Đánh giá quản lý công tác chi trả các chế độ BHXH

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 73)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.4. Đánh giá quản lý công tác chi trả các chế độ BHXH

Trên 10 năm hoạt động, BHXH tỉnh Thái Nguyên đã khai thác tốt nguồn thu BHXH, quản lý đầy đủ đối tượng hưởng chế độ BHXH trên cơ sở đó thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động được đầy đủ, kịp thời. Quỹ BHXH luôn đảm bảo cân đối và có kết dư qua các năm, giảm gánh nặng hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình quản lý thu, chi BHXH vẫn còn một số bất cập mà đặc biệt là trong quản lý công tác chi trả các chế độ BHXH. Có thể đánh giá những kết quả và tồn tại trong quản lý công tác chi trả các chế độ BHXH như sau:

2.3.4.1. Những kết quả đạt được trong quản lý công tác chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam

- Đã hoàn thành được một hệ thống văn bản pháp quy tương đối đồng bộ (của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ và của BHXH Việt Nam).

Tạo hành lang pháp lý quan trọng để quản lý và điều chỉnh mọi quan hệ kinh tế trong hoạt động của BHXH Việt Nam. Tại BHXH tỉnh Thái Nguyên đã ban hành được hệ thống các văn bản hướng dẫn chi tiết cho từng khâu, từng quy trình thực hiện chi tiết các chế chi trả theo quy định của pháp luật, do đó đã tạo được các chuẩn mực cho việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong quản lý chi trả các chế đọ BHXH tại địa bàn tỉnh TháI Nguyên.

- Chính sách chế độ BHXH ngày càng được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các chế độ BHXH ngày càng được mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHXH đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người lao động. Hệ thống các chế độ BHXH được xây dựng khá đầy đủ, chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc xét duyệt các chế độ BHXH. BHXH tỉnh Thái Nguyên đã luôn chủ động triển khai kịp thời các chế độ, chính sách mới được Nhà nước ban hành tới người lao động và đơn vị sử dụng lao động.

- Những năm qua BHXH tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực mở rộng đối tượng tham gia BHXH nên số người tham gia BHXH ngày một tăng. Năm sau cao hơn năm trước, tính đến nay kể từ khi tái lập tỉnh Thái nguyên năm 1997 số thu đã tăng từ 31 tỷ đồng cho số thu năm 1997 đến nay đã tăng lên con số thu cho năm 2011 là 1030 tỷ. Đối tượng tham gia được mở rộng tới mọi thành phần kinh tế đã giúp cho việc từng bước thực hiện BHXH đến mọi người làm công ăn lương và người lao động. Đồng thời mọi người tham gia theo nguyên tắc có đóng, có hưởng tạo nên tạo được sự công bằng trong đóng góp và thực hiện chế độ chính sách BHXH.

- Thay đổi lại phương thức quản lý trong việc xét duyệt hồ sơ hưởng các chế độ BHXH. Đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ, chứng từ ban đầu gửi cơ quan BHXH xem xét và ra quyết định theo quy trình đã đảm bảo việc giải quyết chính sách chế độ BHXH đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng mức được hưởng, tỷ lệ sai sót ngày càng giảm và đến nay gần như bằng không.

- Cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết các chế độ BHXH: Ban hành quy trình xét duyệt hồ sơ phù hợp với từng loại chế độ, công bố công khai rộng rãi về thủ tục hồ sơ, cơ quan xét duyệt và thời gian xét duyệt. Xây dựng mô hình giải quyết chế độ theo cư chế "một cửa". Chẳng hạn trước đây người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH thì phải khai và ký vào nhiều loại giấy tờ và qua nhiều phòng chức năng vừa mất nhiều thời gian vừa tốn công đi lại. Thực hiện cơ chế "một cửa", hồ sơ của người lao động chỉ việc lập theo quy định và nộp tại phòng Chế độ chính sách, sau khoảng 10 - 15 ngày đến lấy kết quả.

