Quy trình chi trả các chế độ BHXH

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 34)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.4. Quy trình chi trả các chế độ BHXH

Tổ chức bộ máy BHXH được thành lập từ Trung ương xuống địa phương. Cơ quan BHXH trung ương có trách nhiệm ban hành, hướng dẫn quy trình chi trả, đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí để thực hiện chi trả các chế độ BHXH, kiểm tra quá trình thực hiện công tác chi trả của cơ quan BHXH địa phương và quản lý chặt chẽ đối tượng được hưởng BHXH, nguồn kinh phí chi trả. Cơ quan BHXH địa phương trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chi trả chế độ BHXH theo đúng quy trình chi trả, chế độ kế toán, báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nước và quy định của cơ quan BHXH Trung ương.

Trong quá trình chi trả, BHXH các cấp có quyền tạm ngừng hoặc từ chối chi trả cho đối tượng hưởng BHXH khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi man trá, làm giả hồ sơ, tài liệu để hưởng chế độ BHXH, thông thường đơn vị sử dụng lao động hoặc đại diện chi trả được cơ quan BHXH uỷ quyền chi trả các chế độ BHXH cho người lao động phải đảm bảo chi trả kịp, thời đây đủ.

Quy trình chi trả các chế độ BHXH được thực hiện như sau:

Một là, quản lý đối tượng: Đối tượng hưởng các chế độ BHXH

thường được chia ra đối tượng hưởng chế độ dài hạn và đối tượng hưởng trợ cấp ngắn hạn.

Đối tượng hưởng chế độ dài hạn bao gồm những người hưởng các chế độ hưu trí, TNLĐ-BNN, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tuất. Đối tượng hưởng trợ cấp ngắn hạn bao gồm những người hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp mai táng phí và trợ cấp 01 lần. Việc quản lý đối tượng bao gồm các nội dung: Quản lý lí lịch đối tượng, loại chế độ được hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng và địa điểm thực hiện chi trả. Quản lý đối tượng là khâu đầu tiên trong quy trình chi trả nhằm đảm bảo cho công tác chi trả được thực hiện đúng, đủ.

Hai là, phân cấp chi trả: Thông thường hệ thống BHXH được tổ chức

theo nhiều cấp từ Trung ương xuống địa phương. Trong đó mỗi cấp vừa chịu sự ràng buộc bởi các chế độ, thể lệ chung, vừa có tính chất tự chủ. Phân cấp chi trả được hiểu là sự phân định phạm vị, trách nhiệm, quyền hạn và các chế độ BHXH của các cấp cơ quan BHXH trong việc tổ chức thực hiện công tác chi trả chế độ BHXH. Cơ quan BHXH Trung ương là cơ quan quản lý sẽ quy định rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm, loại chế độ, đối tượng quản lý cho BHXH các cấp địa phương cũng như đơn vị có liên quan. Cơ quan BHXH địa phương có trách nhiệm tổ chức chi trả trợ cấp các chế độ BHXH theo phân cấp của cơ quan BHXH Trung ương.

Ba là, lập, xét duyệt dự toán chi BHXH: Việc lập dự toán chi đúng đắn

dựa trên các báo cáo về số đối tượng tăng, giảm và có mặt thường xuyên trong kỳ có một ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời cho quá trình chi trả. Bởi vì quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất tại cơ quan BHXH cấp Trung ương, trong thời gian tạm thời nhàn rỗi, quỹ BHXH được thực hiện các biện pháp đầu tư. Do đó để có nguồn kinh phí thực hiện chi trả, cơ quan BHXH địa phương phải lập dự toán kinh phí chi trả các chế độ để chuyển lên cơ quan BHXH Trung ương xét duyệt, làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn kinh phí và cấp phát kinh phí.

Bốn là, tổ chức chi trả BHXH: Đây là nội dung rất quan trọng của công

thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa bàn chi trả, số tiền chi trả và biên chế mà cơ quan BHXH lựa chọn cách thức tổ chức chi trả phù hợp sao cho thuận tiện với mức chi phí thấp nhất, an toàn nhất nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc chi trả là kịp thời, đầy đủ đến tay đối tượng được hưởng. Thông thường, tại BHXH Thái Nguyên áp dụng một trong hai phương thức chi trả là phương thức chi trả gián tiếp và phương thức chỉ trả trực tiếp.

