ quan BHXH không nắm được tâm tư, nguyện vọng của đối tượng hưởng BHXH để giải đáp kịp thời những thắc mắc cho đối tượng.

- Phương tiện vận chuyển tiền của người đại lý được thực hiện bằng xe thô sơ, không có những công cụ hỗ trợ khác. Sau khi đại lý nhận tiền về điểm chi trả, việc quản lý tiền mặt bảo đảm được an toàn là trách nhiệm của đại lý chi trả. Thông thường người của đại lý chi trả nhận tiền về cất giữ và tổ chức chi trả tại nhà, các đối tượng hưởng đến tận nhà nhận trực tiếp. Thực tế cũng đã có trường hợp đại lý đánh mất tiền như đại lý ở tỉnh Ninh Bình. Với phương thức chi trả gián tiếp, nhìn chung vấn đề tổ chức quản lý an toàn tiền mặt trong

quá trình chi trả vẫn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên xét về lâu dài do các đại lý chi trả không phải là cán bộ biên chế ngành BHXH và phương tiện vận chuyển bảo quản tiền là do bản thân họ hoàn toàn tự túc. Do đó, mức độ an toàn và tinh thần trách nhiệm của người chi đi trả không có gì được bảo đảm.

Hiện nay, nhiều BHXH huyện tiến hành chi trả trực tiếp 100% tại các điểm chi trả trên địa bàn. Trong hình thức chi trả trực tiếp. các đơn vị đã có sáng kiến để công tác chi trả được đảm bảo nhanh, gọn, chính xác và an toàn. Chẳng hạn: BHXH huyện Phổ Yên, Sông Công, Phú Bình… sau khi tạm ứng tiền chi trả, cán bộ chi trả đã sắp xếp tiền theo từng cáp, phân loại theo số tứ tự, vần A,B,C.. xếp theo trình tự trong hòm đựng tiền chi trả để khi chi trả, cán bộ chi trả căn cứ vào danh sách chia tiền sẵn sàng cho từng đối tượng, khi đến các địa điểm chi trả chỉ căn cứ vào danh sách, kiểm tra lại và chỉ trả vừa đảm bảo nhanh, vừa chính xác.

* Ưu điểm của phương thức chi trả trực tiếp là:

Do cán bộ của cơ quan BHXH trực tiếp chi trả đến từng đối tượng hưởng BHXH ở các xã, phường, thị trấn nên đã xác lập được mối quan hệ trực tiếp giữa cơ quan BHXH với đối tượng hưởng BHXH. Qua đó thường xuyên nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh, đời sống của đối tượng. Đồng thời tuyên truyền giải thích các chế độ, chính sách cho đối tượng, phát hiện những bất hợp lý, từ đó tìm ra biện pháp giải quyết thắc mắc, góp phần tạo sự ổn định và tin cậy cho nhân dân.

- Chi trả trực tiếp giúp chơ cơ quan BHXH kiểm tra và quản lý chặt chẽ đối tượng, nắm trực tiếp tình hình tăng, giảm và kịp thời điều chỉnh phát hiện những trường hợp không đúng hay hưởng trùng chế độ, chính sách cho đối tượng, phát hiện những bất hợp lý, từ đó tìm ra biện pháp giải quyết thắc mắc, góp phần tạo sự ổn định và tin cậy cho nhân dân.

- Chi trả trực tiếp giúp cho cơ quan BHXH kiểm tra va quản lý chặt chẽ đối tượng, nắm trực tiếp tình hình tăng, giảm và kịp thời điều chỉnh phát hiện

những trường hợp không đúng hay hưởng trùng chế độ, những trường hợp lĩnh thay, lĩnh hộ mà không có giấy uỷ quyền hoặc giấy uỷ quyền không hợp lệ, có trường hợp đã đi ở nơi khác, uỷ quyền cho người thân lĩnh hộ nhưng đến khi chết không cắt giảm.

- Do nắm chắc được đối tượng quản lý nên việc chi trả được nhanh, quyết toán của cơ quan BHXH được kịp thời, chính xác, khắc phục hiện tượng dây dưa, tồn đọng ở phường, xã và đặc biệt là tránh được kẽ hở trong khâu thanh, quyết toán cũng như tiêu cực khác.

* Nhược điểm của phương thức chi trả trực tiếp là:

Cán bộ cơ quan BHXH phải trực tiếp đi đến các địa điểm chi trả. Với những đơn vị có địa bàn nhiều, rộng, đối tượng chi trả đông, số tiền chi trả lớn thì phải trong nhiều ngày mới thực hiện xong công tác chi trả. Trong khi đó biên chế của mỗi huyện chỉ có giới hạn, ngoài nhiệm vụ chi trả BHXH cán bộ công chức còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như vậy ảnh hưởng đến kế hoạch của công tác khác dẫn đến ách tắc trong công việc.

Việc vận chuyển tiền đi chi trả được thực hiện bằng cách: Cơ quan BHXH thuê xe ô tô chuyển tiền từ ngân hàng về trụ sở nhập quỹ, sau đó cho CBCC hoặc đại lý làm thủ tục tạm ứng, đóng cáp như đã nêu trên và dùng xe ô tô vận chuyển đến các điểm chi trả, trên xe có cán bộ, bảo vệ được trang bị công cụ hỗ trợ để bảo vệ như song bắn hơi cay, roi điện vv... Theo phương thức này việc vận chuyển tiền tương đối đảm bảo an toàn và đã được BHXH tỉnh Thái Nguyên áp dụng cho toàn tỉnh.

Với phương thức chi trả trực tiếp, thực tế những trường hợp bị mất tiền mặt trong quá trình vận chuyển cũng như chi trả là rất hiếm. Nhưng đối với những huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, đường xá đi lại khó khăn và thường thì đối tượng ở những nơi này lại ít nên vấn đề chi trả trực tiếp rất khó khăn và tốn kém.

Thù lao để trả cho những người làm công tác chi trả được trích từ lệ phí chi trả. Theo quy định của Nhà nước, hệ thống BHXH Việt Nam được trích 0,5% trên tổng số tiền thực hiện chi trả các chế độ BHXH Trong năm (không bao gồm phần trích BHYT cho đối tượng). Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã có văn bản quy định việc trích và sử dụng lệ phí chi trả. Tỷ lệ trích lệ phí chi được phân bổ cho BHXH các tỉnh căn cứ vào điều kiện chi trả, đối tượng, số tiền chi trả, sau đó BHXH tỉnh lại phân bổ tỷ lệ trích lệ phí cho BHXH huyện. Lệ phí chi trả được sử dụng tối đa 70% để chi thù lao cho đơn vị, cá nhân thực hiện chi trả. Số tiền còn lại dùng để in biểu mẫu, thuê phương tiện vận chuyển, mua sắm dụng cụ phục vụ công tác chi trả, khen thưởng. Thực tế chi trả cho thấy mức lệ phí còn quá thấp, không đủ bù tiền xăng xe, cước vận chuyển cho đại lý nên BHXH huyện nhận tiền chưa nói gì đến công sức lao động họ bỏ ra để phục vụ công tác chi trả.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)