Giai đoạn trước tháng 10 năm 1995

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 39)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.1. Giai đoạn trước tháng 10 năm 1995

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nhân dân ta được làm chủ đất nước. Ngay sau khi dành chính quyền, Đảng và Nhà nước ta quan tâm giải quyết chính sách cho người lao động. Sắc lệnh số 54 ngày 03/11/1945 quy định những căn cứ, điều kiện để các công chức Nhà nước được hưởng chế độ hưu trí. Sắc lệnh số 105 ngày 14/6/1946 ấn định việc cấp hưu bổng cho công chức nhà nước. Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 quy định cụ thể các chế độ thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn lao động, trợ cấp hưu trí và tiền tuất đối với công chứ Nhà nước. Sắc lệnh số 29 ngày 13/3/1947 và sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 quy định các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất đối với công nhân. Nhìn chung các chế độ BHXH vì ban hành trong hoàn cảnh kháng chiến, kinh tế thiếu thốn nên các chế độ trợ cấp lúc đó mang tính chất cung cấp và bình quân với tinh thần đồng cam cộng khổ và chỉ có tính chất tạm thời, trước mắt. Nội dung các chế độ chưa xây dựng theo những nguyên tắc thống nhất, các chế độ cũng chưa được đầy đủ, toàn diện, lâu dài.

Năm 1960 Hội đồng Chính phủ đã quyết định: Đi đôi với việc cải tiền chế độ tiền lương, cần phải cải tiến và ban hành các chính sách cụ thể về BHXH và phúc lợi cho công nhân viên chức cán bộ. Cuối năm 1961 cùng với

việc cải tiền, bổ sung chế độ tiền lương, các chế độ BHXH, Quốc hội đã phê chuẩn và Hội đồng chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH kèm theo nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961. Đối tượng áp dụng là công nhân viên chức nhà nước. Các chế độ trợ cấp gồm có ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, mất sức lao động, hưu trí, tử tuất. Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của người chủ sử dụng lao động bằng 4,7% trên tổng quỹ lương. Bộ Nội vụ quản lý 1% để giải quyết và chi trả cho chế độ hưu, mất sức lao động, TNLĐ-BNN và tử tuất. Tổng công đoàn quản lý 3,7% để chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, an dưỡng.

Để khắc phụ những mặt hạn chế và đảm bảo những yêu cầu của quá trình đổi mới, từ năm 1989 Chính phủ đã nghiên cứu cải cách chính sách BHXH và ngày 22/6/1993 Chính phủ ban hành nghị định số 43/CP quy định tạm thời chế độ BHXH bắt buộc đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước thuộc khối hành chính sự nghiệp, các tổ chức Đảng, đoàn thể, người lao động trong các doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên; Người lao động làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Ngày 30/9/1993 Chính phủ ban hành Nghị định số 66/CP quy định tạm thời chế độ BHXH đối với lực lượng vũ trang.

* Quỹ BHXH

Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của chủ sử dụng lao động (15%), người lao động (5%) và sự hỗ trợ của Nhà nước.

* Các chế độ BHXH bao gồm:

Trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp TNLĐ-BNN, hưu trí và trợ cấp tử tuất.

* Tổ chức bộ máy thực hiện:

Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ thu, giải quyết chế độ chính sách, chi trả các chế độ BHXH do Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng

liên đoàn lao động Việt Nam), Bộ Nội vụ (nay là Bộ lao động - Thương binh và xã hội) quản lý.

- Tổng Công đoàn Việt Nam tổ chức thành 3 cấp là Tổng Công đoàn Việt Nam; Liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Liên đoàn lao động ngành nghề: đường sắt, bưu chính viễn thông, dầu khí, ngân hàng...; Liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài ra còn có công đoàn cơ sở ở các đơn vị có người lao động tham gia BHXH.

- Bộ nội vụ sau đó chuyển cho Bộ LĐTB&XH cũng hình thành 3 cấp quản lý: Bộ LĐTB&XH; Sở LĐTB&XH (trực thuộc UBND tỉnh, thành phố); Phòng LĐTB&XH (trực thuộc UBND huyện).

