5. Kết cấu của đề tài
2.1.2. Giai đoạn từ tháng 10 năm 1995 đến nay
Thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, cơ chế quản lý BHXH cũng có sự thay đổi. NGày 26/01/1995, Chính phủ đã có Nghị định số 12/CP về việc ban hành điều lệ BHXH áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước, người lao động theo loại hình BHXH bắt buộc. Ngày 16/02/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động, BHXH trở thành một ngành độc lập, quỹ BHXH được tách khỏi NSNN. Ngày 16/02/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động, BHXH trở thành một ngành độc lập, quỹ BHXH được tách khỏi NSNN. Ngày 15/7/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/CP kèm theo điều lệ BHXH đối với lực lượng vũ trang. Tiếp tục thực hiện chương trình cải cách nền hành chính quốc gia của Chính phủ, ngày 24/01/2002, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
01/2003/Nđ-CP về việc chuyển đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995.
* Tổ chức bộ máy thực hiện:
BHXH Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương do ngành Lao động - Thương binh & xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đang quản lý, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH theo pháp luật của Nhà nước.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan Nhà nước về các lĩnh vực có liên quan. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam là cơ quan quản lý cao nhất của BHXH Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội Việt Nám được tổ chức thành ngành dọc 3 cấp từ Trung ương đến cấp huyện.
+ Ở Trung ương là BHXH Việt Nam,
+ Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) là BHXH tỉnh trực thuộc BHXH Việt Nam.
+ Ở các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) là BHXH huyện trực thuộc BHXH tỉnh.
* Quỹ BHXH.
Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong cơ quan, đơn vị. Người lao động đóng 5% tiền lương tháng. Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư tài chính; thu từ nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế và trong nước; NSNN hỗ trợ, các khoản thu khác.
* Các chế độ BHXH.
- Đối tượng được hưởng: Người lao động có đóng BHXH nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn rủi ro mà có xác nhận cảu tổ chức y tế do Bộ Y tế quy định thì được hưởng chế độ trợ cấp ốm đau.
- Mức trợ cấp ốm đau, khi nghỉ việc chăm sóc con nhỏ ốm đau hoặc thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số bằng 75% mức lương làm căn cứ đóng BHXH trước khi nghỉ việc. Trường hợp người lao động bị mắc bệnh cần điều trị dài ngày theo quy định, nhưng sau thời hạn 180 ngày phải điều trị thêm thì thời gian điều trị thêm trường hợp trợ cấp bằng 75% mức lương làm căn cứ đóng BHXH nếu trước khi nghỉ ốm đã đóng BHXH từ 30 năm trở lên, bằng 65% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH nếu trước khi nghỉ ốm đóng BHXH dưới 30 năm.
Chế độ trợ cấp thai sản:
- Đối tượng hưởng: Lao động nữ có thai, sinh con và những người nuôi con sơ sinh theo quy định tại Luật hôn nhân được trợ cấp thai sản.
- Thời gian tính hưởng chế độ:
Trong thời gian có thai được nghỉ việc để đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày. Nếu người lao động có thai làm việc ở xa tổ chức y tế hoặc người mang thai có bệnh lý, thai không bình thường thì được nghỉ việc 2 ngày mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh con quy định là 4 tháng đối với người làm việc trong điều kiện bình thường hoặc 5, 6 tháng trong điều kiện đặc biệt.
- Mức trợ cấp thai sản bằng 100% mức lương đóng BHXH trước khi nghỉ. Ngoài ra được trợ cấp 1 lần bằng 1 tháng tiền lương đóng BHXH.
Chế độ trợ cấp TNLĐ - BNN:
- Đối tượng hưởng: Người lao động bị tai nạn lao động trong giờ làm việc, tại nơi làm việc; ngoài nơi làm việc (kể cả ngoài giờ do yêu cầu của người lao động); bi tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo
yêu cầu của người sử dụng lao động; bi tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.
- Mức trợ cấp: Tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động và được tính theo mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ công bố.
Bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên, được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày ra viện và được chia làm 7 mức từ 0,4 đến 1,6 tháng tiền lương tối thiểu.
Bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên, được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày ra viện và được chia làm 7 mức từ 0,4 đến 1,6 tháng tiền lương tối thiểu.