- Cải tiến quy trình chi trả, phân cấp chi trả rõ ràng giữa cơ quan BHXH các cấp, quy định trách nhiệm rõ ràng trong hợp đồng trách nhiệm giữa cơ quan BHXH cấp huyện với các ban chi trả đảm bảo việc chi trả chế độ BHXH không bị chồng chéo giữa các cơ quan thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động, người lao động và đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng hưởng quyền lợi BHXH.

- Ban hành quy trình chi trả phù hợp với từng loại chế độ theo hướng cải cách hành chính với các phương thức chi trả đa dạng phù hợp với điều kiện hiện tại của ngành, của các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH.

- Lương hưu và trợ cấp BHXH được cải thiện theo hướng tăng dần. Công tác chi trả trợ cấp hàng tháng các chế độ: mất sức lao động, hưu, tuất được đảm bảo đúng đối tượng, đủ số lượng, kịp thời và trao tận tay đối tượng, không còn tình trạng nợ đọng lương hưu và trợ cấp như thời bao cấp. Cả hệ thống BHXH đều ấn định lịch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng/ Thông thường việc chi trả được thực hiện vào đầu tháng. Vào dịp tết Nguyên đán cơ quan BHXH tạo điều kiện để đối tượng được lĩnh tiền trước lương của tháng tết tạo điều kiện cho đối tượng có khoản thu nhập phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhân dịp Tết. Đối với đối tượng già yếu ốm đau, đại lý chi

trả hoặc cán bộ cơ quan BHXH đến gia đình để chi trả chế độ, vừa đảm bảo nguyên tắc chi trả đến tận tay đối tượng, vừa thể hiện thái độ vì nhân dân phục vụ. Vì vậy BHXH đã trở thành cơ quan đáng tin cậy của những người thụ hưởng chế độ BHXH, nhất là những người nghỉ hưu. Từ đó tăng lòng tin củ người dân vào chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước.

- Tổ chức thăm hỏi kịp thời gia đình đối tượng khi đối tượng từ trần vừa thể hiện sự quan tâm của cơ quan BHXH, vừa tạo điều kiện để cơ quan BHXH nắm được sự biến động của đối tượng.

- Công tác chi trả các chế độ BHXH được sự quan tâm của các ngành và chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan, các ngành chức năng trong tỉnh.

- Đa số đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp chuyển từ ngành lao động hoặc công đoàn sang do đó có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý. Các cán bộ làm công tác huyên môn cũng đã kinh qua kinh nghiệm công tác, số cán bộ trẻ có năng lực, trình độ, có khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành.

2.3.4.2. Một số vấn đề còn tồn tại trong quản lý công tác chi trả * Về hệ thống văn bản pháp luật

- Một số chế độ BHXH quy định chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng lập hồ sơ giả để hưởng trợ cấp BHXH gây tồn thất cho quỹ BHXH. Một số chế độ BHXH còn quy định bất hợp lý gây không ít khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc xét duyệt va chi trả BHXH.

- Việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH theo lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ còn có điểm bất hợp lý gây thắc mắc giữa những đối tượng đang hưởng thụ các chế độ BHXH. Chẳng hạn theo Nghị định 208/NĐ- 2004 về việc điều chỉnh trợ cấp BHXH thì đối tượng hưởng trợ cấp TNLĐ, trợ cấp tuất không thuộc phạm vi điều chỉnh trợ cấp. Hoặc trợ cấp cán bộ xã theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP, những người được giải quyết hưởng chế độ

sau tháng 10/2004 thì không được điều chỉnh trợ cấp trong khi những người đã hưởng chế độ trợ cấp này từ trước 1/10/2004 thì được điều chỉnh.

* Về công tác quản lý đối tượng:

Việc quản lý đối tượng chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng báo cáo cắt giảm chậm những trường hợp đã hết hạn hưởng, chết. Một số trường hợp đối tượng vắng mặt lâu ngày đã quá thời gian uỷ quyền (3 tháng) nhưng đại lý vẫn chi trả cho gia đình mà không thông báo cho cư quan BHXH để quản lý và theo dõi. Hồ sơ đối tượng còn thiếu nhưng chậm bổ sung.

