5. Kết cấu của đề tài
1.2.1. Khái niệm về chế độ BHXH
Chế độ BHXH là sự cụ thể hoá chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ thể và chi tiết được pháp luật hoá về đối tượng hưởng, điều kiện để hưởng, mức hưởng, thời hạn hưởng BHXH, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng trường hợp cụ thể phù hợp với quy luật khách quan của xã hội và phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của quốc gia.
Chế độ BHXH thường được biểu hiện dưới dạng các văn bản pháp luật như Luật, Nghị định, Điều lệ, các thông tư... Tuy nhiên dù có cụ thể hoá đến đâu thì các chế độ BHXH cũng khó có thể bao hàm được đầy đủ mỗi chế độ thường nắm vững những vấn đề mang tính cốt lõi của chính sách BHXH, để đảm bảo tính đúng đắn và nhất quán trong toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH.
Các chế độ BHXH có tính pháp lý cao nhưng để thực thi được phải đặt trong tổng thể hệ thống BHXH. Hệ thống BHXH được hiểu là những nhận thức, những quan điểm về BHXH, phương thức tiếp cận và phương thức xây dựng các chế độ BHXH. Thông qua hệ thống BHXH có thể đánh giá được trình độ quản lý, sức mạnh kinh tế và tính ưu việt của một thể chế. Trong hệ thống BHXH, các chế độ BHXH giữ vai trò trung tâm. Mọi hoạt động của hệ thống BHXH phải xoay quanh các hệ thống BHXH.
Hệ thống các chế độ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Các chế độ được xây dựng theo pháp luật mỗi nước, định kỳ các chế độ BHXH cần phải được hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước.
- Hệ thống các chế độ mang tính chất chia sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính. Khi tham gia BHXH, nếu người lao động không may gặp rủi ro, ốm đau, bệnh tật... sẽ được hưởng trợ cấp BHXH theo các chế độ. Như vậy, có người lao động gặp rủi ro, mắc bệnh hiểm nghèo... sẽ được hưởng. Có người sẽ không gặp rủi ro không mắc bệnh hiểm nghèo, không hưởng. Trong khi đó, đã tham gia BHXH thì đều phải đóng góp vào quỹ BHXH, do đó người lao động tham gia BHXH không gặp rủi ro đã giúp đỡ người gặp rủi ro thông qua quỹ BHXH chi trả các chế độ BHXH.
- Khi chi trả các chế độ thường căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp của các bên tham gia BHXH, nếu đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít và phần lớn các chế độ chi trả định kỳ. Chẳng hạn ở Việt Nam, chế độ hưu trí, được chi trả định kỳ hàng tháng, mức trợ cấp hưu trí hàng tháng được tính dựa trên số năm đóng BHXH và mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
- Việc chi trả và thanh quyết toán các chế độ BHXH thường được thực hiện bằng tiền mặt, có thể chi trả trực tiếp, có thể chi trả gián tiết tuỳ thuộc vào điều kiện của ngành BHXH.
- Chi trả BHXH là quyền lợi của mỗi chế độ BHXH và mức chi trả còn phụ thuộc vào quỹ BHXH. Nếu quỹ được đầu tư có hiệu quả và an toàn thì mức chi trả sẽ cao và ổn định.