Người lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi tâm thần nặng, hàng tháng được phụ cấp phục vụ bằng 80% mức tiền lương tối thiểu.
Người lao động bị tai nạn lao động làm tổn thương các chức năng hoạt động của chân, tay, tai mắt, răng, cột sống...vv.. được trang cấp phương tiện giúp cho sinh hoạt.
Người lao động chết khi bị tai nạn lao động (kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu) thì gia đình được trợ cấp một lần hoặc hàng tháng bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng chế độ tử tuất.
Chế độ trợ cấp hưu trí:
- Đối tượng được hưởng: Người lao động khi nghỉ việc nam đủ 60 tuổi, nữ 55 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên. Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên trong đó có đủ 15 năm làm công việc nặng ngọc, độc hại, làm việc ở nơi có phụ khu vực hệ số từ 0,7 trở lên, đủ 10 năm công tác ở miền Nam, ở Lào trước ngày 30/4/1975, ở Campuchia trước ngày 31/8/1989.
- Mức trợ cấp:
+ Lương hưu hàng tháng tính theo số năm công tác đóng BHXH và bình quân tiền lương 5 năm cuối trước khi nghỉ. Đóng BHXH đủ 15 năm thù được hưởng 45%. Sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH tính thêm 3% đối với lao động nữ và 2% đối với lao động nam, nhưng tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Còn đối với những người đủ số năm đóng BHXH nhưng nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi thì mỗi năm nghỉ trước giảm đi 1% mức. Mức lương thấp nhất cũng bằng mức lương tối thiểu.
+ Người lao động nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm mà có nguyện vọng về hưu thì được hưởng lương hưu như cách tính trên nhưng mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi không bị giảm 1%.
+ Ngoài lương hưu hàng tháng, đối với lao động nữ có thời gian đóng trên 25 năm, lao động nam có thời gian đóng trên 30 năm khi nghỉ hưu được trợ cấp một lần, mức trợ cấp được tính từ năm thứ 26 (đối với nữ) năm 31 (đối với nam) thì mỗi năm đóng thêm được nhận bằng một nửa tháng lương bình quân, nhưng mức trợ cấp tối đa không qua 5 tháng.
Chế độ tử tuất:
- Đối tượng hưởng: Người lao động đang làm việc, người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp TNLĐ - BNN hàng tháng chết.
- Mức trợ cấp:
+ Trợ cấp mai táng phí: Bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu. Từ khi có luật BHXH thì trợ cấp mai táng phí tăng lên 10 tháng lương tối thiểu.
+ Trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 40% mức tiền lương tối thiểu, khi có luật BHXH được quy định bằng 50% của tháng lương
tối thiểu. Nếu thân nhân không có nguồn thu nhập nào khác và không còn người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp bằng 70% mức tiền lương tối thiểu. Số thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng không qua 4 người.
+ Nếu không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì gia đình được nhận tiền tuất một lần. Mức tiền tuất một lần đối với gia đình người lao động đang làm việc hoặc người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí chết, tính theo thời gian đã đóng BHXH nhưng tối đa không quá 12 tháng. Mức tiền tuất một lần đối với gia đình người lao động đang hưởng hưu trú, trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng chết thì tính theo thời gian đã hưởng hưu trí hoặc trợ cấp đang hưởng, nếu chết năm thứ hai trở đi thì mỗi năm giảm đi một tháng nhưng tối thiểu bằng 3 tháng lương hưu trợ cấp.
Kể từ khi có luật BHXH thì các chế độ trên là: Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
- Đối tượng hưởng: Người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ trong các trường hợp sau:
+ Có đủ 3 năm đóng BHXH trở lên tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà bị suy giảm sức khoẻ.
+ Sau khi điều trị do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chưa phục hồi sức khoẻ.
+ Lao động nữ yếu sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản.
- Thời gian nghỉ dưỡng sức là 5 đến 10 ngày trong một năm tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm sức khoẻ của người lao động.
- Mức chi phí nghỉ DSPHSK là 50.000đ/ngày (nếu nghỉ tại gia đình) và 80.000đ/ngày (nếu nghỉ tại các cơ sở tập trung).