* Về cơ sở vật chất phục vụ công tác chi trả:

- Do đặc thù chi trả ở Việt Nam là bằng tiền mặt do đó vận chuyển tiền mặt đến từng địa điểm chi trả sao cho an toàn luôn được cơ quan BHXH các cấp quan tâm. Mỗi tỉnh được trang bị trung bình từ 3 đến 5 xe ôtô. Nếu sử dụng xe ôtô này để vận chuyển tiền thì không thể thực hiện được cùng một lúc tới các địa điểm chi trả. Kinh phí chi hoạt động của hệ thống còn hạn hẹp, vì vậy không thể thuê xe vận chuyển tiền chuyên dùng và cán bộ an ninh đi áp tải đến tất cả các điểm chi trả. Do đó đại diện chi trả hoặc cán bộ cơ quan BHXH đi chi trả trực tiếp phải dùng phương tiện cá nhân để vận chuyển. Mối lo mất tiền trong quá trình thực hiện chi trả vẫn có thể xảy ra.

Hiện nay, phương tiện cất giữ tiền mặt ở các đại lý chi trả là quá sơ sài, các đại lý chủ yếu sử dụng các hòm tôn để đựng tiền, trong ngày chi không hết lại mang về hà cất giữ. Do đó an toàn tiền mặt chưa được thực hiện triệt để vẫn còn một số đại lý chi trả ở phường, xã tiền chưa chi hết để lưu qua đêm tại đại lý xã rất nguy hiểm.

* Về lệ phí chi trả:

Mức lệ phí quy định như hiện nay còn quá thấp, chưa tương xứng với công sức mà họ bỏ ra phục vụ quá trình chi trả. ở một số điểm chi trả, đại lý chi trả phải bỏ tiền thuê phương tiện đi lại để nhận tiền từ cơ quan BHXH

huyện về nơi chi trả. Khoản thù lao ít ỏi này chưa đủ bù đắp hao mòn phương tiện đi lại, văn phòng phẩm cần thiết phục vụ công tác chi trả. ở một số điểm chi trả, đại lý chi trả phải bỏ tiền thuê phương tiện đi lại để nhận tiền từ cơ quan BHXH huyện về nơi chi trả. Điều đó phần nào giảm lòng nhiệt tình của đại lý đối với công tác chi trả BHXH.

* Về công tác hướng dẫn, kiểm tra.

Công tác hướng dẫn của cơ quan cấp trên còn chậm. Nhiều khi chính sách BHXH thay đổi đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đối tượng đã nắm bắt được sự thay đổi này nhưng trong ngành chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời để có cơ sở giải đáp, giải quyết thắc mắc của đối tượng.

Công tác kiểm tra chưa được thực hiện một cách thường xuyên, mới chỉ tiến hành ở việc nắm tình hình là chủ yếu chưa thật sự đi sâu, đi sát để kịp thời chấn chỉnh những tồn tại trong công tác chi trả. Nếu có phát hiện thì mới chỉ dừng ở mức nhắc nhở mà chưa có biện pháp khắc phục. Công tác kiểm tra, thanh tra mới tập trung giải quyết các vụ việc nổi cộm như đơn thư khiếu nại, tố cáo, chưa tập trung thời gian và chương trình cụ thể đi sâu xuống cơ sở để kiểm tra nắm bắt tình hình của đối tượng.

* Về chứng từ sổ sách, báo cáo quyết toán.

- Chứng từ sổ sách, biểu mẫu còn quá nhiều, chồng chéo, giữa các chỉ tiêu trong chứng từ, sổ sách và báo cáo không khớp nhau. Một số biểu mẫu quá phức tạp, khó áp dụng CNTT và không đáp ứng được yêu cầu quản lý gây mất thời gian lập báo cáo và tốn kém chi phí giấy, mực, công sức.

- Hiện tượng tẩy xoá trên danh sách chi trả, danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH vẫn còn. Tình trạng nộp báo cáo chậm, báo cáo còn nhiều sai sót vẫn xảy ra.

