5. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Công tác quản lý đối tượng chi trả
Đối tượng hưởng các chế độ BHXH biến động theo xu hướng các đối tượng hưởng BHXH do NSNN đảm bảo giảm dần tiến tới bằng không và đối tượng hưởng chế độ BHXH do quỹ đảm bảo tăng dần, theo số liệu tổng hợp của toàn ngành BHXH Việt Nam thì: nếu năm 1995 khi BHXH Việt Nam
mới bắt đầu đi vào hoạt động đối tượng hưởng các chế độ BHXH thường xuyên mới chỉ là 1.763.143 người trong đó có 1.762.167 đối tượng hưởng BHXH từ nguồn NSNN và 976 đối tượng hưởng BHXH từ quỹ BHXH thì đến cuối năm 2004, số đối tượng lên đến 1.890.456 người. Trung bình hàng năm số đối tượng hưởng các chế độ BHXH dài hạn do quỹ BHXH đảm bảo năm sau so với năm trước từ năm 1997 đến năm 2004 tăng 46,3%. Còn số đối tượng hưởng BHXH do NSNN đảm bảo giảm bình quân hàng năm là 1,94%.Tương ứng với các biến động giảm của đối tượng do Ngân sách Nhà nước đảm bảo của toàn quốc thì tại TháI Nguyên cũng chung thực trạng tất yếu như so với toàn quốc.Cụ thể, chỉ thống kê từ 2006 đến 2010 bình quân số đối tượng do nguồn Ngân sách đảm bảo đã giảm 3,44% trên 1 năm.
Bảng 1: Tổng hợp đối tƣợng hƣởng BHXH thƣờng xuyên từ năm 2006 đến năm 2010
Đơn vị: Người
TT Năm Tổng số Trong đó
NSNN đảm bảo Quỹ BHXH đảm bảo
1 2006 51433 36069 15364
2 2007 53418 35462 17956
3 2008 54819 34690 20129
4 2009 57371 34135 23236
5 2010 59792 33718 26074
(Nguồn BHXH tỉnh Thái Nguyên)
Tính từ năm 1998 đến tháng 9 năm 2000, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận gần 2 triệu hồ sơ của đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH do ngành LĐTB & XH chuyển sang. Hồ sơ của các đối tượng này có những trường hợp không đầy đủ, không khớp với đối tượng thực tế đã gây rất nhiều khó khăn cho hệ thống Bảo hiểm xã hội. Để đảm bảo tính đúng đắn của danh
sách chi trả, các đơn vị BHXH tỉnh đã phải đi đối chiếu giữa hồ sơ và danh sách chi trả theo các chỉ tiêu: họ tên, số sổ, số tiền nhằm xác định đối tượng trong danh sách chi trả có hồ sơ lưu. Sau khi triển khai lập phiếu trung gian, cơ bản hệ thống đã nắm bắt được số đối tượng này.
Để thống nhất trong công tác xét duyệt hồ sơ, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 1584/1999/QĐ/BHXH ngày 24 tháng 6 năm 1999 và Quyết định số 1826/QĐ-BHXH ngày 01 tháng 12 năm 2004 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 1584/1999/QĐ-BHXH ngày 24/6/1999. Kể từ năm 2005, BHXH Việt Nam phân cấp cho BHXH tỉnh trong việc xét duyệt hồ sơ hưởng các chế độ BHXH dài hạn và chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc xét duyệt, nhằm rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ cho các đơn vị sử dụng lao động khi đến làm thủ tục giải quyết cho người lao động nghỉ hưởng chế độ BHXH.
Quy định cụ thể và chặt chẽ hồ sơ của từng loại chế độ, phân cấp rõ ràng cho từng phòng, ban và quy trình giải quyết của từng loại đối tượng là cơ sở cho việc xét duyệt hồ sơ hưởng các chế độ BHXH được chính xác, thống nhất. Đồng thời quy định rõ mức độ bồi hoàn của các lãnh đoạ, cán bộ công chức ngành BHXH có liên quan trong trường hợp hồ sơ duyệt sai chế độ hoặc thiếu. Việc gắn trách nhiệm với lợi ích kinh tế là một giải pháp nhằm hạn chế và đi đến xoá bỏ hoàn toàn tinh thần thiếu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác xét duyệt hồ sơ, hạn chế hiện tượng lập hồ sơ giả, hồ sơ thiếu để hưởng tiền trợ cấp BHXH.
Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu giữa hồ sơ lưu và danh sách chi trả để đảm bảo khớp đúng, phấn loại và đưa hồ sơ đối tượng vào lưu một cách chính xác, khoa học. Đồng thời từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong quản lý đối tượng giúp cho việc tra cứu, kiểm tra đối chiếu đối tượng được nhanh chóng, thuận tiện, điều chỉnh mức hưởng khi Nhà nước thay đổi chính sách BHXH được chính xác.
Đối tượng hưởng chế độ BHXH có nhu cầu di chuyển từ đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác. Để tạo điều kiện cho đối tượng nhận trợ cấp tại nơi đăng ký tạm trú mà không phải về nơi thường trú lĩnh trợ cấp tại nơi đăng ký tạm trú mà không phải về nơi thường trú lĩnh trợ cấp hoặc uỷ quyền cho người thân lĩnh hộ, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành văn bản 860/BHXH-QLC ngày 24/6/1999 hướng dẫn các đơn vị tổ chức chi trả lương hưu cho đối tượng tạm vắng tạm trú và Quyết định số 1826/QĐ - BHXH ngày 01 tháng 12 năm 2004 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 1584/1999/QĐ-BHXH ngày 24/6/1999.
Mặc dù công tác quản lý đối tượng đã từng bước được hoàn thiện nhưng vẫn còn cần khắc phục:
Hầu hết BHXH các tỉnh, thành phố đã ứng dụng CNTT vào công tác quản lý đối tượng nhưng chỉ thực hiện trong nội bộ tỉnh, thành phố do đó chưa thực hiện nối mạng trong toàn hệ thống vì vậy khi đối tượng di chuyển khai báo tạm vắng, tạm trú vẫn phải thực hiện bằng giấy tờ. Trường hợp có sai sót lại phải về nơi cung cấp hồ sơ ban đầu để làm lại, gây phiền hà cho đối tượng.
Phần mềm quản lý đối tượng chưa được hoàn chỉnh, trình độ sử dụng công nghệ thông tin của cán bộ làm công tác quản lý đối tượng chưa cao, do đó những trường hợp có thể tự động cắt giảm đối tượng khi hết hạn hưởng cũng có nơi chưa thực hiện được như: tuất nuôi dưỡng khi hết 15 tuổi hoặc 18 tuổi (nếu còn đi học), mất sức lao động hết hạn hưởng.... hoặc để xảy ra tình trạng một đối tượng nhưng lĩnh hai loại trợ cấp.