Nhận xét về hoạt động BHXH giai đoạn này:
* Kết quả đạt được:
Sự ra đời của hệ thống BHXH Việt Nam đã đánh dấu một bước trưởng thành, một sự thay đổi cả về chất và lượng trong việc tổ chức thực thi chính sách BHXH ở Việt Nam.
- Đã hình thành được hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương để quản lý quỹ BHXH tập trung thống nhất.
- Đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở rộng đến người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế và đang dần dần từng bước mở rộng đến tất cả người lao động, đến các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội như Nghị định 09/1998/Nđ-CP của Chính phủ BHXH đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH tới cán bộ xã phường. Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH tới người lao động trong các cơ sở ngoài công lập với ngành văn hoá, thể dục thể thao, y tế, giáo dục.
- Đề cập đến vấn đề BHXH tự nguyện và sự tham gia đóng góp vào quỹ BHXH theo cơ chế ba bên: người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước.
- Thực hiện nguyên tắc có đóng BHXH mới được hưởng các quyền lợi về BHXH, xoá bỏ tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước như trước đây. Các mức đóng góp và mức hưởng BHXH thường gắn với mức thu nhập hoặc thu nhập trước đó của người được hưởng trên cơ sở có điều tiết, chia sẻ rủi ro.
- Các chế độ BHXH được xây dựng tương đối đầy đủ, rõ ràng, mỗi chế độ đều quy định đối tượng được hưởng, thời gian tính hưởng và mức hưởng và phù hợp với Công ước 102. Mức trợ cấp được xây dựng theo nguyên tắc có đóng, có hưởng thể hiện sự bình đăng giữa những người tham gia BHXH; mức trợ cấp thấp hơn mức tiền lương, tiền công khi người lao động đang đi làm thể hiện sự công bằng giữa những người đang cống hiến với người hưởng thụ và mức trợ cấp đảm bảo mức sống tối thiểu cho người hưởng chế độ BHXH thể hiện ý nghĩa đảm bảo, ổn định cuộc sống cho người tham gia BHXH khi họ gặp rủi ro.
- Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý thu, chi BHXH từ phân tán hành chính bao cấp sang cơ chế tập trung thống nhất, phấn biệt rõ chức năng quản lý Nhà nước về BHXH và chức năng sự nghiệp BHXH, đã hạn chế tình trạng quản lý trùng lắp, lỏng lẻo gây nên những thiếu sót sai phạm.
- Hình thành được quỹ BHXH độc lập, tách khỏi NSNN. Quỹ BHXH được cân đối hàng năm, đảm bảo có kết dư. Hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ có hiệu quả đảm bảo hàng năm có lãi để bảo toàn quỹ.
- Chi trả BHXH đảm bảo đủ số, đúng đối tượng và kịp thời đảm bảo thuận lợi chi đối tượng khi giải quyết chế độ chính sách và nhận trợ cấp.
* Những tồn tại trong hoạt động BHXH giai đoạn này:
- Chính sách BHXH đã thay đổi qua nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều nội dung chưa phù hợp.
- Công ước 102 quy định có 9 chế độ BHXH nhưng hiện nay nước ta mới có 6 chế độ (kể cả chế độ bảo hiểm y tế). Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và phù hợp với thông lệ quốc tế, cần nghiên cứu bổ sung thêm các chế độ khác. Việc bổ sung thêm các chế độ cần tính toán đến mức đóng gíp của người tham gia BHXH để đảm bảo đủ nguồn chi trả.
- Những quy định về điều kiện được hưởng chưa chặt chẽ dẫn đến người lao động và người sử dụng lao động lợi dụng để thanh toán tiền BHXH. - Mặc dù đối tượng tham gia BHXH đã được mở rộng nhưng số đối tượng tham gia BHXH mới chỉ chiếm trên 10% số người lao động bắt buộc phải đóng BHXH. Người lao động làm việc ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng đơn vị sử dụng lao động lại cố tình tím cách trốn đóng BHXH bắt buộc nhưng đơn vị sử dụng lao động lại cố tình tìm cách trốn đóng BHXH ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
- Chính sách BHXH vẫn còn đan xen với các chính sách xã hội khác như chính sách sắp xếp tổ chức, tinh giảm biên chế.