* Giải quyết chính sách, chi trả các chế độ BHXH:

- Tổng Công đoàn Việt Nam quản lý quỹ đối với 3 chế độ ngắn hạn: Chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Quỹ BHXH không tập trung mà được chi tại các đơn vị sử dụng lao động, toạ chi từ nguồn kinh phí phải trích nộp. Nếu số phải nộp lớn hơn số thực chi thì cuối tháng đơn vị phải nộp lại cho Tổng Công đoàn Việt Nam, còn nếu số thực chi lớn hơn số phải nộp thì được Tổng công đoàn Việt Nam cấp bù.

- Bộ LĐTB&XH phân cấp cho cấp huyện được giải quyết chế độ hưu và tử tuất. Người sử dụng lao động ra quyết định cho người lao động được hưởng các chế độ BHXH và Bộ LĐTB&XH có trách nhiệm chuyển tiền căn cứ vào bộ chứng từ do cơ quan, đơn vị có người đóng BHXH chuyển cho.

Đối với 3 chế độ dài hạn, Bộ Tài chính đảm nhận phần thu đóng của người tham gia BHXH sau đó cấp kinh phí cho Bộ LĐTB&XH thực hiện chi các chế độ. Để khắc phục tình trạng chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho đối tượng không kịp thời, từ năm 1993 trở đi Bộ tài chính và Bộ LĐTB&XH đã thống nhất phương thức cấp phát kinh phí chi trả các chế độ BHXH thông qua Sở Tài chính vật giá ở địa phương. Hàng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí

chi BHXH của Bộ LĐTB&XH, Bộ tài chính cấp thẳng kinh phí cho Sở Tài chính vật giá địa phương, Sở tài chính vật giá sẽ cấp kinh phí cho Sở LĐTB&XH để Sở lại cấp kinh phí cho Phòng LĐTB&XH chi trả các chế đọ BHXH cho các đối tượng. Quá trình quyết toán được thực hiện theo quy trình ngược lại.

Nhận xét về hoạt động BHXH giai đoạn này:

Nghị định số 43/CP ngày 21/6/1993 và số 66/CP ngày 30/9/1993 của Chính phủ ra đời đã đáp ứng nhu cầu về BHXH trong công cuộc đổi mới nền kinh tế.

Mở rộng được đối tượng tham gia BHXH đến người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế và áp dụng hình thức BHXH tự nguyện đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hoặc người Việt Nam làm việc tại nước ngoài.

Các chế độ BHXH được xây dựng điều chỉnh và bổ sung tương đối kịp thời phù hợp với hoàn cảnh kinh tế chính trị xã hội của nước ta góp phần ổn định cuộc sống cho hàng triệu lao động khi họ gặp những rủi ro ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, mất sức lao động, hưu trí, tử tuất.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, thực hiện BHXH vẫn còn những tồn tại: Các chế độ BHXH xây dựng nhưng qua nhiều lần sửa đổi trở nên chắp vá. Việc quy định tính thời gian quy đổi, số năm công tác về hưu chưa hợp lý. Mức trợ cấp tính trên lương nhưng không đảm bảo cuộc sống ổn định cho công nhân, viên chức.

Tổ chức bộ máy thực hiện chế độ BHXH do hai cơ quan đảm nhiệm, chưa phân định rõ ràng giữa chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH, do đó hiệu quả quản lý hoạt động BHXH thấp.

Việc giải quyết chế độ BHXH trong giai đoạn này còn nhiều bất hợp lý người ban hành chế độ chính sách cũng đồng thời là người giải quyết chế độ

chính sách do đó tình trạng gian lận trong hồ sơ, có nhiều sai sót dẫn đến hiện tượng chiếm đoạt tiền của quỹ BHXH. Chi trả chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động theo hình thức toạ thu, toạ chi, quỹ BHXH không phải là cân đối hàng năm do đó luôn trong tình trạng không cân bằng.

Không hình thành được quy BHXH tập trung độc lập với NSNN. Hoạt động của quỹ BHXH vẫn thực hiện theo kiểu dự toán và cấp phát NSNN theo thực tế phát sinh. Quỹ BHXH luôn trong tình trạng bội chi và NSNN phải cấp bù. Việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH thường xuyên bị chậm ảnh hưởng đến đời sống của người hưởng chế độ BHXH.

Chính sách và các chế độ BHXH lại đan xen giữa nhiều chính sách, chế độ khác như ưu đãi xã hội, kế hoạch hoá gia đình...

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 39)