* Phương thức chi trả gián tiếp:

Là phương thức chi trả cho đối tượng hưởng trợ cấp BHXH thông qua đại lý chi trả. Theo phương thức này, cơ quan BHXH ký kết hợp đồng trách nhiệm với một số cá nhân làm đại lý chi trả thông qua chính quyền địa phương. Những cá nhân này thường là những người đang hưởng chế độ BHXH, có trách nhiệm, uy tín ở địa phương và được cơ quan chính quyên địa phương giới thiệu. Hàng tháng, đại lý chi trả nhận danh sách đối tượng và tiền từ cơ quan BHXH cấp địa phương hoặc giao nhận tay ba tại Kho bạc, ngân hàng để tiến hành chi trả cho các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH. Sau mỗi kỳ chi trả, đại lý chi trả có trách nhiệm lập báo cáo, quyết toán với cơ quan BHXH.

* Phương thức chi trả trực tiếp:

Là phương thức trả trợ cấp BHXH trực tiếp cho đối tượng hưởng BHXH không qua các đại lý trung gian. Việc chi trả do cán bộ của ngành BHXH trực tiếp thực hiện. Thông thường, mỗi cán bộ làm công tác chi trả của cơ quan BHXH chịu trách nhiệm chi trả cho đối tượng hưởng BHXH ở một số địa bàn hoặc một số đơn vị sử dụng lao động. Công tác chi trả trực tiếp tuỳ thuộc vào số cán bộ làm công tác chi trả của cơ quan BHXH, số đối tượng hưởng trợ cấp và địa bàn chi trả. Cán bộ chi trả phải thực hiện tất cả các khâu trong quá trình chi trả: lên kế hoạch, thông báo thời gian chi trả cho từng địa bàn, đơn vị được phân công phụ trách, chuẩn bị tiền chi trả và lập báo cáo, quyết toán với cơ quan BHXH sau khi chi trả.

Năm là, lập báo cáo, xét duyệt quyết toán chi các chế độ BHXH: Báo cáo quyết toán phản ánh toàn diện kết quả thực hiện công tác chi trả BHXH ở cơ quan BHXH. Vì vậy sau khi tổ chức chi trả, cơ quan BHXH phải tập hợp chứng từ, lập báo cáo về quá trình tổ chức chi trả bao gồm: Báo cáo về số đối tượng tăng, giảm trong kỳ, báo cáo về số tiền thực hiện chi trả trong kỳ và báo cáo về số đối tượng, số tiền chưa chi trả trong kỳ và vấn đề phát sinh trong quá trình chi trả... gửi cơ quan BHXH cấp trên tổng hợp và làm căn cứ để thẩm định quyết toán.

Sáu là, thẩm định chi các chế độ BHXH: Đây là nội dung cuối cùng

trong quy trình tổ chức nhiệm vụ chi trả. Cơ quan BHXH cấp trên đánh giá, công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ chi trả của cơ quan BHXH cấp dưới, đồng thời phát hiện những sai sót, gian lận trong quá trình chi trả để kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh quy trình chi trả cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác chi trả các chế độ BHXH và góp phần đảm bảo an toàn cho quỹ BHXH.

Tóm lại, BHXH ra đời từ rất sớm và đến nay được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với tính tất yếu khách quan cũng như vai trò của mình trong đời sống xã hội, BHXH đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Hệ thống các chế độ BHXH, đối tượng tham gia BHXH và cơ chế tạo lập, sử dụng quỹ BHXH tuỳ thuộc ở mỗi quốc gia. Chi trả chế độ BHXH là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động sự nghiệp BHXH và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực thi chính sách BHXH. Để công tác chi trả mang lại hiệu quả cao cần thiết phải xây dựng quy trình chi trả cho phù hợp.

1.4 . Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp thu thập số liệu tài chính các năm, ứng dụng thực tiễn với lý luận ngành, việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luận.

Trên cơ sở xử lý các nghiệp vụ giải quyết các chế độ chính sách cho người hưởng để phân tích, đánh giá những vấn đề bất cập và đề xuất hướng xử lý, kiến nghị để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác quản lý và chi trả các chế độ BHXH tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

BHXH được thực hiện ở Việt Nam từ rất sớm, việc thực thi các chế độ BHXH đã đem lại những hiệu quả xã hội to lớn. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, các chế độ BHXH ngày càng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)