5. Kết cấu của đề tài
3.3.5. Cân đối quỹ BHXH ổn định và lâu dài
Đê đảm bảo nguyên tắc chi trả kịp thời thì việc đảm bảo đủ nguồn kinh phí chi trả các chế độ BHXH là điều quan trọng. Sau 15 năm hoạt động, số lượng đối tượng thụ hưởng các chính sách BHXH tăng với tốc độ khá lớn. Số tiền chi trả cho các đối tượng cũng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong số thu BHXH về quỹ. Với tỷ trọng thu chi như hiện nay sẽ dẫn tới tình trạng nguồn thu chỉ đủ chi hàng năm và dần dần sẽ mất cân đối trong những năm tới. Các chuyên gia tài chính cho rằng nếu cứ cân đối quỹ BHXH theo phương pháp thu của người đang làm việc trả cho người về hưu thì với tốc độ điều chỉnh tăng chi BHXH gắn liền với tiền lương như hiện nay nếu không có những thay đổi về chế độ thu chi hợp lý cũng như các giải pháp đầu
tư,bảo toàn tăng trưởng quỹ có hiệu quả thì trong tương lai quỹ BHXH sẽ mất cân đối. Khi đó sẽ không còn tại một quỹ BHXH để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, NSNN lại tiếp tục bù lỗ và chi trả. Vì vậy ngoài những giải pháp quản lý công tác chi trả BHXH (sử dụng quỹ BHXH) còn phải tính các giải pháp bồi dưỡng nguồn thu cho quỹ BHXH.
3.3.5.1. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH
- Nắm chắc số lượng lao động, số đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn - Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện chính sách BHXH ở các doanh nghiệp, Nếu phát hiện sai sót cần phải có các biện pháp xử lý cứng rắn hơn như đề nghị các cấp có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh, truy tố trước pháp luật.
- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm làm cho người lao động và chủ sử dụng lao động ở mọi thành phần kinh tế hiểu rõ nghĩa vụ, quyền lợi khi tham gia BHXH.
- Để hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng nợ đọng BHXH, cơ quan BHXH các cấp cần cử cán bộ trực tiếp xuống từng doanh nghiệp để kiểm tra, đối chiếu thu nộp BHXH và truy thu tiền BHXH.
3.3.5.2. Đa dạng hoá các hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ
Trong năm qua, quỹ BHXH chủ yếu chỉ được dùng để cho NSNN, các ngân hàng thương mại vay hoặc mua công trái, trái phiếu, lãi đầu tư tài chính dùng để trích kinh phí quản lý bộ máy, trích quỹ đầu tư xây dựng cơ bản và trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi. Số còn lại được bổ sung vào quỹ BHXH nếu tính tỷ lệ trượt giá thi coi như quỹ BHXH mới chỉ được bảo toàn. Quỹ BHXH khi tham gia vào thị trường vốn phải đem lại hiệu quả kinh tế, phải có lãi nhưng phải đáp ứng yêu cầu "bảo toàn và tăng trưởng" vì vậy Quỹ rất cần có sự bảo trợ của Nhà nước. Ngoài những danh mục đầu tư theo chỉ định của
Chính phủ, Nhà nước cần cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quyền xem xét, lựa chọn thêm những dự án đầu tu thích hợp.
- Cần phải đa dạng hoá các loại hình đầu tư và công cụ đầu tư. Bên cạnh các hoạt động đầu tư đã có, đề nghị Chính phủ cho quỹ BHXH được đầu tư vào các dự án lớn có tầm chiến lược quốc gia theo định mức liên doanh, góp cổ phần vào các ngành khai thác, chế biến dầu khí, điện tử viễn thông, các khu công nghiệp cao, sự nghiệp xã hội ... đây là những ngành đầu tư có lãi và khả năng rút vốn thuận lợi khi cần thiết.
- Cho Chính phủ vay kinh doanh bất động sản, tham gia tái Bảo hiểm với các công ty bảo hiểm thương mại. Muốn vậy trong hệ thống BHXH Việt Nam phải có phòng (ban) riêng bao gồm các chuyên gia về tài chính nhằm thực hiện hoạt động này.