* Nguyên nhân của những tồn tại này chủ yếu là do:

Một là, chính sách BHXH chậm sửa đổi, bổ sung hoặc có bổ sung nhưng không phù hợp với tình hình thực tế gây bức xúc trong xã hội. Các văn bản hướng dẫn không đồng bộ, Nghị định của Chính phủ đã ban hành nhưng Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành chưa có nên chưa thể triển khai được chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước.

Hai là, trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ chưa cao. Năng lực quản lý của một số lãnh đạo cấp huyện còn hạn chế, thiếu tính linh hoạt.

Ba là, cơ quan BHXH chưa thường xuyên xuống các đơn vị sử dụng lao động để nắm chắc tình hình biến động của người lao động và quỹ tiền lương của các đơn vị và thực hiện đối chiếu thu - nộp BHXH. Chưa kiểm tra chi trả trợ cấp cho người lao động ủy quyền qua đơn vị để đôn đốc, nhắc nhở, kiến nghị với các cơ quan chức năng khi đơn vị chưa chấp hành đúng chính sách BHXH.

Bốn là, chậm áp dụng CNTT vào quản lý: đối tượng tham gia BHXH phải được cập nhật những thông tin về tình hình di chuyển, biến động về số lượng lao động của từng đơn vị sử dụng lao động và mức đóng góp của từng người lao động. Đó là một khối lượng công việc rất lớn, trong khi ngành BHXH chưa có công nghệ quản lý bằng kỹ thuật hiện đại, công tác quản lý chủ yếu hiện nay vẫn làm bằng thủ công.

Năm là, công tác giải quyết các chế độ, chính sách và chi BHXH còn nặng về thủ tục giấy tờ, nhiều nơi cán bộ giải quyết chính sách còn cứng nhắc không linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng. Cá biệt có một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức của ngành tha hoá biến chất lợi dụng công việc của mình để tiếp tay cho hành vi chiếm đoạt tiền trợ cấp BHXH để mưu lợi cá nhân, điển hình nhất là vụ trưởng phòng chính sách và trưởng phòng

bảo hiểm tự nguyện tỉnh Lào Cao lập một đường dây "chạy" hồ sơ BHXH cho hàng trăm đối tượng chính sách ở Lào Cai (chủ yếu là đối tượng mất sức lao động) chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.

Sáu là, các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động. Có doanh nghiệp thu của người lao động 5% nhưng không đóng 15% cho cơ quan BHXH. Vì không tham gia BHXH nên khi người lao động thuộc các doanh nghiệp này bị ốm đau, tai nạn lao động, nghỉ thai sản đã không được cơ quan BHXH chi trả các chế độ trợ cấp do đó làm ảnh hưởng đến đời sống của người lao động, sự thiệt thòi này thuộc về người lao động, nhưng trách nhiệm thuộc về chủ sử dụng lao động, Nhà nước và cơ quan BHXH. Từ đó gây mất lòng tin vào cơ quan BHXH và chính sách BHXH của Đảng, Nhà nước.

Bảy là, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh khiến các đơn vị chấp hành đúng chính sách BHXH. Mức phạt còn quá thấp (phạt 20 triệu đồng cho hành vi vi phạm nợ đọng BHXH) nên nhiều đơn vị sẵn sàng chấp nhận nộp phạt vài trăm triệu đồng để chiếm đoạt vài tỷ đồng tiền BHXH. Cơ quan BHXH là cơ quan quản lý và thực hiện chính sách BHXH nhưng không có thẩm quyền kiểm tra và xử phạt các đơn vị vi phạm chính sách BHXH.

Tóm lại, Hệ thống BHXH Việt Nam được thành lập, hoạt động BHXH được quản lý và bận hành theo cơ chế quản lý mới. Từ phân tích thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH ở tỉnh Thái Nguyên để đưa ra những nhận xét về kết quả đạt được cũng như tồn tại và chỉ ra nguyên nhân của tồn tại đó trong quản lý công tác chi trả BHXH. Những nhận xét, đánh giá trong chương trình này sẽ là cơ sở để đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quản lý công tác chi trả chế độ BHXH ở Việt Nam.

Chƣơng 3

NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)